Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tự chế LED "bấp"

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Mà có LED cháy ở chế độ ngắn mạch sao, có ai chứng minh được điều này ko, nguyên nhân cụ thể thế nào mà 2 bản cực nằm riêng lại ngắn mạch. Hay có cách nào thực nghiệm thử để làm con LED cháy ở chế độ ngắn mạch này thì chỉ em làm thử..

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
      @duong_act: Bạn nghĩ sao khi lắp bóng đèn 200W ở nơi chỉ cần 40W, và còn vấn về tiền bóng đèn?

      PT.
      2 dãy bóng đâu đến được 200W đâu.Đúng là tiền bóng rất đắt nhưng theo có bác nói là về độ bền cao và hao phí nhỏ thì thế cũng được mà.

      Comment


      • #48
        À mà tôi nghĩ thế này : 2 dãy bóng mắc ngược chiều nhau thì có thể dùng tụ thay cho điện trở công suất để giảm dòng mà tỏa nhiệt rất ít.
        Attached Files

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
          Cái câu cuối áh, ví dụ như LED chết ở trạng thái hở mạch, mạch còn 0.8A, vậy mạch chỉ lấy 0.8A từ nguồn chứ, sao lại toàn bộ dòng 1A sẽ dồn vào các LED còn lại. Không phải đặt U vào R mới sinh ra I sao.?
          Vậy nếu trong mạch điện nhà, giả sử dòng mà nhà đèn cấp là 3A, nếu đồ dùng trong nhà chỉ xài mỗi cái đèn neon. Không lẽ dòng 3A đó sẽ đốt luôn cái đèn neon àh. Theo mình thì ý kiến này chưa thoả mãn ý mình.

          Nếu mắc 1 nhánh, gồm 2 con LED nối tiếp, và nối tiếp luôn với 1 con R 220ohm. Rồi mắc thành 17 nhánh song song, tiêu thụ nguồn 5 volt, dòng khoảng vài trăm mA. Bác phân tích giúp, mạch em điểm yếu ở chỗ nào. Xài LED cùi thôi, chưa cần xịn (200đ/em). Đúng ra là dùng 20 nhánh song song đấy bác.

          Vẫn không hiểu tại sao mắc song song thì hiệu quả lại thấp, chả phải mạng nhà cũng mắc song song đó sao. Mới tập tành học điện thôi, mong mấy bác hướng dẫn tận tình giúp..
          Đặc tính của LED khác so với các loại thiết bị khác, bác à. Cùng là 1 loại led, nhưng đặc tính các con led khác nhau nhiều, do đó khi mắc song song, có con led dùng nhiều điện, có con lại tiêu thụ rất ít, độ sáng không đồng đều nhau lắm. Lấy 1 ví dụ nhé, nếu bác lấy 1 con trở, mắc nối tiếp với 1 dàn led gồm những bóng led mắc song song với nhau và mắc vào điện áp 5V. Giả sử điện áp rơi trên con trở là 3V, và còn lại rơi trên các cực bóng led là 2V. Khi một dàn led cháy, điện trở dàn led sẽ tăng lên, điện áp rơi trên dàn led cũng do đó mà tăng lên, hệ quả sẽ có thêm một chú led nữa ra đi ( chú led nào có thông số kém...) rồi đến 1 chú nữa...cứ thế.....
          Vậy sự khác nhau ở dàn led mắc song song này với các thiết bị trong nhà cũng mắc song song ấy như thế nào. Vấn đề là ở con trở mắc nối tiếp với dàn led đấy. Chỉ khi bác có một nguồn có điện áp cỡ 2V và mắc các con led song song với nhau và đấu vào nguồn điện này,bỏ qua con trở...
          Khi mắc dàn led vào nguồn điện cao hơn ( 220V, 3V, 12V...) luôn luôn có con trở kia ( hoặc tụ ) để hạn dòng...
          Em hiểu thế không biết có đúng không, các bác cho ý kiến.

