Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sáng tạo : Ampli 4Kw lớp D.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Một mạch điều biến độ rộng xung phải dựa trên một nền tảng DC vững chắc. Nếu không có nền tảng DC đó, thì thay đổi độ rộng xung bao nhiêu thì điện thế trung bình đầu ra cũng =0.

    Cụ thể, là chị cho tín hiệu điều biến xung qua một biến áp xung. Biến áp xung này chặn cái nền vDC của tín hiệu. Như vậy, tín hiệu ra của thứ cấp biến áp sẽ mất nền tảng DC. Khi đó trong 2 phần của xung (phần dương và phần âm), phần nào có độ rộng nhỏ hơn sẽ có biên độ cao hơn. Cuối cùng thì tổng diện tích phần rộng và phần hẹp vẫn luôn bằng nhau. Lọc bỏ tần số cao đi thì điện áp ra luôn luôn bằng 0. Vì thế mạch không hoạt động được.
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
      Một mạch điều biến độ rộng xung phải dựa trên một nền tảng DC vững chắc. Nếu không có nền tảng DC đó, thì thay đổi độ rộng xung bao nhiêu thì điện thế trung bình đầu ra cũng =0.

      Cụ thể, là chị cho tín hiệu điều biến xung qua một biến áp xung. Biến áp xung này chặn cái nền vDC của tín hiệu. Như vậy, tín hiệu ra của thứ cấp biến áp sẽ mất nền tảng DC. Khi đó trong 2 phần của xung (phần dương và phần âm), phần nào có độ rộng nhỏ hơn sẽ có biên độ cao hơn. Cuối cùng thì tổng diện tích phần rộng và phần hẹp vẫn luôn bằng nhau. Lọc bỏ tần số cao đi thì điện áp ra luôn luôn bằng 0. Vì thế mạch không hoạt động được.
      Chị Cô Nhóc ơi muốn không bị như vậy phaỉ làm hai machj, một cái đánh nưã dương một cái đánh nưã âm? xong rồi nắn điện như ta tách sóng phaỉ hem?
      Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

      Comment


      • #33
        Chị Lan Hương ơi em nóng ruột quá, chị thành công còn em nhớ có lần cũng ráp classD bằng linh kiện rơì, âm thanh vưà HUM vưà kêu cà khọt cà khẹt một hồi cặp loa yêu quý khét mù và xịt khoí.Tức muốn trào maú họng
        Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi Green_Age Xem bài viết
          Chị Cô Nhóc ơi muốn không bị như vậy phaỉ làm hai machj, một cái đánh nưã dương một cái đánh nưã âm? xong rồi nắn điện như ta tách sóng phaỉ hem?
          Tính ưu việt của ampli class D là hiệu suất cao. Nhưng nếu ta lại đưa thêm một mạch chỉnh lưu kiểu tách sóng vào, thì hiệu suất thấp của mạch tách sóng sẽ làm mất tính ưu việt của nó đi, anh Green_age à.
          Nhóc thích nghịch điện,
          Nhóc thích xì păm,
          Nhóc thích trêu mấy anh.
          Hi hi.

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
            Tính ưu việt của ampli class D là hiệu suất cao. Nhưng nếu ta lại đưa thêm một mạch chỉnh lưu kiểu tách sóng vào, thì hiệu suất thấp của mạch tách sóng sẽ làm mất tính ưu việt của nó đi, anh Green_age à.
            Vậy chị Nhóc ơi phải làm thế nào vậy? Em không rành cái PWM này lắm, hồi đó tới môn này chuồn xuống canteen ngồi ko à, giờ thấy dốt có hối tiếc cũng muộn rôì hichic
            Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

            Comment


            • #36
              Audio Ampli của nhà nghèo xài sang ...

              Nguyên văn bởi voduychau Xem bài viết
              @LanHuong:mình có vài ý này:

              1)phần chỉnh tone-preamp vẫn là analog nên không cần thiết phải đưa vào sơ đồ,cái đó mọi người có thể thêm vào sau

              2)mạch công suất chỉ cần vẽ 1 kênh thôi,mạch sẽ gọn gàng hơn

              3)nên dùng label,tránh nối "dây nhợ" loằng ngoằng

              mọi người tham khảo thêm sơ đồ của con IC class D do Philips sản xuất,sẽ biết được ai sai ai đúng thôi
              1/. Cái mạch đó vẽ vài tháng rồi, để cho mấy anh thử việc ráp "làm quen" và chứa sẵn trong host, tiện tay post lên mà không "chế biến" anh Châu ạ. Đúng ra là hai kệnh phải dùng dao động Fo khác nhau như Kiến Anh nhận xét.

