Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sáng tạo : Ampli 4Kw lớp D.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
    Lẽ ra Lan Hương post sơ đồ dùng SCR lên trước, nhưng cân chỉnh hơi khó vì một con chạy, còn con kia dùng đẩ tắt nó. Nếu không có tắt tích cực thì trong DC chúng sẽ dẫn luôn cho đến khi ... cháy cầu chì.

    - Mạch dưới đây Lan Hương dùng IGBT mã hiệu FGA25N120ANTD theo gợi ý của anh Nhật Hùng (do có rất nhiều trên thị trường). công suất 2000 W --> 3000 W mỗi con khi chạy lớp D. Lan Hương thiết kế tổng công suât ampli 4000 W và mới chỉ thử có một kênh, với loa 100W và một dây may so 1000W, mới mở 20% volume với nhạc êm dịu đã lên trên 85 dB và cảm thấy tức ngực khó thở.

    - Chú ý khi thử máy nhớ chỉ để biến trở Master ở vị trí dưới 30% nếu không có hệ thống loa đủ lớn.

    - Mạch rất dễ thực hiện, có cách cân chỉnh mà không cần các thiết bị đo quá phức tạp, Lan Hương sẽ post nếu có nhu cầu. PWM control có thể dùng con thông dụng khác cũng được. Vì công suất là rất lớn nên dùng dao động thạch anh để tần số vững vàng hơn. Nên dùng hai mạch dao động ở hai kênh có tần số khác nhau chút đỉnh thì tốt hơn để tránh hiện tượng giao thoa xuyên kênh.

    Thân ái.

    Lan Hương.
    chào bà chị Lan Hương, cái mạch lass D chị thiết kế đẹp thiệt nhưng có vài chỗ xin LH giải thích giùm: hệ số duty của mạch chạy max là bao nhiêu?có lẽ con IC 3842 này chạy max là 100% cái biến áp xuất âm chị quấn như thế nào hay vậy?( ko bão hòa từ)

    Comment


    • mình dang muốn láp class D , sơ đồ của mình cuộn L1 ở mạch lowpass filter là 28micro H , tụ c1 lẵ 684 vậy mạch này lọc tần số bao nhiêu và cuộn day này tính toán để quấn như thế nào hay là có sẵn thì mua ở đâu ? mong cả nhà chỉ giúp

      Comment


      • mình vẫn loay hoay với cái biến áp ra loa và cuộn cảm 76 mỉco H trong sơ đồ 4000W , không biết quấn nó thế nào , lan hương và anh em có thể chỉ giúp được không

        Comment


        • Nguyên văn bởi IC_auto Xem bài viết
          chào bà chị Lan Hương, cái mạch lass D chị thiết kế đẹp thiệt nhưng có vài chỗ xin LH giải thích giùm: hệ số duty của mạch chạy max là bao nhiêu?có lẽ con IC 3842 này chạy max là 100% cái biến áp xuất âm chị quấn như thế nào hay vậy?( ko bão hòa từ)
          - Cái biến áp đó là biến áp xung (chuyển xung PWM cho phù hợp với tổng trở ngõ ra và còn nhằm mục đích cách ly điện nguồn để chống giật) chứ không phải là biến áp xuất âm.
          - Với dạng PWM dùng xung "một biên" (single side) thì luôn luôn được khuyến cáo d(max) = 70% duty (tương tự với các mạch plyback). Hơn nữa, bao nhiêu % duty là do set mạch chứ có phải do IC đâu hở bạn ?
          Làm gì phải sợ bão hoà từ ở đây ?

          Comment


          • mình đang nghiên cứu định lắp mạch Âm ly 4000W củ lan hương nhưng có vài điều muốn hoi
            +Cuộn biến ap Xung ra loa và cuộn cảm 76 micro H tinh toán thế nào hay có thể láy từ biến áp nào thay thế
            +Bộ lọc nguồn tụ lọc có trị số bao nhiêu

            Comment


            • Tham gia mục này hay quá vì có nhiều tư liệu hay. Lan Hương, Cô Nhóc phân tích rất đúng, sau biến áp xung mà không dùng đi ốt nắn về một chiều thì không thể lấy ra xung đã điều chế được. Giải điều chế xong vẫn còn thành phần 1 chiều nên đưa ra loa vẫn cần chặn bằng tụ để cho âm thanh đi qua, tránh cháy loa.
              Để lọc xung điều chế có thể dùng cuộn lọc xung ở các đường ra 12v, 5v của bộ nguồn máy tính.