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
            À mà tôi nghĩ thế này : 2 dãy bóng mắc ngược chiều nhau thì có thể dùng tụ thay cho điện trở công suất để giảm dòng mà tỏa nhiệt rất ít.
            Em cũng từng làm như của bác, hệ quả là dàn led tèo ngay sau vài lần cắm vào mạng điện (có nghĩa là dàn led sẽ chết tức thì ngay khi bác cắm mạch vào mạng điện 220v). Cần phải cải tiến thêm bác à, ít nhất là phải có thêm điện trở phụ mắc nối tiếp với mạch.

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
              Mà có LED cháy ở chế độ ngắn mạch sao, có ai chứng minh được điều này ko, nguyên nhân cụ thể thế nào mà 2 bản cực nằm riêng lại ngắn mạch. Hay có cách nào thực nghiệm thử để làm con LED cháy ở chế độ ngắn mạch này thì chỉ em làm thử..
              2 bản cực nằm riêng không nối điện với nhau thì bóng led sáng bằng niềm tin à? Còn tại sao lại ngắn mạch, kinh nghiệm vậy thôi, tất nhiên cũng có trường hợp hở mạch ( cháy tan tành ...) ka ka...

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi mrcuongcon Xem bài viết
                Em cũng từng làm như của bác, hệ quả là dàn led tèo ngay sau vài lần cắm vào mạng điện (có nghĩa là dàn led sẽ chết tức thì ngay khi bác cắm mạch vào mạng điện 220v). Cần phải cải tiến thêm bác à, ít nhất là phải có thêm điện trở phụ mắc nối tiếp với mạch.
                Chắc bác lại dùng tụ hóa chứ gì.Mà không phải tụ trị số bao nhiêu cũng được đâu nhé.

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                  Chắc bác lại dùng tụ hóa chứ gì.Mà không phải tụ trị số bao nhiêu cũng được đâu nhé.
                  Ừm, tụ hóa thì nổ ngay chứ, Em dùng tụ không phân cực, và tât nhiên là không phải tụ nào cũng được... Vấn đề là nếu cắm điện, rồi nhổ mạch ra, cắm điện, vài lần thì mới teo, cũng chưa hiểu nguyên nhân thế nào nữa.

                  Comment


                  • #54
                    Lúc đầu tụ chưa nạp điện .Khi cắm vào 220 nó có dung kháng ban đầu bằng 0 ôm.

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi mrcuongcon Xem bài viết
                      Đặc tính của LED khác so với các loại thiết bị khác, bác à. Cùng là 1 loại led, nhưng đặc tính các con led khác nhau nhiều, do đó khi mắc song song, có con led dùng nhiều điện, có con lại tiêu thụ rất ít, độ sáng không đồng đều nhau lắm. Lấy 1 ví dụ nhé, nếu bác lấy 1 con trở, mắc nối tiếp với 1 dàn led gồm những bóng led mắc song song với nhau và mắc vào điện áp 5V. Giả sử điện áp rơi trên con trở là 3V, và còn lại rơi trên các cực bóng led là 2V. Khi một dàn led cháy, điện trở dàn led sẽ tăng lên, điện áp rơi trên dàn led cũng do đó mà tăng lên, hệ quả sẽ có thêm một chú led nữa ra đi ( chú led nào có thông số kém...) rồi đến 1 chú nữa...cứ thế.....
                      Vậy sự khác nhau ở dàn led mắc song song này với các thiết bị trong nhà cũng mắc song song ấy như thế nào. Vấn đề là ở con trở mắc nối tiếp với dàn led đấy. Chỉ khi bác có một nguồn có điện áp cỡ 2V và mắc các con led song song với nhau và đấu vào nguồn điện này,bỏ qua con trở...
                      Khi mắc dàn led vào nguồn điện cao hơn ( 220V, 3V, 12V...) luôn luôn có con trở kia ( hoặc tụ ) để hạn dòng...
                      Em hiểu thế không biết có đúng không, các bác cho ý kiến.
                      Không hiểu về Led chết ở chế độ ngắn mạch.?
                      Theo quan sát và mò mẫm thì ở giữa 2 bản cực của Led có 1 khoảng trống, đoán là chân không, khi có áp đặt lên Led, dòng vào Anod sẽ làm các e bứt ra và chạy trong chân không đến gặp Kathod, khi bứt ra khỏi Anod, nó sẽ phát ra một năng lượng đủ lớn để phát sáng.
                      Vậy nếu có trường hợp ngắn mạch xảy ra thì 2 bản cực này phải chạm nhau, trừ khi chúng nóng chảy và lấp đầy khoảng chân không đó. Nếu có trường hợp này xảy ra thì thực tế nó xảy ra thế nào.? Không lẽ các electron bứt ra nhiều quá, chật chỗ, nóng trong người, không tìm được Dr.Thanh,--> cháy

