Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sáng tạo : Máy định vị không gian hạn chế.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Quá đơn giản!

    Bài toán vẽ bản đồ khoáng sản đâu cần phải đầu tư 1 hệ LPS. vanco làm như sau:

    1. Máy dò kim loại có tín hiệu thì bấm nút cho máy GPS (loại của dân đo đạc bản đồ) ghi tọa độ vào thẻ nhớ của máy

    2. Lấy thẻ nhớ ra, nối máy tính, 5 phút sau máy in lôi ra cái bản đồ khoáng sản

    (Chỉ vài trăm USD đâu cần phải đặt hàng cái LPS của LH 6000USD ?)

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi vanco Xem bài viết
      Bài toán vẽ bản đồ khoáng sản đâu cần phải đầu tư 1 hệ LPS. vanco làm như sau:

      1. Máy dò kim loại có tín hiệu thì bấm nút cho máy GPS (loại của dân đo đạc bản đồ) ghi tọa độ vào thẻ nhớ của máy

      2. Lấy thẻ nhớ ra, nối máy tính, 5 phút sau máy in lôi ra cái bản đồ khoáng sản

      (Chỉ vài trăm USD đâu cần phải đặt hàng cái LPS của LH 6000USD ?)
      Anh em địa chất đi thăm dò khoáng sản, thì thực địa là nơi mà chúng ta còn chưa biết nó ... có cái gì trong đất đá anh ạ.

      Nói khác đi, những vùng địa dư mà anh em địa chất đi thăm dò đang là vùng tối trên bản đồ khoáng sản. Không ít vùng địa dư - hành chính một thời (ở Quảng Nam), trở thành bãi khai thác tự do lỗ chỗ như ... mặt trăng sau khi người ta tìm ra vàng sa khoáng bên dưới. Mà những nơi như thế thì bản đồ khoáng sản "còn lâu" mới update nổi.

      Chưa kể "mỏ khoáng sản - kim loại" đó có thể là một "kho" phế liệu chiến tranh (lớn nhỏ đủ kiểu) lâu lâu lại được phát hiện kiểu kho tàng cứ như trong Tom Sawyer của Mark Twain.

      Việc định vị + ghi nhận hành trình trong không gian địa lý tính theo ngày, tháng thăm dò có lẽ xuất phát từ những nhu cầu như vậy, những bản đồ khoáng sản đã được công khai không giúp gì được cho họ đâu anh.

      Thân ái.

      Lan Hương.

      Comment


      • #33
        Để vẽ bản đồ (Địa hình, địa chất, khoảng sản....) định vi... để cung cấp thông tin cho hệ thống thông tin địa lý (GIS).

        1. Cảm biến môi trường nhận diện hoặc đến vị trí định vị bấm cái nút máy GPS cầm tay để ghi tọa độ

        2. Máy GPS tự động lưu tọa độ vào thẻ nhớ

        3. Dữ liệu tọa độ được chuyển vào máy tính.
        Ngành đo đạc bản đồ thống nhất dùng môi trường đồ họa là Microstation, các điểm tự động sẽ được nối. chạy thêm modul Feildwork để được cái bản đồ địa hình, và đặc biệt chức năng lưới tam giác sẽ dựng lại mô hình đồi núi.

        - Sản phẩm số được chuyển sang các dạng khác để xử lý
        -Sản phẩm giấy in là bản đồ (mặt bằng, địa hình) và mô hình 3D của vùng nghiên cứu, xem đủ mọi góc cạnh (y như hình ảnh 3D của mạch điện được mô phỏng bằng Proteus)

        LPS của LH có đưa ra thông số về độ cao được không ? (máy GPS cần thu được tín hiệu 3 quả vệ tinh trở lên là vậy)

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi vanco Xem bài viết
          LPS của LH có đưa ra thông số về độ cao được không ? (máy GPS cần thu được tín hiệu 3 quả vệ tinh trở lên là vậy)
          Máy GPS không có cao độ đâu bác ạ. Nó chỉ cho ra kinh tuyến và vĩ tuyến thôi. Bác muốn đo cao độ thì mua loại GPS mà có thêm máy đo cao độ trong đó.

          Bác bấm play trong link này nó nói tại sao cần tín hiệu của 3 vệ tinh.
          http://adventure.howstuffworks.com/gps2.htm

          Cuối cùng là ra hai điểm. Một điểm trên mặt trái đất và một điểm trên trời. Máy nhận tự động loại điểm trên trời ra.


