Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sáng tạo : Ampli 4Kw lớp D.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    tạm trả lời "ngoài lề" một chút xíu ...

    Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
    Chốt lại, tôi thấy mọi người nên tìm hiểu kỹ về PWM đi đã... Chưa hiểu sâu về nó thì đừng phát triển thêm vội.

    Về quan điểm cá nhân, chẳng có gì là không được! Nhưng xét về hiệu quả thì mấy cái mạch của LH đã đi sai hướng, và các newbie tuyệt đối không nên làm, vì rất nguy hiểm! Nếu không chạy được là còn may, chứ vừa chạy được 30s mà có chuyện xảy ra thì không ai chịu trách nhiệm nổi đâu.

    Tốt nhất, LH đi theo cái nguyên lý mà thiên hạ đã "chiến" nhiều năm nay, để ra được cốt lõi của vấn đề, rồi phát triển tiếp... Chứ đừng "sáng tạo" quá sớm để gây tranh cãi.

    Nếu em hợp tác, thì đóng tạm luồng này, rồi cùng anh làm vài bài về kỹ thuật PWM, sau đó tính tiếp. Dạo này hơi bận, lên net khó khăn... Có gì em cứ nêu ra, rồi anh em cùng giải quyết. Nếu không, anh sẽ xả tạm vài bãi rác trong này, em đi mà dọn.

    OK???
    Em có vài ý kiến về chuyện "ngoài lề" này của anh vậy.

    1/. mạch của LH đã đi sai hướng, và các newbie tuyệt đối không nên làm, vì rất nguy hiểm ...

    - Anh có thể nói rõ sai hướng và nguy hiểm chỗ nào không ? Nếu mạch chạy thì sao lại nguy hiểm, ví tất cả đã được cách ly (việc ngõ ra không cách ly thì chỉ dành cho ứng dụng riêng, ai chưa đủ khả năng thì đừng dùng ngõ ra ấy). Chập chạm thì cùng lắm là cháy cầu chì, có gì mà nguy vời hiểm.

    2/. Newbie mà có ý định ráp Ampli lớp D công suất lớn sao ? Rất nhiều newbie tâm sự với Lan Hương qua YM! : "em sẽ học nhiều nữa mới mong biết được chút gì về mấy cái ampli lớp D của chị ..." (Steps, Cusunata và vân..vân ...). Chắc chắn là họ (các newbie) không khờ dại lao vào như anh tưởng đâu, mà họ âm thầm học hỏi để "hiểu cái đã".

    - 3/. cùng anh làm vài bài về kỹ thuật PWM, sau đó tính tiếp ... Đây là ý hay, nhưng làm việc đó không phải ở trong Box sáng tạo mà là trong Box dành cho Newbie kia, vì Box không có ý định làm giáo khoa. Đối tượng người đọc được mặc định một tầm hiểu biết nhất định, ai chưa hiểu thì tốt nhất là ... tự đào tạo, và Lan Hương cũng chỉ trả lời vừa đù cho ý đồ sáng tạo, không đi vào kiến thức căn bàn.

    Ví dụ như mô hình toán học của mạch D Class Demodulation, Lan Hương không viết gì trong luồng này vì cái đó có sẵn tài liệu và cũng không phải là mục tiêu của Box.

    4/. Hướng dùng TL494 D class driver đã có tiền lệ của một hãng "có danh", Lan Hương sẽ post cho mọi người tham khảo trong thời gian tới để xem hướng này sai hay đúng.

    Nguyên văn bởi minhtinh Xem bài viết
    Bác Hùng yên tâm, em tin rằng ko ai thử làm cái amply này đâu vì nếu bắt tay vào lắp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Em cũng chỉ xem sơ đồ và tham khảo ý kiến để rút ra những cái cần thiết thôi.
    Chả có gì khó khăn cả. Sợ công suất lớn thì cứ làm nhỏ lại cho phù hợp với mục tiêu + khả năng + điều kiện của mình thôi anh.

    Nguyên văn bởi fireman Xem bài viết
    Chị LanHuong ơi. Mấy con Tl494 trong nguồn xung máy tính có chạy được không ạ ? Chỉ sợ chạy ở 150khz thì xung méo dạng hết. Dùng Biến áp của nguồn máy tính luôn được không ạ ?
    Sao không hả anh ? Vấn đề là ở chỗ cái ferrite (biến áp xung) có đáp ứng được tần số ấy hay không.