              2/. Nói chung thì đề tài nào có mới "chút chút" đều phải tốn nhiều giấy mực.

              Việc dùng D push-pull với nguồn cách ly thì chả có gì mới, sơ đồ dầy đầy, Lan Hương cũng đã post sơ đồ (của International Rectifier) như thế ở post #8 :



              Tuy nhiên lớp D pushpull thì lại vướng phải death-time, mà nó thì còn khó xử lý hơn là méo điểm giao của lớp B pushpull do diễn ra ở tần số cao.



              Vì vậy mà chỉ có lớp D single supply là "sạch" nhất và có âm chất "đẹp" không khác lớp A mà lại có hơi hướng dịu ngọt của ampli đèn điện tử. Chọn hướng thiết kế chế tạo theo kiểu lớp D single side supply là chấp nhận khó khăn nhưng có nhiều hứa hẹn.

              3/. Quay trở lại vấn đề giải điều chế (demodulation) cho dòng điện PWM thì không thể nói suông hay tuyên đoán mà cần dữ liệu và tiền lệ thiết kế. Theo J. Guy thì mẫu giải điều chế PWM nguồn đơn như sau :



              Trong đó nguồn dòng PWM là xung tuyệt đối (không mang thành phần một chiều) và do đó sơ đồ đẳng hiệu của mạch transformer output lớp D là :



              Trong đó dòng PWM thứ cấp được giải điều biến bằng mạch LPF chứ không phải LPF chỉ chặn Fo của mạch PWM. Và không thấy có bất cứ tài liệu nào nói về "nền DC" của giải điều biến PWM.

              Tuy nhiên cần lưu ý rằng đây không phải là phương thức PWM demodulation duy nhất, nhưng được dùng khá phổ biến vì giản đơn, gọn nhẹ.


              Nguyên văn bởi Green_Age Xem bài viết
              Chị LH ơi, chị có thể mô tả sơ sơ âm thanh cuả mach classD này không ạ? Em bắt đầu thấy "máu" lắm rôì nè
              Nó đánh có lực không chị? mà treble có hay không em tò mò quá trời
              to Green_Age :

              - Ampli lớp D thì "lực" là miễn bàn (anh Châu biết đấy). Lan Hương sẽ post tặng anh và các bạn thiết kế ampli lớp D từ 100 W --> 150 W dùng trực tiếp nguồn 12V với hiệu suất ~ 92%, gọn nhẹ chỉ trong lòng bàn tay, ít hao điện hơn nhiều so với Ampli 30W dùng 2 x LA4440 là cái chắc.

              - Những phân tích sâu về ampli lớp D và các lớp E, G, H, T về sau, Lan Hương sẽ "lần hời" post lên để phục vụ nhu cầu sáng tạo của anh chị, riêng những tính toán dài dòng lê thê không tiện viết lên thì xin anh chị em liên hệ mail : chimen_nho03 (yahoo) để được cung cấp.

              Thân ái.

              Lan Hương.
              Attached Files

              Comment


              • #37
                to Green_Age :

                - Ampli lớp D thì "lực" là miễn bàn (anh Châu biết đấy). Lan Hương sẽ post tặng anh và các bạn thiết kế ampli lớp D từ 100 W --> 150 W dùng trực tiếp nguồn 12V với hiệu suất ~ 92%, gọn nhẹ chỉ trong lòng bàn tay, ít hao điện hơn nhiều so với Ampli 30W dùng 2 x LA4440 là cái chắc.

                Thanks chị Lanhuong nhiù nhiù luôn
                Cabin xe em sắp sưả laị rung lên rôì
                Lo gia cố laị tableau thôi
                Xe yêu quý ơi giờ ngủ laị trong xe hết bùn ruì
                Vì đã có chị LH giúp đỡ
                BahlahBalah bùm bùm
                Last edited by Green_Age; 22-11-2008, 07:52.
                Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                Comment


                • #38
                  Một mạch PWM cần phải kết hợp chặt chẽ với nguồn mà nó điều biến (nền DC của nó). Khi đó, đỉnh dương và đỉnh âm của nó được giữ cố định. Thí dụ như gần bằng điện áp cấp nguồn dương và điện áp cấp nguồn âm.

