Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Converter Lan Hương next version ...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
    Anh thợ điện trước khi leo lên cột sờ vào dây điện cao thế, theo quy trình an toàn bắt buộc phải nối đất đường dây trước. Còn nếu điện hạ thế thì khó lòng mà giật chết người trên cột lắm. Thợ điện của EVN làm điện sống là chuyện bình thường.

    Anh Green age cứ an tâm phát điện lên lưới, nếu cái inverter 50 KVA anh mua của chị Lan Hương phát lên đường dây cao thế đang ngắn mạch mà vẫn không bùm bùm.
    Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
    Thợ điện của EVN làm điện sống là chuyện bình thường và bị điện giật chết khi làm điện sống cũng là chuyện bình thường.

    Dù là điện hạ thế hay cao thế.

    Điện không "bà con" với ai cả, và chắc chăn nó cũng sẳn sàng "nhai" cả thợ thầy EVN khi nó ... muốn. Eo !!!

    Lan Hương.
    Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
    Hi hi, trêu anh PtoAnel một tí:

    1/. Nếu điện nhà anh bị mất, anh gọi điện thoại cho điện lực Thủ Đức đến sửa, họ có cắt điện của cả 1 đường dây cấp điện cho 1 khu lớn trong quận Thủ Đức, để chỉ sửa cái cầu chì trên trụ của nhà anh không?

    2/. Khi mất điện cả đường dây, tất cả các hộ trên cùng đường dây đó có tự động cắt cầu dao, để chờ đến lúc có điện lại mới đóng lên không?

    3/. Một đường dây hạ thế thường được cấp điện từ bộ biến áp 250 KVA. Vậy tải của nó có phải là một vài nhà không?

    Vấn đề quan trong: Nếu anh đã chính thức bán điện cho EVN, thì việc đóng cắt cầu dao từ máy phát của anh ra lưới sẽ không còn thuộc quyền quản lý của anh nữa. Mọi thao tác đều phải theo lệnh của điều độ. Máy lớn, điều độ quốc gia. Máy nhỏ, điều độ miền. Máy nhỏ hơn nữa, điều độ của điện lực địa phương. Lớn và nhỏ là bao nhiêu, nhóc không nhớ.
    Theo quy phạm an toàn điện, khi làm việc trên đường dây trung thế trở lên (6kV) người ta phải có phiếu công tác (được ít nhất là phó giám đốc kỹ thuật của Điện lực duyệt). Trong đó ghi rõ: thời gian đóng, trả điện, lộ cắt điện, nhiệm vụ thực thi, các biện pháp an toàn.
    Trên lưới 6kV trở lên, người ta phải tiếp điạ trước và sau 1 khoảng cột ở vị trí công tác.
    Trên lưới hạ thế thì phải có tiếp địa xà (nhưng bây giờ không thấy xà vì đi cáp vặn xoắn nhiều)
    Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện đúng. Các trường hợp bị điện giật hầu hết là do không thực hiện đúng quy phạm. Ví dụ điển hình:
    1. Trả điện sớm hơn thời điểm cho phép do đọc nhầm phiếu công tác (ít phổ biến)
    2. Cắt nhầm lộ do đọc nhầm phiếu công tác (điện lực Hà Nam cách đây 3 tháng)
    3. Không tiếp địa 2 đầu vị trí công tác hoặc tiếp địa không đúng quy định (rất phổ biến)
    4. Thao tác sai trên lộ kép dẫn đến phóng điện (điện lực Thanh Hoá cách đây 5 tháng)
    5. Thao tác không đúng vị trí quy định (110 Gang Thép cách đây 2 năm - anh kỹ sư đó mở tủ 6kV trong khi đang làm việc ở tủ 10kV)
    .......

    Comment


    • #92
      Đi xa quá rồi.

      Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
      Hi hi, trêu anh PtoAnel một tí:

      1/. Nếu điện nhà anh bị mất, anh gọi điện thoại cho điện lực Thủ Đức đến sửa, họ có cắt điện của cả 1 đường dây cấp điện cho 1 khu lớn trong quận Thủ Đức, để chỉ sửa cái cầu chì trên trụ của nhà anh không?