    Một số mạch biến áp nguồn máy tính loại "xịn" dùng 80 KHz --> 120 KHz, anh có thể dùng tần số cho phù hợp với nó, tuy chất lượng âm thanh sau demodulation không bằng dùng tần số cao nhưng có thể chấp nhận được.

    Lan Hương sẽ post một cái mạch mod nguồn máy tính thành ampli lớp D khi đủ chín muồi.

    Thân ái.

    Lan Hương.

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết

      Lan Hương sẽ post một cái mạch mod nguồn máy tính thành ampli lớp D khi đủ chín muồi.
      Câu này nghe mát cả ruột
      Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

      Comment


      • #63
        bạn ráp thư chưa vậy lan huong
        |

        Comment


        • #64
          Biến áp quá phức tạp với nhiều bạn vậy tại sao chúng ta không dùng Fet, Tran lái trực tiếp loa luôn ?Sử dụng điện áp nhỏ thôi được không chị Lan Hương ?
          Thất nghiệp :(

          Comment


          • #65
            Ampli lớp D, mẫu trung gian ...

            Nguyên văn bởi fireman Xem bài viết
            Biến áp quá phức tạp với nhiều bạn vậy tại sao chúng ta không dùng Fet, Tran lái trực tiếp loa luôn ?Sử dụng điện áp nhỏ thôi được không chị Lan Hương ?
            Dĩ nhiên là dùng điện áp nhỏ thì được thôi, các mạch dùng IC với 40 V (+/-) hay 50 Volt (+/-) đầy ra trên mạng.

            Nhưng Lan Hương chọn các thiết kế dùng biến áp xung là nhằm vào ý đồ kỹ thụât sau :

            1/. Loại bỏ biến áp nguồn hạ tần 50 Hz, vừa nặng nề vừa không kinh tế.

            2/. Có thể đạt công suất thực hàng trăm W / hiệu suất > 90% ngay với nguồn thấp áp 12 VDC của ô tô xe máy.

            3/. Khi nâng tần số lên trên 400 KHz (455 KHz chẳng hạn) thì có thể dùng biến áp xung lõi không khí tương tự phần công suất các lò tôi cao tần --> thật sự dễ dàng giải quyết vấn đề chất lượng lõi ferrite biến áp.

            4/. Khi phát triển PWM modulation đến mức tới hạn sẽ chuyển sang dùng sigma-delta-modulation để đạt chất lượng âm thanh cao hơn nữa, cạnh tranh cả chất lượng âm thanh lẫn giá thành so với ampli đời cũ.

            Các ý đồ kỹ thuật nói trên là tạo bước đột phá trong kỹ thuật điện thanh mà các loại ampli trước đây không thể nào đạt được, và như thế ampli lớp D (và các dạng khác của nó là Class E, Class F, Class T v.v...) mới thể hiện được tính năng tuyệt diệu, giành phần thắng lợi kinh tế - kỹ thuật so với các loại hình ampli phổ biến hiện hành.

            Ví dụ như ampli 100W trên ô tô đã phải "kích rích" inverter 12DCV --> 40V (+/-), gánh chịu thêm tổn hao biến năng DC-DC cùng với tổn hao cơ bản vốn đã rất lớn.

            Như thế thì mới mong có một dòng sản phẩm độc đáo hơn các loại ampli hiện có trên thị trường, có thể mở ra một loại hình đặc thù dù trình độ điện tử của chúng ta còn nhiều hạn chế so với ngoại quốc.

            Dưới đây là mạch Ampli lớp D mẫu trung gian giữa cổ và hiện đại ... mà chúng ta có thể "tập dượt" dựa trên bộ nguồn ampli lớp B cổ điển hiện có, điện áp 50V (+/-), trước khi chúng ta chiếm lĩnh kỹ thuật ampli - lớp - D - không - biến - áp - nguồn. Gốc của sơ đồ là Ledmania 's circuit
            Điều thú vị (mà chắc anh Green_Age đang chờ đợi) là nó dùng TL494 (!).