                  Bây giờ chúng ta giả sử trong những phần rất nhỏ của 1 chu kỳ tín hiệu:

                  1/. Khi t on = t off: độ rộng xung dương = 50% chu kỳ: Mức DC của nó = 0, ứng với điện áp ra = 0.
                  2/. Khi t on > t off: Độ rộng xung dương > 50% chu kỳ: Mức DC của nó >0, ứng với điện áp ra dương.
                  3/. Khi t on < t off: Độ rộng xung dương < 50% chu kỳ: Mức DC của nó <0, ứng với điện áp ra âm.

                  Bây giờ, nếu ta làm mất nền tảng DC của nó đi, thí dụ như đưa ra ngoài qua 1 tụ nhỏ, hoặc qua một biến áp xung, thì:

                  1/. Khi t on = t off: độ rộng xung dương = 50% chu kỳ: Đỉnh dương có biên độ bằng đỉnh âm. Mức DC của nó = 0, ứng với điện áp ra = 0.
                  2/. Khi t on > t off: Độ rộng xung dương > 50% chu kỳ: Đỉnh dương có biên độ thấp hơn đỉnh âm. Mức DC của nó =0, ứng với điện áp ra vẫn =0.
                  3/. Khi t on < t off: Độ rộng xung dương < 50% chu kỳ: Đỉnh dương có biên độ cao hơn đỉnh âm. Mức DC của nó =0, ứng với điện áp ra vẫn =0.

                  Tất nhiên, nếu biến áp ra không phải là biến áp xung, mà là biến áp có dải rộng, tần số thấp mở rộng ra đến tần số thấp nhất của âm thanh, thì vấn đề sẽ khác. Nhưng như thế thì sẽ không còn gọi là "gọn nhẹ" nữa.
                  Last edited by cô nhóc; 22-11-2008, 09:52. Lý do: Đổi hình lớn hơn
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #39
                    mọi người xem lại cái mạch ở post #28,nó là class D mà sao trông giống class AB vậy nhỉ ?!

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                      Một mạch PWM cần phải kết hợp chặt chẽ với nguồn mà nó điều biến (nền DC của nó). Khi đó, đỉnh dương và đỉnh âm của nó được giữ cố định. Thí dụ như gần bằng điện áp cấp nguồn dương và điện áp cấp nguồn âm.

                      Bây giờ chúng ta giả sử trong những phần rất nhỏ của 1 chu kỳ tín hiệu:

                      1/. Khi t on = t off: độ rộng xung dương = 50% chu kỳ: Mức DC của nó = 0, ứng với điện áp ra = 0.
                      2/. Khi t on > t off: Độ rộng xung dương > 50% chu kỳ: Mức DC của nó >0, ứng với điện áp ra dương.
                      3/. Khi t on < t off: Độ rộng xung dương < 50% chu kỳ: Mức DC của nó <0, ứng với điện áp ra âm.

                      Bây giờ, nếu ta làm mất nền tảng DC của nó đi, thí dụ như đưa ra ngoài qua 1 tụ nhỏ, hoặc qua một biến áp xung, thì:

                      1/. Khi t on = t off: độ rộng xung dương = 50% chu kỳ: Đỉnh dương có biên độ bằng đỉnh âm. Mức DC của nó = 0, ứng với điện áp ra = 0.
                      2/. Khi t on > t off: Độ rộng xung dương > 50% chu kỳ: Đỉnh dương có biên độ thấp hơn đỉnh âm. Mức DC của nó =0, ứng với điện áp ra vẫn =0.
                      3/. Khi t on < t off: Độ rộng xung dương < 50% chu kỳ: Đỉnh dương có biên độ cao hơn đỉnh âm. Mức DC của nó =0, ứng với điện áp ra vẫn =0.

                      Tất nhiên, nếu biến áp ra không phải là biến áp xung, mà là biến áp có dải rộng, tần số thấp mở rộng ra đến tần số thấp nhất của âm thanh, thì vấn đề sẽ khác. Nhưng như thế thì sẽ không còn gọi là "gọn nhẹ" nữa.
                      Có thể chị nói đúng với PWM, nhưng với giải điều biến PWM thì khác.

                      Chị Nhóc nên lưu ý rằng điều kiện giải điều biến PWM với cộng hưởng Fo thì nguồn vào là xung PWM tuyệt đối (không mang thành phần một chiều). Nói khác đi, VDC của nguồn PWM trong mạch đẳng hiệu là không (0) volt.



                      Khái niệm "DC nền" không hề được đặt ra trong mạch giải điều biến PWM dùng cộng hưởng Fo

                      Chị Nhóc tìm đọc "PWM demodulation" phần "transforner output" trong các tác phẩm dưới đây thì biết ngay thôi.