                      Không hiểu về cách mắc Led song song
                      Thứ nhất, xin khẳng định lại là mắc song song, nếu cấp đủ dòng đủ áp thì okie. Thứ hai là mình ko mắc mạch kiểu như cậu ví dụ, mà mỗi nhánh là một con R hạn dòng.
                      Bàn về ví dụ của cậu đưa ra (không rõ, hoặc dùng từ không chính xác). Một nhánh Led cháy chứ ko phải 1 dãy Led cháy, cháy 1 dãy thì ko còn gì để nói.
                      Theo ví dụ trên, nếu 1 nhánh Led cháy, trên mạch sẽ mất đi 1 nhánh, tổng trở của Led sẽ tăng, dẫn đến tổng trở toàn mạch tăng, U không đổi, hiển nhiên I tăng. Tăng đến lúc nào đó thì die toàn mạch là chuyện bình thường.

                      Quay lại cái mạch mà mình đề xuất.(có hình bên dưới)
                      Mạch này dùng nguồn 5v, 500mA. Nhờ các bác phân tích dùm.
                      Đây em chỉ xin phân tích thử vài trường hợp.
                      Led trắng R = 100ohm, vậy mỗi nhánh là (100 + 100 + 50 = 250 ohm). Áp là 5 volt, => dòng mỗi nhánh bằng 5/250 = 20mA, 20 nhánh thì dòng tổng là 400 mA

                      1) Nếu bất kỳ 1 con Led nào cháy ở chế độ ngắn mạch, xem như toàn nhánh đó bị cháy (chỉ mất một con R và 1 Led). Không biết R khi cháy (do quá công suất) có bị ngắn mạch nữa không đây.
                      + Nếu có, cháy nguồn
                      + Nếu không, chỉ là mất đi 1 nhánh, còn lại 19 nhánh, áp ko đổi, => vấn đề ở phía dưới.

                      2) Nếu bất kỳ 1 con Led nào cháy ở chế độ hở mạch, thì cũng xem như mất 1 nhánh, và vẫn còn 1 con Led dùng được + 1 em R.

                      Vấn đề đặt ra
                      Giả sử cháy mất 10 nhánh (hở mạch) còn 10 nhánh, ba trường hợp xảy ra như sau:
                      + TH1: Áp 5V không đổi, tổng trở tăng thành 25 Ohm, theo U=IR, R tăng => I giảm, các nhánh còn lại sẽ sáng mờ. => Vậy nếu cháy hết còn đúng 1 nhánh thì Led sẽ mờ tịt àh, vô lý.

