Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ứng dụng : Máy phát điện gió làm từ ...bánh xe điện?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi huutan.0372 Xem bài viết
    Bạn làm thêm bộ phận chuyền nhông để tăng tốc là đúng hướng rồi. Nhưng nhớ chú ý tăng thêm đường kính cánh quạt tương ứng thì mới quay nổi và phải lắp thêm bộ điều tốc nữa mới tránh được hư hỏng khi gió to. Che chắn dinamo cho tốt chứ gặp trời mưa thì lại hao tiền nữa đó.
    Muốn Dynamo phát điện thì phải có dòng kích cho nó vì Dynamo không dùng nam châm vĩnh cửu mà dùng nam châm điện. Mà nam châm điện không có điện thì đâu thành nam châm. Nên không phải do không đủ RPM đâu.

    Theo Mình thấy dùng Dynamo thì khả thi hơn vì cho công suất cao, dễ sửa chữa, lại bền hơn là dùng môtr 24 VDC. Giá 01 Dynamo cũ là vào khoảng 250.000 - 450.000 VND (nếu chịu khó dọ giá).

    Comment


    • #32
      mấy bác bảo lấy đi namo để phát điện gió á vậy thì gió phải mạnh như bão mới phát điện được
      Mãi mãi vì điện tử

      Comment


      • #33
        mà còn chưa kể dùng cam nhông để làm bộ gia tốc nữa chứ
        Mãi mãi vì điện tử

        Comment


        • #34
          phát điện gió dùng dynamo

          có bác nào biết dynamo phát điện làm việc trong khoảng vận tốc nào không?
          vận tốc cầm chừng của xe khoảng 800-1000 v/p, vận tốc tối đa của xe khoảng 8000-10000 v/p nhưng tỉ số truyền của truc khủy ra dynamo là bao nhiêu vậy có bác nào biết không? bật mí với, dùng dynamo làm máy phát điện gió là có thể được nếu tính toán tỉ số truyền hợp lí. truyền 1 cấp không đủ thì truyền đa cấp. hơi phức tạp tí nhưng vẫn khả thi.

          Comment


          • #35
            Chào Bác Green Age, mình tham gia diễn đàn hơi trễ, nếu sớm mình sẽ đặt hàng mua hết bánh xe điện của Bác rồi, bên mình mới sáng chế ra máy phát điện chạy bằng sức gió từ Bánh xe điện đây và đang thương mại sản phẩm ,các bác quan tâm thì liên hệ mình nhé, Mr.Cường 0908 110 745, email: cuong.le@vmservices.biz

            Comment


            • #36
              Theo tôi ta có thể truyền động cho máy bơm để bơm nước lên bể chứa nước ,tiết kiệm tiền bơm nước

              Comment


              • #37
                Theo mình ra chợ trời mua cái motor DC 24 - 48vdc (một chiều) giá rơi tầm 150 - 200k (mình mới mua 1 con 180vdc hết 170k) tốc độ RPM 1500. Dùng motor cho công xuất lớn, dễ sửa chữa nhưng chạy khi có tải nặng khủng khiếp (phải gia công thêm buli, cánh quạt phải dài (trên 1m) thì mới tải được.

                - Nói chung, anh em DIY thì cứ hài lòng như thế đã, nhỉ?

                Comment


                • #38
                  động cơ dc mà điện áp cấp vào cang lớn khi quay nó sẻ cho ra điện áp cao mà ap ko có chua nói tới khi có tải ( sạc cho accu thi cánh gió 1m chay ko nổi là cái chắt ) nên dùng bánh xe đap điện đi b hiệu quả cao hơn đó
                  Cái Bè Tiền Giang
                  Email:

                  Comment


                  • #39
                    Em xem trên mạng thấy tụi nó bảo dùng motor nước phát điện cũng được. Vậy dinamo xe may, dinamo xe oto, motor nc cái nào làm máy phát điện dể hơn mấy bác.
                    Em cám ơn!

                    Comment


                    • #40
                      Chào cả nhà , mình là dân mới vào nghề, và đang đự tính sẻ làm 1 máy phát điện điện gió, nhưng mà có 1 vấn đề mình ko hiểu ở chổ làm sao để đầu ra của sato có các số Volt mình mong muốn? Vd như 36Volt;72Volt;và 96Volt?
                      Ta phải dung loại dây nào? và để có Ape mình mong muốn?
                      Rất mong các bạn giúp mình với nhé !

                      Comment


                      • #41
                        mình xin phép lôi cái topic này lên.