            Các chi tiết nào chưa rõ, thì các bạn và các anh chị cứ việc hỏi, Lan Hương sẵn sàng hỗ trợ "hết mức".

            Thân ái.

            Lan Hương.

            ============================

            Dựa trên mạch này, Lan Hương đang mod lại một bộ nguồn máy tính AT chạy TL494 thành ampli lớp D. Sẽ post lên khi có kết quả.
            Attached Files
            Last edited by lanhuong; 10-12-2008, 05:09.

            Comment


            • #66
              Có mạch này giống của chị LH
              Attached Files
              Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

              Comment


              • #67
                Mạch này thì chơi discrette như UCD-180
                Attached Files
                Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                Comment


                • #68
                  Xin lỗi chị LH nha em post mí cái sơ đồ liền nhau để tiện ngó qua ngó lại cho dễ khỏi đi lục mất công và tiện tham khảo lun chị ơi
                  Attached Files
                  Last edited by Green_Age; 10-12-2008, 09:41.
                  Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                  Comment


                  • #69
                    khuếch đại lớp A,B,C,D?

                    Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                    Dĩ nhiên là dùng điện áp nhỏ thì được thôi, các mạch dùng IC với 40 V (+/-) hay 50 Volt (+/-) đầy ra trên mạng.

                    Nhưng Lan Hương chọn các thiết kế dùng biến áp xung là nhằm vào ý đồ kỹ thụât sau :

                    1/. Loại bỏ biến áp nguồn hạ tần 50 Hz, vừa nặng nề vừa không kinh tế.

                    2/. Có thể đạt công suất thực hàng trăm W / hiệu suất > 90% ngay với nguồn thấp áp 12 VDC của ô tô xe máy.

                    3/. Khi nâng tần số lên trên 400 KHz (455 KHz chẳng hạn) thì có thể dùng biến áp xung lõi không khí tương tự phần công suất các lò tôi cao tần --> thật sự dễ dàng giải quyết vấn đề chất lượng lõi ferrite biến áp.

                    4/. Khi phát triển PWM modulation đến mức tới hạn sẽ chuyển sang dùng sigma-delta-modulation để đạt chất lượng âm thanh cao hơn nữa, cạnh tranh cả chất lượng âm thanh lẫn giá thành so với ampli đời cũ.

                    Các ý đồ kỹ thuật nói trên là tạo bước đột phá trong kỹ thuật điện thanh mà các loại ampli trước đây không thể nào đạt được, và như thế ampli lớp D (và các dạng khác của nó là Class E, Class F, Class T v.v...) mới thể hiện được tính năng tuyệt diệu, giành phần thắng lợi kinh tế - kỹ thuật so với các loại hình ampli phổ biến hiện hành.

                    Ví dụ như ampli 100W trên ô tô đã phải "kích rích" inverter 12DCV --> 40V (+/-), gánh chịu thêm tổn hao biến năng DC-DC cùng với tổn hao cơ bản vốn đã rất lớn.

                    Như thế thì mới mong có một dòng sản phẩm độc đáo hơn các loại ampli hiện có trên thị trường, có thể mở ra một loại hình đặc thù dù trình độ điện tử của chúng ta còn nhiều hạn chế so với ngoại quốc.

                    Dưới đây là mạch Ampli lớp D mẫu trung gian giữa cổ và hiện đại ... mà chúng ta có thể "tập dượt" dựa trên bộ nguồn ampli lớp B cổ điển hiện có, điện áp 50V (+/-), trước khi chúng ta chiếm lĩnh kỹ thuật ampli - lớp - D - không - biến - áp - nguồn. Gốc của sơ đồ là Ledmania 's circuit
                    Điều thú vị (mà chắc anh Green_Age đang chờ đợi) là nó dùng TL494 (!).



                    Các chi tiết nào chưa rõ, thì các bạn và các anh chị cứ việc hỏi, Lan Hương sẵn sàng hỗ trợ "hết mức".

                    Thân ái.

                    Lan Hương.