      2/. Khi mất điện cả đường dây, tất cả các hộ trên cùng đường dây đó có tự động cắt cầu dao, để chờ đến lúc có điện lại mới đóng lên không?

      3/. Một đường dây hạ thế thường được cấp điện từ bộ biến áp 250 KVA. Vậy tải của nó có phải là một vài nhà không?

      Vấn đề quan trong: Nếu anh đã chính thức bán điện cho EVN, thì việc đóng cắt cầu dao từ máy phát của anh ra lưới sẽ không còn thuộc quyền quản lý của anh nữa. Mọi thao tác đều phải theo lệnh của điều độ. Máy lớn, điều độ quốc gia. Máy nhỏ, điều độ miền. Máy nhỏ hơn nữa, điều độ của điện lực địa phương. Lớn và nhỏ là bao nhiêu, nhóc không nhớ.
      Nói như thế thì cũng là nói lấy vui thôi, chứ ngay kỹ thuật thiết bị hoà pha đã không cho phép đóng điện lên lưới khi mất điện hay cắt điện.

      Nguyên văn bởi lanhuong
      Nếu không có hành động cố tình đó (cố tình đóng điện - Hightech) thì khi mất điện lưới --> thiết bị hoà pha nhận chỉ tiêu hoà pha = 0 --> tự động ngắt điện ra đường truyền tải. Muốn phát điện lên lưới lúc mất hoà pha (mất một trong 3 pha điện lưới) cũng không được nữa kia.

      Vì vậy mà bộ hoà pha được niêm phong ... cứng ngắc bởi năm ba dầu niêm của các bên đôí tác và kiểm định.
      Việc chỉ phát điện hoà pha, ngoài yêu cầu kỹ thuật của ngành điện thì việc tự ngắt điện đó xuất phát từ việc bảo vệ cả hai bên bán điện (Green) và bên mua điện (EVN). Bên bán thì bảo đảm thiết bị của mình không bị quá tải (dù converter nào cũng có hệ thống bảo vệ quá tải rất hiệu quả), còn bên mua thì bảo vệ lưới truyền tải + an toàn bảo dưỡng + an toàn khách hàng. Ví dụ như lúc có hoả hoạn, EVN cúp điện khu vực đó mà converter vẫn cứ phát điện lên lưới khu vực (lúc bấy giờ xem như một hệ độc lập) thì nguy hiểm sẽ như thế nào đối với lực lượng phòng cháy + chữa cháy và các đối tượng liên quan ?

      Vì vậy bàn như thế là ... sai đường lối chủ trương (ha ha) vì nó không thể xảy ra đâu các bạn ơi.

      Tốt nhất là quay lại với đề tài của luồng.

      Comment


      • #93
        To thucbao

        Mình hỏi bạn tý nhé sơ đồ 200W mà bạn gửi cho mình phần mạch in sai chổ nào mà đối chiếu với sơ đồ nguyên lý thì thấy lệch nhau bạn ạ nhất là phần dao động đó.
        Cảm ơn bạn nhiều
        Attached Files

        Comment


        • #94
          Lạy hồn, đã bảo là thảo luận cho đúng chủ đề của luồng này chút đi, còn việc bán điện, đồng bộ pha, đưa điện lên lưới như thế nào... thuộc về phần điện công nghiệp. Ở đây (Web này) các bạn thảo luận về điện tử, cụ thể luồng này thảo luận về converter), có rất nhiều người đang theo học hỏi cụ thể về luồng này là "cố gắng" lắp được một cái inverter sin chuẩn thành công để học hỏi thêm kiến thức về nhiều mảng như cách kic fet, quấn BAX(cao tần), dùng khi mất điện... vân vân nhiều quá nói không hết


          Đúng không các bạn

          Comment


          • #95
            lâu lâu mới vào mà vẫn thấy bà của mình không ai thảo luận nữa a`, mình thấy trông luồng của LH này co bài dung TL494 và co cái PCB bên trên vào trong hòm thư chung cua diễn đàng thì đâu có thấy LH up đâu toàn ver cũ (không biết mach dung 4017 kết hợp với tl494 là ver bao nhiêu nữa). Chị LH gửi cho em một mach để em học hỏi thêm, cả PCB nữa càng tốt thank thật to... mail của em lekhanhthinh@gmail.com hoặc lekhanhthinh@yahoo.com.vn
            mong tin chị