          TB.
          Tớ lộn. Mới kiếm ra link dưới nó nói dùng 4 vệ tinh có thể cho ra cao độ.
          http://www.lei-extras.com/tips/gpsguide/default.asp

          Nhưng tớ vẫn chưa hình dung được là tính cao độ ra sao.
          Last edited by Paddy; 17-12-2008, 12:27. Lý do: 3D GPS

          Comment


          • #35
            @LH: GPS cầm tay (Loại chuyên dụng của dân đo đạc) thì sẽ được bản đồ số chuyển cho đơn vị khai thác.
            Đơn vị khai thác mang theo máy đào, xúc, xe chở và kèm theo 1 GPS để tra lại bản đồ số đã dựng , theo bản đồ cứ thế mà xúc tiền lên xe mang về.

            @Paddy: Để có tọa độ chính xác thì máy GPS phải tóm được 3 quả vệ tinh.
            Máy đo đạc chuyên dụng lấy độ cao nhằm dựng lại mô hình là đồi núi hay thung lũng vực sâu để có thể tính toán trữ lượng, độ dốc, lựa chọn đường đi, điểm khai thác.

            Nếu không có độ cao, gặp anh công nhân cùn thì theo bản đồ hắn xúc từ đỉnh núi xúc xuống

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
              Tớ lộn. Mới kiếm ra link dưới nó nói dùng XXXX vệ tinh có thể cho ra cao độ.
              http://www.lei-extras.com/tips/gpsguide/default.asp
              Nhưng tớ vẫn chưa hình dung được là tính cao độ ra sao.
              Đó là chuyên môn của ngành đo đạc.
              - Trong mặt phẳng: để xác định 1 điểm chỉ cần tọa X,Y
              - Trong không gian 3 chiều: cần tọa độ X,Y,Z

              Các Vetinh quay quanh trái đất coi như là vật chuẩn,là gốc tọa độ. Máy GPS là điểm hội tụ sóng của các quả vệ tinh này.
              Độ cao của ngành đo đạc bản đồ là nói cao độ so với mặt thủy chuẩn, thực tế nó là 1 loạt phép tính từ giao hội của các quả vệ tinh

              Comment


              • #37
                Bác này làm máy dò mìn hay sao mà cần đến cm?
                Mỏ kim loại mà dò đến như vậy thì dùng làm gì?
                Khai thác được bao nhiêu?
                Đã địa chất thì cái mỏ đó sai 1Km cũng chưa sao đâu?
                Mà dò kim loại thì được độ sâu mấy mét.
                Nếu lộ thiên thì dân tìm sắt vụn khai thác hết rồi còn đâu mà tìm.
                Mình thấy có cái máy dò kim loại bằng đồng vị phóng xạ để thăm dò sâu dưới đất. Mà nó đo cả tháng chứ không phải vừa đi vừa bấm như vậy.
                Cái ???LH ấy thằng USA đã phổ biến và vừa rồi bị quân Nga thu được vài cái trong oánh nhau với Gru đó thôi.
                Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                Biến tần
                Máy giặt
                Lò vi sóng
                Bếp từ.
                Tủ lạnh.
                Điều hòa

                Comment


                • #38
                  LH có thể nói bằng cách nào đồng bộ thời gian giữa các máy phát với nhau mà đạt chính xác như vây.
                  Nếu lý thuyết thì OK.
                  Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                  Biến tần
                  Máy giặt
                  Lò vi sóng
                  Bếp từ.
                  Tủ lạnh.
                  Điều hòa

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
                    ..........................................
                    Tớ lộn. Mới kiếm ra link dưới nó nói dùng 4 vệ tinh có thể cho ra cao độ.
                    http://www.lei-extras.com/tips/gpsguide/default.asp

                    Nhưng tớ vẫn chưa hình dung được là tính cao độ ra sao.
                    Nguyên văn bởi vanco Xem bài viết
                    @LH: GPS cầm tay (Loại chuyên dụng của dân đo đạc) thì sẽ được bản đồ số chuyển cho đơn vị khai thác.