                      1/. PWM signal demodulation method and apparatus - Kojiro Hara.

                      2/. About the demodulation of PWM-signals with applications to audioamplifiers - Bresch, H.; Streitenberger, M.; Mathis, W.


                      Lan Hương.
                      Last edited by lanhuong; 22-11-2008, 11:52.

                      Comment


                      • #41
                        Lan Hương giỏi quá! chị cho em hỏi chị đam mê về công suất âm thanh hay chị đang làm bên lĩnh vực này vậy. em thì đam mê mà lại ko biết gì.mong chị dẫn dắt em vào nghề.hihih. em thì chỉ chuyên KĐ AB thôi.

                        Comment


                        • #42
                          Amp class D thương hiệu TACT đã được dân Hi end Vn chơi và thảo luận từ lâu. Ngoài ra có một số IC công suất loại này của các hãng SGS, Philips .. Có hãng còn ghi là classT
                          Dân DIY thế giới còn " sáng tác" ra Ampli tube class D nữa.

                          Comment


                          • #43
                            Tôi thấy việc tìm lih kiện cho D class có vẻ khó khăn đấy, cho linh kiện vớ vẩn vào hỏng hết cả xung. Ai có giải pháp gì ko?
                            |

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi thluat Xem bài viết
                              Lan Hương giỏi quá! chị cho em hỏi chị đam mê về công suất âm thanh hay chị đang làm bên lĩnh vực này vậy. em thì đam mê mà lại ko biết gì.mong chị dẫn dắt em vào nghề.hihih. em thì chỉ chuyên KĐ AB thôi.
                              Nguyên văn bởi velo Xem bài viết
                              Amp class D thương hiệu TACT đã được dân Hi end Vn chơi và thảo luận từ lâu. Ngoài ra có một số IC công suất loại này của các hãng SGS, Philips .. Có hãng còn ghi là classT
                              Dân DIY thế giới còn " sáng tác" ra Ampli tube class D nữa.
                              TACT ở VN hiện nay chỉ có vài chiếc, vì giá cả ... trên trời dù hãng đã cố gắng "nhẹ tay" để phát triển thương mại mặt hàng này.

                              Phải nói là 99% dân nghe và chơi nhạc chưa mấy ai đợc ... sờ cái TACT chính hiệu chứ đừng nói dùng nó. Có nhiều anh nghe nói đến cái chất D class "ngọt ngào như ampli đèn, hoành tráng và đầy rẫy sức mạnh trung âm, rung động cả con tìm và cơ thể với tiến bass gầm gào như thác đổ mà ampli đèn cũng không sánh nổi" (trích DIY) mà cứ tưởng .... cả thế giối đang mơ ... Hic.

                              Còn Class T là một thứ khác với Class D mà Lan Hương sẽ post lên trong thời gian gần đây.

                              Nguyên văn bởi minhtinh Xem bài viết
                              Tôi thấy việc tìm lih kiện cho D class có vẻ khó khăn đấy, cho linh kiện vớ vẩn vào hỏng hết cả xung. Ai có giải pháp gì ko?
                              Nói thật ra thì Class D còn dễ tìm linh kiện hơn cả Class A, hay AB. Xung hỏng là do mình thực hiện các cộng hưởng chưa đúng anh ạ. Cứ Zobell mà dùng vô tội vạ thì ... xung hỏng là phải.

                              Dưới đây là mạch Ampli lớp D với linh kiện dễ tìm, âm chất ... khỏi nói và nhất là low code. Lan Hương vẫn kiên trì xu hướng bỏ biến áp nguồn.



                              Mỗi kênh chỉ 100W --> 120W (max 150W / channel). Dao động 150 Khz và Demodulation 2 cấp BlueWorth cho phép dải thông tần rất rộng : 10 Hz --> 30 KHz.

                              Chúc các anh vừa ý.

                              Thân ái.

                              Lan Hương.
                              Attached Files

                              Comment


                              • #45
                                Thanks GOD, em có một hộp TL494 luôn, hồi mua nó về em tính làm những cái đèn huỳnh quang 60cm chạy điện 24V để gắn trên mấy cái xe bus.Đôi lúc em cũng wonder tại sao không lấy nó làm một cái ampli.Chị LH quả là thiên thần hộ mệnh, đã xuất hiện đúng lúc với con UC3842 và giờ là TL494...Trời ơi sao em may mắn đến vậy?
                                Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thanh0126835 Tìm hiểu thêm về thanh0126835

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X