            Comment


            • #96
              cho hỏi câu này hơi ngoài luồng chút fet công suất 3205 (110A 55V) các đại ca mua ở đâu (em ở HN) ss->Sory Spam

              Comment


              • #97
                chị LH oi em mói vào diễn d ah.em dang tiem mạch nghịch lưu 1 pha thi thay cai này của chi rat la hay.em đang làm mạch nâng áp 48vdc từ acquy ra 400vac 50hz.dòng cở 4A là dược.nhưng khi em gắn tải vào là nó bị sụt áp.cứ 100w la sụt di 10v AC.em dung mạch giao động 50hz suất thẳng ra fet luôn.IRFP260.chi cho em hỏi thử cách của em làm có đúng không và có cách nào để ổn áp điện áp ra không chị.chị dùng cầu fet ở ngõ ra ngoài tác dụng cho ra tần số 50hz thì còn tác dụng gì khong chị.xin chị chỉ giùm em với.
                em làm bộ này mụch đích dùng để chạy cho biến tần ở tần số thấp cở 5hz

                Comment


                • #98
                  chị lh cho em hỏi tí nha.cái cầu fet còn có tác dụng ổn áp nữa phải không chị.em tháy điện áp của chị lên đến 310v DC.còn áp ra phụ tải chỉ còn 220v thôi.theo em nghĩ thì khi chị gắn tải vào thì điện áp 310v đó se bị giảm suóng do hiệu xuất của khâu nghịch lưu

                  Comment


                  • #99
                    Nguyên văn bởi Green_Age Xem bài viết
                    Để không loãng luồng này xin mách các bạn lười DIY một mạch ...SIN & MISERY inverter ...hãy xem dạng sóng dự kiến là biết ngay thôi!
                    hihi cái mạch này tháy quen quẹn ma co cải tién thêm con 4001.nhung chưa có khâu cách ly rất giể để đóng học phí cao.khi chết một trong hai con fet thi đi luôn ca boar

                    Comment


                    • chi la huong a.em biet chi lam nhieu ve cac thiet bị điệ tử.chị có thể giúp em làm mạch chuyển đổi điện ap 1 chieu 12V sang điện xoachieeu220V không.nho chi giup em voi

                      Comment


                      • Chào chị lanhuong.em đang cần datasheep của con SM0038 mà ko thể tìm thấy.chị có thể giúp em được không.mail của em là thien918@yahoo.com
                        cảm ơn chị nhiều nhé

                        Comment


                        • Đi đâu hết roài!Kô có ai típ tục nữa sao?
                          To:Lanhuong
                          Mình rất khâm phục về trình độ của bạn.Rất hy vọng bạn có thể post típ các version sau để mọi người cùng thảo luận và cho mọi người có nhìu lựa chọn hơn khi muốn lắp mạch invertor này(vì còn tuỳ vào nhu cầu sử dụng và tuỳ vào ĐK kinh tế nữa mà).

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                            .
                            1/. Các dạng converter trên thị trường hầu hết là theo chế độ xung vuông hay "méo méo" để giả sin. Phương thức tạo ra điện áp 220VAC từ 12VDC của battery đều dùng DC-DC --> DC-AC.

                            2/. Các converter dạng "không sin" đều khó lòng sử dụng cho tải cảm. Miễn cưỡng mà dùng thì đều đưa đến các hậu quả hỏng thiết bị + hỏng converter + hao nguồn (hiệu suất thấp với tải cảm).

                            3/. Cho đến hiện nay, Lan Hương chỉ thấy có hai phương thức biến đổi DC-AC tạo điện áp hình sin thật sự có hiệu quả. Đó là :

                            3a/. Biến đổi theo mức điện áp :
                            Sau DC-DC là DC-DC theo các mức điện áp phỏng sin. Phương pháp này có thể cho công suất rất lớn và hiệu quả rất cao.