                      + TH2: tính theo yêu cầu, U mỗi nhánh bằng nhau, R mỗi nhánh bằng nhau và bằng 250 ohm, vậy I mỗi nhánh là 20 mA, tổng số nhánh là 10, => mạch cần 10x20 = 200mA, và sẽ lấy 200mA từ nguồn. Nếu trường hợp này đúng thì mạch này tốt

                      + TH3: tương tự như TH2, dòng cần thiết là 200mA, nhưng nguồn này có dòng là 500mA, vậy dòng này sẽ chia ra và đập chết từng nhánh một, chết theo dây chuyền. Nếu trường hợp này đúng thì phản định luật Ohm I = U/R, dòng I chỉ sinh ra khi đặt áp trên tải.
                      Trích bởi VDC
                      Giả sử LED chết là hở mạch,toàn bộ dòng 1A sẽ dồn vào các led còn lại --->không sớm thì muộn nó cũng die
                      => Có chuyện này sao.?


                      Nếu theo các bác làm một mạch Led nối tiếp, chết 1 con hở mạch không phải là tắt hết sao, mình nghĩ làm nối tiếp không có ưu điểm bằng song song.

                      =====
                      Theo mình thì làm một mạch Led chiếu sáng, quan trọng là thiết kế ra mạch Led chạy ổn định chứ không phải bộ nguồn.


                      Bài trên có gì thiếu sót kính mong mấy bác chỉ dạy tận tình cho đàn em nó học hỏi..
                      Attached Files

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi mrcuongcon Xem bài viết
                        Em cũng từng làm như của bác, hệ quả là dàn led tèo ngay sau vài lần cắm vào mạng điện (có nghĩa là dàn led sẽ chết tức thì ngay khi bác cắm mạch vào mạng điện 220v). Cần phải cải tiến thêm bác à, ít nhất là phải có thêm điện trở phụ mắc nối tiếp với mạch.
                        Nguyên văn bởi mrcuongcon Xem bài viết
                        Ừm, tụ hóa thì nổ ngay chứ, Em dùng tụ không phân cực, và tât nhiên là không phải tụ nào cũng được... Vấn đề là nếu cắm điện, rồi nhổ mạch ra, cắm điện, vài lần thì mới teo, cũng chưa hiểu nguyên nhân thế nào nữa.
                        Do tụ bạn mắc trong mạch xoay chiều, khi bạn rút ra đúng thời điểm góc pha 90° áp đạt max trên tụ. Nếu bạn cắm vào, tình cờ góc pha vào thời điểm 270°. Hai áp này sẽ khiến cho dòng qua LED tăng đột ngột nhiều lần vì xung áp (nhất là khi không có trở nối tiếp hạn dòng). Để hạn chế việc này và cũng là để an toàn cho thao tác sửa chữa sau này, cần phải mắc con trở tầm 100K song song với tụ "hạ áp" này.

                        PT.
                        Núi cao bởi có đất bồi
                        Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                        Muôn dòng sông đổ biển sâu
                        Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                        Comment


                        • #57
                          ????????
                          máy bác nói kháng khong co thti nao ca
                          sao không post 1 cáio do hoan thien len xem
                          them giaithich cụ thể nửa chả hay hơn sao
                          như mạch mắc 50 led sao không có hình
                          và cả công thức tính r han dòng nửa thì hay hơn
                          vd khi so led tăng thì làm sao con r nó đáp ứng dủ lượng điện cần thiết cho tát cả các led sáng ở mức max được(3v/1led)

                          Comment


                          • #58
                            các bác cho em hỏi ? Tại sao mình phải mắc một con điện trở nối tiếp với đèn nêon vậy? Xin cảm ơn mọi người!!!!!!

                            Comment


                            • #59
                              bất cứ thứ gì mắc nối tiếp với điện trở thì là để hạn dòng chứ cò gì nữa

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi thuannhat Xem bài viết
                                bất cứ thứ gì mắc nối tiếp với điện trở thì là để hạn dòng chứ cò gì nữa
                                chứ khi mắc nối tiếp R,L,C thì nó có hạn dòng đâu, nó tạo mạch cộng hưởng mà.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                voduychau Tìm hiểu thêm về voduychau

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X