              Comment


              • lh

                Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                Mạch Ampli đại công suất lớp D có các khối như trong sơ đồ dưới đây :



                1/. Studiotone : Phần nhận tín hiệu + mixer + phân tần + giải nén - giải HUM + NR (noise reduction) v.v... từ các nguồn âm. Phần này rất quan trọng vì chỉ cần hú rít là toàn bộ các loa ... bay lên bay lên !!!

                2/. PWM Modulation : các tín hiệu âm thanh đã qua xử lý và chọn lọc dùng điều tiết độ rộng xung tần số 150 KHz.

                3/. SCR SwitchPower : là bộ khuếch đại PWM dùng SCR, nguồn điện high voltage lấy trực tiếp tứ nguồn điện lưới. Công suất danh định từ 1 KW --> 5 KW / kênh. Đặc biệt có thể 10 KW / kênh (hay hơn nữa).

                4/. Resonance Demodulation & transfo isolated : là bộ tách âm tần dùng cộng hưởng với biến áp xung, hoàn toàn cách ly điện hạ áp 220V với các nguồn DC thấp.

                5/. High Power Speaker System : là hệ thống loa với các phân tần, hỗ trợ cho việc tái tạo toàn bộ âm sắc ngõ vào.

                6/. Power supply + monitor control + display : Là hệ thống điều tiết + điều khiển và hiển thị toàn bộ hoạt động của Ampli lớp D, thường dùng PIC hay một loại MCU nào khác để điều khiển, hiển thị 7 segs và LCD.

                Các nguồn và đường ra loa được cách ly hoàn toàn --> không có khả năng gây nguy hiểm.

                Thân ái.

                Lan Hương.

                5/.
                con ma ranh này nó toàn ăn cắp bài trên mạng rồi sửa chữa lên để lòe anh em đấy đúng là trò mèo mặt nó mà sáng với tác được caí mạch này hả ????????

                Comment


                • Nguyên văn bởi #tech# Xem bài viết
                  con ma ranh này nó toàn ăn cắp bài trên mạng rồi sửa chữa lên để lòe anh em đấy đúng là trò mèo mặt nó mà sáng với tác được caí mạch này hả ????????
                  Bạn này mới đúng là con mèo. Dốt thì chân thành mà học người ta chứ đừng bêu riếu kiều "ghen ăn tức ở" như vậy. Bạn có thể cho biết là bài nào trên mạng được cóp về đây không ?

                  Sợ là trên mạng không có bất cứ bài nào sánh nổi mạch này ý chứ.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi toviethungkt Xem bài viết
                    Tham gia mục này hay quá vì có nhiều tư liệu hay. Lan Hương, Cô Nhóc phân tích rất đúng, sau biến áp xung mà không dùng đi ốt nắn về một chiều thì không thể lấy ra xung đã điều chế được. Giải điều chế xong vẫn còn thành phần 1 chiều nên đưa ra loa vẫn cần chặn bằng tụ để cho âm thanh đi qua, tránh cháy loa.
                    Để lọc xung điều chế có thể dùng cuộn lọc xung ở các đường ra 12v, 5v của bộ nguồn máy tính.
                    Viết xong mới đọc thấy bài của bạn, nên xin trao đổi thêm một chút.

                    Việc tách DC trong SMPS mới cần bộ nắn lọc. Giải điều biến lớp D, nó không dễ hiểu như thế đâu bạn ạ.