                    ============================

                    Dựa trên mạch này, Lan Hương đang mod lại một bộ nguồn máy tính AT chạy TL494 thành ampli lớp D. Sẽ post lên khi có kết quả.
                    Chị Lan Hương ơi!...Em chưa đủ trình độ để hiểu hết các bài về amli lớp D của Chị, nhưng em rất sai mê với nó!....Thú thật, em không dấu cái kém của mình, nên em xin chị một bài giảng lại về các lớp khuếch đại A/B/AB/C/D...Để em có điều kiện tiếp thu bài của Chị tốt hơn.
                    Công nhận Chị rất sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tốn nhiều công sức, trí tuệ với đề tài này, trong khi đó có quá nhiều người có trình độ lại không dám nghỉ tới mà còn đem lòng đố kỵ.... kính chúc chị sức khoẻ!.....Hihi....
                    |

                    Comment


                    • #70
                      Có người MOD lại
                      Attached Files
                      Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                      Comment


                      • #71
                        Nguyên văn bởi noname684 Xem bài viết
                        Chị Lan Hương ơi!...Em chưa đủ trình độ để hiểu hết các bài về amli lớp D của Chị, nhưng em rất sai mê với nó!....Thú thật, em không dấu cái kém của mình, nên em xin chị một bài giảng lại về các lớp khuếch đại A/B/AB/C/D...Để em có điều kiện tiếp thu bài của Chị tốt hơn.
                        Công nhận Chị rất sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tốn nhiều công sức, trí tuệ với đề tài này, trong khi đó có quá nhiều người có trình độ lại không dám nghỉ tới mà còn đem lòng đố kỵ.... kính chúc chị sức khoẻ!.....Hihi....
                        Đúng đó Chị Lan Hương ơi!... Em cũng mất căn bản về các lớp khếch đại như bạn Noname. Lẻ ra bài này phải pót bên "điện tử cho người bắt đầu"! Nhưng chỉ có Chị là viết bài mới rỏ ràng, phân loại,tổng hợp, trình tự,...rất dể hiểu. Chị giúp các em nhé. Chúc Chị trẻ mải không già!...
                        Nuna
                        TB: Cho em hỏi ở cực G con IRF640 có con diode 1N914 em thế bằng con 1N4007 được không chị?
                        Last edited by nuna3007; 10-12-2008, 10:20.

                        Comment


                        • #72
                          có ai đó đã lắp nè!
                          Attached Files
                          Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                          Comment


                          • #73
                            trả lời nhanh ...

                            Nguyên văn bởi noname684
                            Chị Lan Hương ơi!...Em chưa đủ trình độ để hiểu hết các bài về amli lớp D của Chị, nhưng em rất say mê với nó!....Thú thật, em không dấu cái kém của mình, nên em xin chị một bài giảng lại về các lớp khuếch đại A/B/AB/C/D...Để em có điều kiện tiếp thu bài của Chị tốt hơn.
                            Công nhận Chị rất sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tốn nhiều công sức, trí tuệ với đề tài này ...
                            Nguyên văn bởi nuna3007 Xem bài viết
                            Đúng đó Chị Lan Hương ơi!... Em cũng mất căn bản về các lớp khếch đại như bạn Noname. Lẻ ra bài này phải pót bên "điện tử cho người bắt đầu"! Nhưng chỉ có Chị là viết bài mới rỏ ràng, phân loại,tổng hợp, trình tự,...rất dể hiểu. Chị giúp các em nhé. Chúc Chị trẻ mải không già!...
                            Nuna
                            TB: Cho em hỏi ở cực G con IRF640 có con diode 1N914 em thế bằng con 1N4007 được không chị?
                            Cảm tạ tình cảm của noname684nuna3007 , tâm nguyện của Lan Hương chỉ là muốn cùng nhau học hỏi, cùng tiến bộ, góp phần nâng cao năng lực ngành điện tử Việt Nam lên ngang tầm của khu vực và thế giới mà thôi. Trong đó, việc mở ra cơ hội giành lấy thị trường nội địa Việt Nam là mục tiêu lâu dài.

                            Lan Hương đang thuyết phục anh Nhật Hùng cùng viết về đê tài "công suất lớn" ở box newbie, trong đó có các mạch khuếch đại và cả khuếch đại siêu biệt (siêu biệt : super difference - ý nghĩa kỹ thuật là điều biến tín hiệu ban đầu sang dạng khác (dạng digit), khuếch đại rồi giải điều biến --> hoàn dạng tín hiệu ban đầu với công suất lớn và rất lớn, hiệu năng cao, ampli lớp D là một thí dụ đó).