                    Nếu không có độ cao, gặp anh công nhân cùn thì theo bản đồ hắn xúc từ đỉnh núi xúc xuống
                    Nguyên văn bởi vanco Xem bài viết
                    ..................................................
                    Các Vetinh quay quanh trái đất coi như là vật chuẩn,là gốc tọa độ. Máy GPS là điểm hội tụ sóng của các quả vệ tinh này.
                    Độ cao của ngành đo đạc bản đồ là nói cao độ so với mặt thủy chuẩn, thực tế nó là 1 loạt phép tính từ giao hội của các quả vệ tinh
                    Trên diễn đàn ta, tài liệu về kỹ thuật GPS hơi thiếu thồn, mà Box sáng tạo thì không có chức năng viết về các kỹ thuật đó (mặc định tri thức nền) nên hơi khó bàn. Xin nói "chút chút" vậy, có vi phạm chưc năng thì xin BĐH diễn đàn lượng thứ.

                    Cơ sở của định vị : GPS là xác định khoảng cách vệ tinh (2,3 vệ tinh ...) và máy thu (user) trên máy thu. LLPS thì ngược lại : (2,3 ... ) trạm xử lý xác định máy user cách nó bao xa) rồi tổng hợp các số liệu đó để cho ra toạ độ hình học trên máy user (LLPS trên máy trạm) rồi thể hiện thành toạ độ địa lý (LLPS thể hiện trên GIS). Muốn GPS thể hiện trên GIS (tức là tích hợp GPS-GIS) phải có những phương pháp đặc hiệu riêng như phương pháp tích hợp nền dữ liệu mà một nhóm của ĐHKT TP HCM đang nghiên cứu (Nguồn tin: Tạp chí Phát triển KHCN,2004; xem :
                    http://www.moc.gov.vn/site/vcms/down...achmentId=7069 ).

                    Như vậy có thể thấy rõ LLPS khác hẳn GPS. Ở GPS thì máy user xác định toạ độ địa lý của mình bằng việc xác định khoảng cách đến các vệ tinh (trạm phát) còn ở LLPS thì trạm trung tâm xác định vị trí địa lý của các máy user --> thể hiện trên GIS.

                    Xác định khoảng cách giữa máy phát và máy thu đa phần dựa vào phân tích phổ (trải phổ). Trên cơ sở nếu ta ước lượng được ma trận tự tương quan đầu vào và biết các véctơ dõi theo a(φ), thi ta có thể xác đinh công suất đầu ra theo hàm của góc sóng tới (là giá trị góc ϕ ứng với giá trị đỉnh của hàm phổ công suất (Lan Hương không biết làm sao type được công thức toán học). Hic.

                    Thuật toán Music xác định theo ly giác và ma trận phương sai --> giao hội ly giác được sử dụng trong nhiều phương thức định vị. LLPS dùng trải phổ trực tiếp (Direct Spectrum) với ứng dụng cosmetic space xác định khoảng cách với mã Golomb (Solomon W. Golomb). Trải phổ trực tiếp là phương pháp định vị hiệu quả, độ chính xác cao, tuy nhiên máy móc cồng kềnh hơn các phương thưc định vị khác (nên phải đặt tại máy trạm, không tích hợp trong máy user - cầm tay được).
                    (xin xem thêm các tài liệu định vị JPL-Golomb coding)

                    Về phần cứng thu phát radio định vị thì có các phương thức antenna tĩnh (đơn lập hay đa hợp) và antenna quay. Antenna tĩnh thì thuận tiện, gọn gàng và dễ quản lý, không cần cấu trúc quay và connect phưc tạp nên càng ngày càng được dùng nhiều hơn. Tuy nhiên độ chính xác cũng kém hơn antenna quay, nhất là trong phép đo sử dụng phương sai. Riêng trải phổ trực tiếp DS thì từ trước đến nay Lan Hương vẫn sử dụng IC chuyên dùng của Motorola, đang cố gắng chuyển qua PIC32 với giá rẻ hơn cả chục lần.

                    Nói chung thì các phương thức định vị đều có thể xác lập độ cao trên cơ sở giao hội với phương vị địa lý. Trình thức kỹ thuật là, ứng với 3 điểm định vị song hành, tính được khoảng cách đến điểm CC tương ứng với ly giác trên mặt phẳng tạo bởi 3 điểm đó. So sánh (hiệu số) số đo thực tế với số đo đến điểm CC sẽ có khoảng cách Hh qui định độ cao địa hình. Muốn có độ cao so với mực nước biển H phải giao hội tham số địa hình h với tham số mực nước biển cho trước.