                    Dù chỉ là một mạch Lowpass Filter dùng LC, nhưng với giải điều biến lớp D nó lại tuân theo phối trí ten-xơ biến dạng (như đã học trong biến dạng đàn hồi cơ học) mà điện áp ngõ ra tức thời là nghiệm của ma trận n dòng p1 p2 … pn (công suất / độ rộng xung tức thời), và m cột f1 f2 … fm (tần số tức thời của tín hiệu đưa vào điều biến). Xét ở lân cận mỗi giá trị - điểm, có thể xem là tuyến tính và tương ứng với nó ta có một ma trận. Ma trận này cho phép xác lập một ten – xơ εij. Trong phối trí “đàn hồi” đó, mạch giải điều biến lớp D cho phép hoàn dạng tín hiệu hình Sin (âm thanh) mà không cần bất cứ thao tác nắn lọc nào, vì thế mà ampli lớp D mới có hiệu suất cao chất ngất (trung bình 90%).

                    Không tiện mang toán học ma trận vào diễn đàn nên đành tóm lược như thế để bạn thấy rõ là không thể hiểu lớp D một cách võ đoán. Nói khác đi, hiểu và phát biểu bằng toán … phổ thông như Nhóc và Văn là bất khả thi, trong khi bạn Itx thì không chịu nói cho hết.
                    Xin giới thiệu với bạn một mạch ampli lớp D “củ chuối” nhằm minh hoạ dưới đây để bạn thấy là âm thanh được hoàn dạng mà không có “tí ti” nắn lọc nào hết.

                    Trong mạch, V1 = 9V cấp nguồn cho mạch điện cách ly chạy PWM bằng LM555. LM555 được bố trí cơ sở 50% duty, điều biến độ rộng xung theo tín hiệu âm thanh hình Sin 500 Hz qua ngõ Pin5. Ngõ ra demolated (pin 3) điều động U2 và U3 làm việc trên tải sơ cấp T1 và T2. Thứ cấp T1 và T2 “lái” U5 khuếch đại xung Modulated t(on); U4 dập dòng / áp t(off) trên sơ cấp T3. Thứ cấp T3 kết hợp với C7-R13 làm thành cộng hưởng dải rộng với tần số trung tâm là tần số của mạch PWM (tần số dao động cơ sở của LM555). L1 – C6 là mạch giải điều biến lớp D.
                    Tín hiệu ngõ ra trên C6 là tín hiệu hình Sin 500 Hz, khôi phục rất hiệu quả dạng tín hiệu âm tần ngõ vào.

                    Comment


                    • nghe nói ở việt nam mới có môt người lắp dáp thành công ampli class d có chất âm ngang với các ampli của nước ngoài.
                      EM YÊU BÁC HỒ

                      Comment


                      • duty 70% là chính xác, vậy để tính hiệu âm thanh ngõ ra không bị méo dạng, chúng ta phải set duty = 70/2=35% .
                        biên độ thấp 0%-biên độ trung bình 35%-biên độ lớn 70% (đối với tín hiệu đơn)còn tín hệu co thành phần âm rồi tăng dần lên 0v chuyển sang dương chúng ta phải set duty 35%. Vậy khi không có tín hiệu ic đã chạy 35%, xin hỏi điện áp ngỏ ra có hay không, liệu loa có bị im re vinh viễn....... ko nếu ko sữ dụng mạch bảo vệ?

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi IC_auto Xem bài viết
                          duty 70% là chính xác, vậy để tính hiệu âm thanh ngõ ra không bị méo dạng, chúng ta phải set duty = 70/2=35% .
                          biên độ thấp 0%-biên độ trung bình 35%-biên độ lớn 70% (đối với tín hiệu đơn)còn tín hệu co thành phần âm rồi tăng dần lên 0v chuyển sang dương chúng ta phải set duty 35%. Vậy khi không có tín hiệu ic đã chạy 35%, xin hỏi điện áp ngỏ ra có hay không, liệu loa có bị im re vinh viễn....... ko nếu ko sữ dụng mạch bảo vệ?
                          Điều này đã được tớ đã trả lời cho bạn toviethungkt ở trên :