                        Hiện tại mình chế xe điện cũng có dư ra bánh xe đạp điện 48v-350w, mình cũng có ý đinh dùng nó để phát ra điện. Nhưng mình không dùng sức gió mà dùng sức người , mình định hàn một cái khung sau đó lắp bánh xe vào (đương nhiên là cho nó quay ngược) và mình sẽ cho qua nhiều bộ truyền và gắn giò đạp như xe đạp vậy. Không biết làm như vậy nó có phát điện nỗi không mấy bác? vì mình nghỉ qua nhiều bộ truyền và đạp không tải thì tốc độ bánh xe quay cũng khá nhanh, khi đó vừa tập thể dục vừa phát điện sạc vào ắc quy, liệu với cái động cơ như thế mà sạc vào thì không biết thời gian bao lâu mới đầy ắc quy nhỉ?

                        Comment


                        • #42
                          đang chờ câu trả lời cho bài viết trên! mình cũng muốn làm một cái như bạn!

                          Comment


                          • #43
                            Vấn đề rất hay ! Bạn cần cho biết động cơ của bạn thuộc loại nào: chổi than cổ góp hay BLDC ?
                            Với động cơ cổ góp thì cứ thế đạp là ra điên thôi, nối tiếp 1 con diot nếu bạn muốn đạp ra điện để nạp ắc quy.
                            Với động cơ BLDC thì 3 cuộn dây bạn phải thêm diot nắn thành điện DC cho nó mới nạp vô ắc quy được.
                            Truyền động cũng không có gì cầu kỳ lắm, miễn là bạn đạp với tốc độ bình thường mà nó phát ra được điện áp và dòng điện phù hợp với mục đích của mình là được.
                            Mình mới chế cái động cơ BLDC của máy in laser (24VDC) vô cái xe đạp tập, tiện cái puly có đường kính hợp lý, đạp ra 15vdc nạp ắc quy 12v/7ah, với chạy quạt 12vdc, đèn LED dùng khi đạp rất tốt ! Truyền động đơn giản chỉ là dây cua-roa poly dùng trong robocon thôi, tự làm lấy hết, chẳng mất thêm xu teng nào cả. Chúc bạn có xe đạp tập rèn luyện sức khỏe, lại có điện để dùng.

                            Comment


                            • #44
                              Chào mọi người. Lâu lâu ko có gì để viết, và bận bịu đủ thứ ko voc gì, mấy tháng nay rảnh. làm con điện gió để nạp ac quy, inverter cũng làm rồi, nhưng khi mất điện sờ đến ac quy thì hết điện vì quên nạp cho nó, lâu nên nó cũng bi xuống cấp. nay hạ quyết tâm làm điê5n gió hoặc điện mạt trời mà cho nó nạp thường xuyên cho ac qquy. Sẵn máy hàn thì của nhà làm ra nên cũng ngứa ngáy tay chân vì chưa sử dụng cho mục đích gì thực tế.
                              Bắt đầu là con xe đạp điện nhà tôi bị hỏng acquy, và cũng không ai dùng nữa, tôi quay tay thấy cho ra điện áp khá lớn 28--30v. (200V/ph )đấu vào bóng xe máy 24v-50W( 2 tóc đấu nối tiếp) thì bóng đèn sáng dòng khoảng 1.5a. Sau khi tham khảo trên mạng người ta chế hoặc cải tiến động cơ 3 pha (gắn thêm nam châm vĩnh cửu) với tôi là người chưa có kinh nghiệm nên tôi quyết định dùng động cơ có sẵn thì tiện hơn. Vậy nên tôi dùng con moter xe đạp có sẵn, đây là hình em nó
                              Xem hình có thể thấy loại này chạy bằng chổi than. cho ra điện 1 chiều, stator quấn dây, quay quanh roto( trục đứng yên. nó có 1 lỗ luồn dây). roto có 10 nam châm vĩnh cửu. Sau khi xem xét và nghiên cứu tôi bỏ chổi than. đấu nối dây lại thêm diod vào và cho trục quay còn vỏ đứng yên cho dễ gá kẹp nó trên cột..
                              Attached Files