                    Khe space-time khoảng 150 nano giây trong chu kỳ đồng bộ của các máy thu LLPS cho phép một sự điều chỉnh độ chính xác rất cao. Khoảng cách địa lý nhỏ của các trạm LLPS cho phép thực hiện bằng nhiều cách kết nối để đảm bào mức độ đồng bộ đạt yêu cầu kỹ thuật, kể cả internet.

                    to anh Bình Anh : Độ chính xác mỗi phương thức định khác nhau thì cao thấp khác nhau, cần ở mức độ nào thì dùng ở mức độ ấy. Thậm chí người làm ra máy định vị cũng không hiểu hết nhu cầu của người dùng, vì vậy mà cần có nhiều phương án lựa chọn cho user.

                    Không biết là viết "sơ sơ" thế này thì thoả mãn được chút nào cho các bạn không. Nếu chưa thì sẽ tiếp vậy.

                    Thân ái.

                    Lan Hương.

                    ===========================

                    Em post hình 3 lần không thành công, viết công thức toán học cũng không được, chả hiểu vì sao.

                    Comment


                    • #40
                      GPS là xác định khoảng cách vệ tinh (2,3 vệ tinh ...) và máy thu (user) trên máy thu. LLPS thì ngược lại : (2,3 ... ) trạm xử lý xác định máy user cách nó bao xa) rồi tổng hợp các số liệu đó để cho ra toạ độ hình học trên máy user (LLPS trên máy trạm) rồi thể hiện thành toạ độ địa lý (LLPS thể hiện trên GIS). MuốnGPS thể hiện trên GIS (tức là tích hợp GPS-GIS) phải có những phương pháp đặc hiệu riêng như phương pháp tích hợp nền dữ liệu mà một nhóm của ĐHKT TP HCM đang nghiên cứu (Nguồn tin: Tạp chí Phát triển KHCN,2004; xem :
                      http://www.moc.gov.vn/site/vcms/down...achmentId=7069 ).
                      Hỏi hơi ngu tý mong LH bỏ qua nhé.
                      Thế thì các trạm thu còn cái máy kia phát hả?
                      Phát thì phải mang theo đúng k?
                      Nếu k phát thì trạm xử lý thế nào?
                      Mà phát 100Km thì cũng ngại đấy chứ vì cột anten cao lắm. Mà đến đâu làm cột đến đó thì mấy bác địa chất thành mấy bác viễn thông mất.
                      Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                      Biến tần
                      Máy giặt
                      Lò vi sóng
                      Bếp từ.
                      Tủ lạnh.
                      Điều hòa

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viết
                        Hỏi hơi ngu tý mong LH bỏ qua nhé.
                        Thế thì các trạm thu còn cái máy kia phát hả?
                        Phát thì phải mang theo đúng k?
                        Nếu k phát thì trạm xử lý thế nào?
                        Mà phát 100Km thì cũng ngại đấy chứ vì cột anten cao lắm. Mà đến đâu làm cột đến đó thì mấy bác địa chất thành mấy bác viễn thông mất.
                        Đúng là trạm phải dùng máy thu có độ nhạy cao, noise reduction hiệu quả để "bắt" các tín hiệu từ máy user rồi xử lý. Rất nhiều hệ thống dùng cách này, trong đó có DF của Đức và nhóm nghiên cứu ứng dụng thuật toán Music định vị ở Việt Nam (Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại Học Công nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội).



                        Dĩ nhiên là muốn định vị thì tất yếu phải thoả mãn các điều kiện kỹ thuật, chưa kể các điều kiện "biên" như khi vào khu vực thung lũng thì phải tìm mô hay gò cao để đặt antenna sóng chạy thì mới định vị được.

                        Nguyên tắc của LLPS là các máy user phát không liên tục theo thời gian mặc định (mỗi 10 giây phát mã định vị một lần, trong 1/4 giây) và nhận xung đồng bộ thời gian (cuối chu trình phát trước, nghĩa là trước khi nó phát xung định vị đi. Xung đồng bộ thời gian cũng là lệnh phát xung định vị). Nghĩa là trạm dùng xung đồng bộ thời gian để điểu khiển máy user cần phát xung định vị hay không. Khi mất xung đồng bộ thời gian thì máy user cũng ngùng phát và báo ngưng (mất định vị). Vì vậy máy phát user LLPS có biên độ xung tức thời (do dó --> công suất tức thời) rất lớn và tiết kiệm năng lượng. Tính công suất trung bình là 2,5 W nhưng công súât tức thời đo được là trên 30W.