                            3b/. Biến đổi theo chế độ điều rộng xung (PWM).


                            3b1/. DC-DC theo chế độ PWM (phỏng theo điện áp hình sin 50 HZ). DC-AC đồng bộ với DC-DC cấp luân phiên theo pha để tái tạo điện áp hình sin 220 VAC.

                            3b2/. Sau DC-DC là chạy PWM luân phiên đảo pha mô phỏng điện áp 220VAC/ 50Hz hình sin.

                            Dưới đây là hình mô tả giải thuật điện áp của hai phương pháp nói trên.



                            Chưa có cách biến đổi DC-AC hình sin nào mới hơn. Lĩnh vực này còn đang rộng mở và cần các phát minh sáng tạo.

                            Thân ái.

                            Lan Hương.
                            Chào LH,
                            Mình dùng phương pháp PWM : đầu tiên biến đổi DC-DC ra áp 310VDC sau đó dùng cầu H và lọc LC để ra sine.
                            Không hiểu sao khi chạy cầu H và cuôn L rất nóng cả khi không tải lẫn có tải, giá trị L khoảng 100uH và C là 10uF.

                            Comment


                            • Hiện em đang thực hiện 1 mạh nghịch lưu dựa theo ý tưởng của chị Lan Hương và các anh chi trong diễn đàn. Còn vài vấn đề em còn thắc mắc trong mạch nghịch lưu 12V DC-220AC. Em muốn nhờ các anh chị giúp em với:
                              - Bộ nghịch lưu của em theo thiết kế sẽ cung cấp Pmax=1k, làm việc với các loại tải thông thường(trở, cảm) theo ý tưởng điều biến đa bậc ở phần DC-DC phía thứ cấp biến áp xung.Như vậy thì biến áp xung phải làm việc với tần số cao(trên 20khz) và phải có nhiệm vụ tải toàn bộ công suất cho tải. Tính toán sơ bộ thì phải quấn BAX sao cho nâng được xung từ 12V lên 310V(đỉnh của áp sine 220V). Nhưng xung vào thứ cấp BAX có Duty=50% thì liệu áp ra của thứ cấp sau khi lọc bằng tụ còn được đỉnh là 310V hay không?
                              - Thứ 2, em cần tìm 1 chuyển mạch công suất ở tẩn số cao(trên 20khz), điên áp không cần cao(trên 12V), nhưng dòng làm việc phải lớn(trên 100A). Bác nào biết con nào đáp ứng được các yêu cầu trên thì chỉ giúp em với(cả nơi bán nó nữa, em đang ở Hà Nội)
                              - Thứ 3, các van em dùng trong mạch cầu nghịch lưu cần đáp ứng được 3 mức điên áp 310, 200,100V, với dòng chừng 15A. Nhờ các bác tư vấn cho em dùng con nào, mua ở đâu với giá rẻ nhất mà vẫn đáp ứng đước yêu cầu chất lượng
                              À quên, các loại van trên em cần dùng loại điều khiển hoàn toàn(phát xung điều khiển đóng mở van được)
                              - em đã vào chợ giời và lên cửa hàng trên hàn Thuyên nhưng không có linh kiện em cần(thực ra là có nhưng đắt khiếp, sơ sơ thì giá linh kiện của em lên khoảng 400k....hic)

                              Em mong sớm nhận được sự tư vấn của các bác để em bắt tay vào thực hiên ý tưởng của mình.Cám ơn mọi người rất nhiều
                              mail của em là nguyentuhoa1987@gmail.com
                              Last edited by huubach; 01-08-2009, 12:47.

                              Comment


                              • Mà em vào mail của diễn đàn chỉ thấy Schematic va PCB của V2 thôi. còn các V khác không thấy. Chỉ lan Hương có thể gửi cho em Schematic và PCB của các V Converter mà chị đã thực hiện không. Em muốn có nguồn tham khảo vì trong mạch của em, em định tích hợp hết phần driver và các phần bảo vệ, tạo xung vào 1 MCU.
                                Mong hồi âm của chị Lan Hương!
                                email: nguyentuhoa1987@gmail.com

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X