                          … giải điều biến lớp D … tuân theo phối trí ten-xơ biến dạng (như đã học trong biến dạng đàn hồi cơ học) mà điện áp ngõ ra tức thời là nghiệm của ma trận n dòng p1 p2 … pn (công suất / độ rộng xung tức thời), và m cột f1 f2 … fm (tần số tức thời của tín hiệu đưa vào điều biến)
                          Nói “nôm na” thì điện áp ngõ ra của mạch giải điều biến lớp D có quan hệ hàm với dộ biến đổi của t(on) chứ không biến đổi theo giá trị của t(on). Phát biểu một cách khác, thì điện áp ngõ ra sẽ là 0V ứng với bất kỳ mức preset duty cố định nào. Điều đó đưa đến hệ quả là khi duty biến đổi giảm thì điện áp âm xuất hiện, duty biến đổi tăng thì điện áp dương xuất hiện  hoàn thành việc tái hiện tổng chu kỳ hình Sin. Giá trị preset duty khá quan trọng vì nó qui định chế độ làm việc để phát huy tối đa công suất của ampli lớp D.

                          Tóm lại, nếu cứ suy diễn về mạch lớp D (nhất là mạch giải điều biến lớp D) theo kiểu toán phổ thông thì ta khó mà nắm bắt được nó, chưa dám nói đến thực hành.

                          Thân chào bạn.

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi minhtinh Xem bài viết
                            Cảm ơn mọi người. Cách đây 3 năm khi tôi sản xuất tăng âm truyền thanh 600W dưới sự chỉ đạo của người khác, tôi đã ngán vì 2 quả biến áp to quá. Trong lúc chỉnh đáp tuyến cho máy tôi có chỉnh tham số cuộn biến áp xuất bằng cách bỏ bớt gông từ chữ I, tôi thấy rất lợi ở tần số cao mà biến áp lại nhẹ đi nhiều. Tôi nảy ra ý định điều chế audio lên dải cao hơn để thu nhỏ mạch kđại. Tuynhiên hồi đó tôi chưa có biết gì về D class nên việc đó bị bỏ dở. Bây h tôi đang quay lại đây. Sáng nay tôi mới điều chế đc PWM, ko biêt tín hiệu thế này có ổn ko nhỉ. (f=85Khz, dang điều chế tín hiệu sin 1Hz)
                            http://s71.photobucket.com/albums/i1...1-19_16-53.flv
                            http://s71.photobucket.com/albums/i1...1-19_16-43.flv
                            bạn minhtinh oi bạn có sơ đò con máy truyền thanh đó ko? cho tôi xin với.thi thoảng tôi có làm đến nó. trước đây tôi có làm và kì công ngồi vẽ lại sơ đồ rồi nhưng ko biết để đâu mất.cảm ơn nhiều

                            Comment


                            • mình gạp phải vấn đề rắc rối với class D như sau : mạch chạy tốt , nhưng khi mở to thì tiếng bass méo . mình điều chỉnh cuộn dây lowpass filter quấn trên lõi ferit đo đồng hồ được 10 micro Henri ( yêu cầu của mạch là 30) thì âm thanh khỏe, căng nhưng cuộn dây tăng nhiệt độ đến 100 độ . nhờ các cao nhân chỉ giáo

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi daovantuanty Xem bài viết
                                mình gạp phải vấn đề rắc rối với class D như sau : mạch chạy tốt , nhưng khi mở to thì tiếng bass méo . mình điều chỉnh cuộn dây lowpass filter quấn trên lõi ferit đo đồng hồ được 10 micro Henri ( yêu cầu của mạch là 30) thì âm thanh khỏe, căng nhưng cuộn dây tăng nhiệt độ đến 100 độ . nhờ các cao nhân chỉ giáo
                                Xét theo kinh nghiệm thì lõi ferrite để quấn cuộn dây của bạn không đáp ứng được tần số cắt, năng lượng của những hài cao đặt trên cuộn dây gây nóng nó. Nên dùng toroid thì nên chọn loại có màu xanh ngọc, có tần số cắt cao.

                                Bạn cũng cần có mạch Zobel ở ngõ ra lớp D để chống tự kích ở các hài cao.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thanh0126835 Tìm hiểu thêm về thanh0126835

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X