                        Khi di chuyển, máy user kết nối với NVIS antenna loại ghép (0,6 x 6) mét, tương đương chiều cao 5,5 mét so với mặt địa hình. Khi dừng lâu tại thực địa thì "giăng" antenna sóng chạy (progressive-wave antenna, travelling wave antenna) độ cao 2m (*) . Cả hai trường hợp thực nghiệm, chúng đều dễ dàng vượt cự ly 50Km --> 100 Km với địa hình cao hay thông thoáng (rừng núi, hải đảo v.v.... ghe đánh cá giữa biển thông tín định vị trên 300 Km - thừ tại Phú Yên)

                        Nói chung về chi tiết kỹ thuật cũng không khó lắm. Khó nhất là việc Lan Hương đang muốn chuyển IC chuyên dùng GDS (Golomb Direct Spectrum) của Motorola sang dùng Pic32 tới đây cho mục tiêu chủ động linh kiện mà thôi.

                        Thân ái.

                        Lan Hương.

                        ==============================

                        (*) Đây cũng là phương pháp phát sóng của máy PRC-10, dùng cho bộ binh Mỹ.
                        Attached Files
                        Last edited by lanhuong; 18-12-2008, 10:07.

                        Comment


                        • #42
                          Cảm ơn các bạn đã cho cái đầu nood của mình hiểu thêm chút chút!
                          Theo mình đoán những người đi thăm dò đó sẽ lập một cái bản đồ cụ thể và rồi ...bỏ đó.Nếu có tiềm năng về khai thác thì sẽ tránh phát triển khu dân cư tại đó chẳng hạn?Còn nếu nhắm khai thác được họ cần thật chính xác kẻo tiền thu được do quặng không đủ để thanh toán tiền dầu DO cho các máy đào!
                          Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                            Đúng là trạm phải dùng máy thu có độ nhạy cao, noise reduction hiệu quả để "bắt" các tín hiệu từ máy user rồi xử lý. Rất nhiều hệ thống dùng cách này, trong đó có DF của Đức và nhóm nghiên cứu ứng dụng thuật toán Music định vị ở Việt Nam (Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại Học Công nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội).



                            Dĩ nhiên là muốn định vị thì tất yếu phải thoả mãn các điều kiện kỹ thuật, chưa kể các điều kiện "biên" như khi vào khu vực thung lũng thì phải tìm mô hay gò cao để đặt antenna sóng chạy thì mới định vị được.

                            Nguyên tắc của LLPS là các máy user phát không liên tục theo thời gian mặc định (mỗi 10 giây phát mã định vị một lần, trong 1/4 giây) và nhận xung đồng bộ thời gian (cuối chu trình phát trước, nghĩa là trước khi nó phát xung định vị đi. Xung đồng bộ thời gian cũng là lệnh phát xung định vị). Nghĩa là trạm dùng xung đồng bộ thời gian để điểu khiển máy user cần phát xung định vị hay không. Khi mất xung đồng bộ thời gian thì máy user cũng ngùng phát và báo ngưng (mất định vị). Vì vậy máy phát user LLPS có biên độ xung tức thời (do dó --> công suất tức thời) rất lớn và tiết kiệm năng lượng. Tính công suất trung bình là 2,5 W nhưng công súât tức thời đo được là trên 30W.

                            Khi di chuyển, máy user kết nối với NVIS antenna loại ghép (0,6 x 6) mét, tương đương chiều cao 5,5 mét so với mặt địa hình. Khi dừng lâu tại thực địa thì "giăng" antenna sóng chạy (progressive-wave antenna, travelling wave antenna) độ cao 2m (*) . Cả hai trường hợp thực nghiệm, chúng đều dễ dàng vượt cự ly 50Km --> 100 Km với địa hình cao hay thông thoáng (rừng núi, hải đảo v.v.... ghe đánh cá giữa biển thông tín định vị trên 300 Km - thừ tại Phú Yên)

                            Nói chung về chi tiết kỹ thuật cũng không khó lắm. Khó nhất là việc Lan Hương đang muốn chuyển IC chuyên dùng GDS (Golomb Direct Spectrum) của Motorola sang dùng Pic32 tới đây cho mục tiêu chủ động linh kiện mà thôi.