                            ** 4007 chịu áp nghịch cao (1000V) nhưng đáp ứng tần số rất kém, không nên dùng chỗ này.
                            Tốt nhất là dùng FRD (fast recovery diod) hay cùng lắm là tách sóng 4018 (100 mA chứ không ít đâu).

                            Nguyên văn bởi Green_Age Xem bài viết
                            có ai đó đã lắp nè!
                            Chà, hoành tráng lắm đó.

                            To anh Green_Age : các mạch mà anh và Lan Hương đưa lên cũng từ một gốc mà ra. Sơ đồ mà Lan Hương post lên ở đây là nguyên bản không sửa chữa của ampli phóng thanh Maniatone 250 do nhóm Ledmania's Group sản xuất năm 2005.

                            Ampli này 200W, nhẹ chỉ ngang bộ nguồn AT thôi (1Kg), kích thước 25 x 20 x 6 (Cm3). Mạch dùng nguồn switching tạo 50V (+/-), chung dao động với bên ampli.

                            Maniatone 250 chỉ đáp ứng tốt tần số từ 25 Hz --> 8 KHz do tần số cơ bản thấp (50KHz) nên chỉ dùng cho hội họp, dã ngoại, phóng thanh hay dùng cho khuếch đại loa trầm --> siêu trầm.

                            Nếu nâng tần số lên 100 KHz thì ... chậc chậc. Lan Hương đang lấy một bộ nguồn Compact-AT-desktop, mod theo, tần số nó dùng 88 KHz. Chắc là "ngon" hơn mạch này.

                            Thân ái.

                            Lan Hương.
                            Attached Files
                            Last edited by lanhuong; 10-12-2008, 14:26.

                            Comment


                            • #74
                              Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết

                              To anh Green_Age : các mạch mà anh và Lan Hương đưa lên cũng từ một gốc mà ra. Sơ đồ mà Lan Hương post lên ở đây là nguyên bản không sửa chữa của ampli phóng thanh Maniatone 250 do nhóm Ledmania's Group sản xuất năm 2005.

                              Ampli này 200W, nhẹ chỉ ngang bộ nguồn AT thôi (1Kg), kích thước 25 x 20 x 6 (Cm3). Mạch dùng nguồn switching tạo 50V (+/-), chung dao động với bên ampli.

                              Maniatone 250 chỉ đáp ứng tốt tần số từ 25 Hz --> 8 KHz do tần số cơ bản thấp (50KHz) nên chỉ dùng cho hội họp, dã ngoại, phóng thanh hay dùng cho khuếch đại loa trầm --> siêu trầm.

                              Nếu nâng tần số lên 100 KHz thì ... chậc chậc. Lan Hương đang lấy một bộ nguồn Compact-AT-desktop, mod theo, tần số nó dùng 88 KHz. Chắc là "ngon" hơn mạch này.
                              Cảm ơn chị rất nhiều...Hồi sáng em thử cho tín hiệu nhạc từ CD vô chân số 3,2...của TL494 thì ở dây ra cũng kêu gần giống như tiếng người(Em lắp mạch nghịch lưu)...em nghĩ nếu làm đàng hoàng chắc nó kêu cũng không tồi đâu!
                              Đang chờ tin vui của chị đó!
                              Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                              Comment


                              • #75
                                Chị Lanhuong ơi tại sao mình lại phải nhờ vào mạch điện để điều chế tín hiệu vào thành độ rộng xung nhỉ? Tại sao không dùng một mạch ADC để máy tính nó hiểu được và nhờ một phần mềm đưa ra những "xung" có độ rộng khác nhau để kích MOSFET?Bỏ qua khâu hồi tiếp toàn cục từ đầu vào đến đầu ra của ampli luôn!
                                Như vậy chất âm của nó ta tha hồ can thiệp nhờ thay đổi phần mềm?Không cần thiết phải trên thời gian thực mà có thể đợi máy tính "xử lý" xong rồi mình mới nghe bài hát đó sau cũng được!
                                Em thắc mắc hơi "khùng" nếu có gì ngu ngốc xin chị đừng cười nhé!
                                Last edited by Green_Age; 10-12-2008, 15:33.
                                Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thanh0126835 Tìm hiểu thêm về thanh0126835

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X