                              Comment


                              • #45
                                Xin chào mọi người, tiếp tục cái bánh xe gió của tôi..Sau khi đổi nối dây và cho trục nó quay, tôi kẹp máy khoan tay vào trục và cho nó quay, đầu ra tôi đấu cái bóng 220V-200W (cái bóng này nó thườnng xuyên có mặt với tôi khi thử nghiệm điện!) khi tăng ga hết cỡ 1450V/ph nó cho bóng đèn sáng, 2 đầu bóng đèn đo được 160--170V, Như vậy dòng qua nó là 0.52A. Cong suất ra cỡ 80--90W. Tôi cho quay chậm cỡ 170V/ph (đếm được bằng mắt) thì nó có điện áp ra là 18--19V. Tôi thay tải là bóng đèn 24V-50W thì bóng đèn sáng/ tăng ga len chút nữa tầm hơn 200v/ph thì bóng đèn sáng đến định mức dòng qua nó là 2.1 a. Như vậy nếu tôi làm cho nó cánh quạt (tuabin gió) để nó quay được tầm 400--500v/ph thì tôi có thể nạp được acquy 24 v vời dòng nạp 5 ampe trở lên.
                                Vấn đề bây giờ thưc hiện tuabin gió như thế nào? làm trục đứng hay trục ngang, kích thước tuabin là mấy cho phù hơp với máy phát điện mà tôi đang có. hiệu suất của từng loại và công sức chi phí bỏ ra cho lọai nào là phù hơp hơn. Thoạt đầu tôi có cảm giác là trục đứng thì dễ lam hơn vì chi cần 1 vài cái thùng phi cắt ra và hàn trên cái mâm quay quanh trục là OK nhưng khi ngâm cuu các tài liệu thì ko hoàn toàn như vậy. Cơ bản là loại này hiệu suất rất thấp chỉ đạt được 15-18% năng lương từ gió, trong khi loại trục ngang có thể lấy được 25--30% một cách dễ dàng.
                                Môt vấn đề nữa là công suất của tuabin gió khi làm việc đúng và tải phù hợp thì phụ thuộc vào đường kính D của tuabin (diện tích quét hứng gió) chứ ko phụ thuộc vào số cánh của nó 1,2,3..6 hay hơn nữa. Sô cánh càng nhiều thì tốc độ quay của tuabin càng chậm lại, số cánh nhìu hơn thì tuabin càng dễ khởi động hơn. thay đổi số cánh thì có thể thay đổi hiệu suất tuabin đôi chút. Người ta đưa ra 1 đại lượng gọi la độ nhanh Z của tuabin. nó xác định tính nhanh của đầu mút cánh tua bin so với tốc độ gió, Ví dụ Z=5 thì tốc đô mút cánh của nó gấp 5 lần so với tốc độ gió. Như vậy nếu gió 10m/s thì mút cánh tuabin chạy 50m/s, Vì thế nếu làm tuabin phải chọn cánh có độ bền cao, khi gá kẹp phải chắc chắn. khong cho khả năng đập vào cột trụ làm gãy văng cánh là nguy hiểm
                                Vấn đề quan trọng nữa là công suất tua bin gió phụ thuộc vào lũy thừa 3 (tốc đô gió)^3. Có nghĩa là ở vận tốc 3M/s công suất tua bin la 10W thì cũng tua bin đó khi gió 6M/s sẽ có công suất là 10Wx2^3=10*2*2*2=80W!!. Như vạy ta cũng có thể hiểu tại sao khi gió bão mạnh lên 1 cấp thì sức công phá của nó tăng nhanh mức nào?! Vậy cho nên các loại tuabin gió tự chế đơn giản mà ko có kỹ thuật bảo vệ thì ta chỉ làm giới hạn D=2m. Và khi gió trên 10--12m/c =36--43KM/h nên khống chế tuabin cho an toàn.
                                Khi bạn có 1 máy phát điện rồi ngoài quay nó để lấy đăc tính von- ampe ( có thể nhờ kẹp trên máy tiện) mà xác định vùng làm việc của nó, thì một điều nữa là xác định momen khởi động của nó, các máy phát có nam châm thường có lực từ néo giữ roto nên việc khởi động nó cần momen khá lớn, (vì thế nên khi tự chế người ta quấn các bối dây k0 có lõi sắt và cho đĩa nam châm quét qua các cuộn này để sinh điện). Xác định momen khởi đông này như thế nào? Hãy đặt motor-máy phát nằm ngang, gắn vào trục quay 1 puly, hay một cánh tay đòn. dùng trọng vật đã biết khối lượng m mà treo vào tay đòn này, điều chỉnh dây treo xa hay gần tâm trục đến khi trục chớm quay thì ghi lại số liệu và tính:
                                M=mgl=9.8*m*l (N.M) (m-kg, l-tay đòn tính bằng m) Ví dụ tôi treo cách tâm trục hộp sữa 390g một khoảng 4cm thì trục bắt đầu quay. Momen khởi động là M=9.8*0.390*0.04=0.1528 NM,
                                Xác định momen khởi động để biết mình nên làm bao nhiêu cánh tuabin và có cần phải làm bánh răng hộp số truyền cho tuabin như thế nào vv..
                                Xét nhửng điều kiện trên tôi dự kiến công suất tuabin cỡ 250W-vòng quay la 500V/ph đường kính D=1.8M . không cần hộp số. là phù hợp...
                                Có lẽ hơi dài rồi. hẹn lúc khác tiếp tục. Mong có ý kiến đóng góp/ bye
                                Last edited by thucbao; 07-02-2013, 00:48.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Green_Age Tìm hiểu thêm về Green_Age

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X