                            Thân ái.

                            Lan Hương.

                            ==============================

                            (*) Đây cũng là phương pháp phát sóng của máy PRC-10, dùng cho bộ binh Mỹ.
                            Máy PRC-10 là máy truyền tin của quân đội Mỹ dùng trong chiến tranh VN, nó là máy phát sóng ngắn 38-55MHz công suất 1W (CS phát dùng đèn đện tử) không liên quan gì với định vị: http://www.armyradio.gr/armyradio.php?cat=99&rec=147
                            LH cần đọc thêm phần này để có chút kiến thức 8 tiếp:
                            http://www.jonadams.com/pages/thesis...ransmitter.htm

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi httung Xem bài viết
                              Máy PRC-10 là máy truyền tin của quân đội Mỹ dùng trong chiến tranh VN, nó là máy phát sóng ngắn 38-55MHz công suất 1W (CS phát dùng đèn đện tử) không liên quan gì với định vị: http://www.armyradio.gr/armyradio.php?cat=99&rec=147
                              LH cần đọc thêm phần này để có chút kiến thức 8 tiếp:
                              http://www.jonadams.com/pages/thesis...ransmitter.htm

                              Ai bảo PRC10 định vị đâu ? ai bàn về cấu hình của PRC10 đâu ? ; đó là phần nói về antenna kia mà.

                              Bạn lại "nhẩy xổ" vào mà không thèm đọc rằng máy user di chuyển kiểu dã chiến không khác vô tuyến điện đàm của bộ binh và thay đổi antenna khi đồn trú lâu dài có một phần giống như cách mà PRC10 đã làm.

                              Khi di chuyển, máy user kết nối với NVIS antenna loại ghép (0,6 x 6) mét, tương đương chiều cao 5,5 mét so với mặt địa hình. Khi dừng lâu tại thực địa thì "giăng" antenna sóng chạy (progressive-wave antenna, travelling wave antenna) độ cao 2m (*)
                              Cám ơn cái "kiến thức" của bạn, hãy giữ mà dùng dần vì nó không dùng được ở đây, trong vấn đề cụ thể này. Nó không liên quan đến bộ đàm quân sự mà cũng chẳng dính líu đến vệ tinh.

                              Chí it ra nó cần phải liên quan tới cái ngưới ta đang nói, và đừng lạc đề một cách thô thiển như vậy. Vô duyên và gây ức chế lắm.

                              Lan Hương.
                              Last edited by lanhuong; 18-12-2008, 19:00.

                              Comment


                              • #45
                                Sai số của vệ tinh địa tĩnh với khoảng cách 36.000 Km = 36.000.000 mét của vệ tinh ứng với ly giác đó là:

                                d(l) = 36.000.000 : 6.000.000 = 6 mét.

                                Nếu giao hội hai vệ tinh thì sai số tự nhiên đó là 3m, và đó là sai số của định vị GPS hiện nay.

                                Sai số của trạm quan trắc mặt đất 100 Km = 100.000 mét là :

                                d(ll) = 100.000 : 6.000.000 = 0,016 m = 1,6 Cm.
                                LH sao lấy quỹ đạo của vệ tinh trong hệ thống GPS là 36.000Km vậy?
                                Nếu k phải 36.000 Km thì
                                d(l) = 36.000.000 : 6.000.000 = 6 mét.

                                Nếu giao hội hai vệ tinh thì sai số tự nhiên đó là 3m, và đó là sai số của định vị GPS hiện nay.
                                Là sai.
                                Do vậy suy ra mọi kết quả sau phép tính này lá sai phải không nhỉ?

                                Lý thuyết kém nên dùng phản chứng để chứng minh vậy LH thông cảm nhé.
                                Nhưng học thông tin vệ tinh có biết sơ qua ( lâu k nhớ rõ lắm) là quỹ đạo vệ tinh GPS là 20.200 + 6.400 = 26.600 Km
                                LH xem lại nhé.
                                Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                                Biến tần
                                Máy giặt
                                Lò vi sóng
                                Bếp từ.
                                Tủ lạnh.
                                Điều hòa

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Green_Age Tìm hiểu thêm về Green_Age

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X