Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Sáng tạo : Máy định vị không gian hạn chế.
Collapse
X
-
Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viết
Về định vị ly giác thì .... xưa rích rồi nhưng vẫn cứ được dùng như Lan Hương đã giới thiệu. Nghe thông tin "hành lang" là Galileo sẽ dùng phương thức này cùng với trải phổ định vị.
Ngoài ra thì mỗi hệ định vị có phương pháp riêng của mình để giảm tối đa dung sai kỹ thuật, cho nên các con số nói trên cũng chỉ có tính tham khảo và so sánh "thô" với LLPS về phân giải tự nhiên mà thôi. Động đến mã là động đến phân giải kỹ thuật rồi anh ạ.
Thân ái.
Lan Hương.
Comment
-
Sai số của trạm quan trắc mặt đất 100 Km = 100.000 mét là :
d(ll) = 100.000 : 6.000.000 = 0,016 m = 1,6 Cm.
Như vậy cái 1,6cm trên chẳng có ý nghĩa gì hết để chứng minh cho kỹ thuật mà LH nêu ra.
LH không thể và k bao giờ tự chế được RF băng vệ tinh
L1 (1575.42 MHz)
L2 (1227.60 MHz)
với công suất 30W.
Hơn nữa mã nhảy bao nhiêu, đồng bộ thời gian ra sao.... để được 1.6cm
ánh sáng truyền trong bao lâu để đi được 1.6cm?
lại PIC32 nữa thì quả là thiên tài, thiên tài.
300.000Km/s = 30.000.000.000cm/s
vậy 1.6cm mất 1.6/30.000.000.000 = 5.3x10 exp-11 giây.
Chúng ta sáng tạo bằng niềm tin đúng k?Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.
Biến tần
Máy giặt
Lò vi sóng
Bếp từ.
Tủ lạnh.
Điều hòa
Comment
-
Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viếtSai số của định vị phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó yếu tố công nghệ ( Mã trải phổ) và băng tần là chủ yếu.
Như vậy cái 1,6cm trên chẳng có ý nghĩa gì hết để chứng minh cho kỹ thuật mà LH nêu ra.
LH không thể và k bao giờ tự chế được RF băng vệ tinh
L1 (1575.42 MHz)
L2 (1227.60 MHz)
với công suất 30W.
Hơn nữa mã nhảy bao nhiêu, đồng bộ thời gian ra sao.... để được 1.6cm
ánh sáng truyền trong bao lâu để đi được 1.6cm?
lại PIC32 nữa thì quả là thiên tài, thiên tài.
300.000Km/s = 30.000.000.000cm/s
vậy 1.6cm mất 1.6/30.000.000.000 = 5.3x10 exp-11 giây.
Chúng ta sáng tạo bằng niềm tin đúng k?
Ai lại đi "sao chép" cái mình không thể làm ? Ai lại dùng Pic32 cho mảng cao tần của trạm ? Chì là thay một phần của con MCxxxx chuyên dùng đắt đỏ kia trong mảng hiển thị trải phổ thôi. Băng tần vệ tinh là chậc ... chậc ..., vì vậy mà xin không có ý kiến gì về nó cả.
Làm thứ gì trong khả năng thôi, nghĩ cái gì trong tầm của mình thôi, sẽ thấy những giải thuật đơn giản đến mức không ngở mà chỉ trong cuộc chơi mới "va chạm", và nó chắc chắn không chỉ là niềm tin. Có niềm tin nào đã bán lấy tiền được chưa anh ?
Lan Hương.
Comment
-
Nhờ LH giải thích giùm mấy chỗ này cứ lẫn lộn nhau
Ví dụ dùng GPS thì chỉ xác định được vị trí mang tính thông tin tổng quát mà không thể đi vào điều khiển chi tiết hay can thiệp cơ học vào thành phần của đối tượng quan sát. Một số nhà tưởng ... bở đã từng muốn đưaGPS vào để điều khiển ô - tự động.
Và GPS lái ô tô ... lao vào đường xe lửa ... (!).
Tất yếu thôi, vì cự ly ~36.000 Km của vệ tinh địa tĩnh cho sai số nhiều mét trong điều kiện tốt (với độ phân giải hiện nay).Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.
Biến tần
Máy giặt
Lò vi sóng
Bếp từ.
Tủ lạnh.
Điều hòa
Comment
-
Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viếtNhờ LH giải thích giùm mấy chỗ này cứ lẫn lộn nhau
Liên quan gì đến vệ tinh địa tĩnh ở đây?????????????
Chỗ này em diễn đạt hơi bị ... lằng ngoằng, "chập mạch" hai cái vệ tinh và cự ly của chúng. Cám ơn anh đã chỉ ra.
Lan Hương.Last edited by lanhuong; 19-12-2008, 01:23.
Comment
-
Bác MH nói đúng, có lẽ LH nhầm, vệ tinh GPS khác vệ tinh địa tĩnh đấy. Vệ tinh GPS xoay quanh trái đất theo một quỹ đạo xác định và chính xác về mặt thời gian. Còn vệ tinh địa tĩnh thì không di chuyển so với trái đất.
VINASAT thì không dùng để đo GPS được, thường thì vệ tinh địa tĩnh mới phục vụ cho nhu cầu viễn thông, còn vệ tinh GPS thì di chuyển liên tục.
Hình dung rằng, người ta có cái buồng lái VINASAT, vậy nếu sử dụng GPS với cái VINASAT, nó chỉ cần lệch một chút xíu thôi là coi như toàn bộ giá trị GPS có thể đi mây về gió rồi.
Nguyên tắc phóng vệ tinh địa tĩnh và vệ tinh GPS cũng khác nhau. Trên cơ bản vệ tinh GPS được phóng theo hình thức phóng thẳng lên tới một độ cao nào đó, rồi nó dừng lại. Sau đó nó xoay ngang ra, và nó phóng vèo một phát ngang.
Tính toán một cách lý tưởng, ở đó chỉ có lực trọng trường (hướng tâm), và lực phóng ngang (hợp lý) tạo vận tốc đầu. Thế thì từ đó về sau nó chỉ còn lực hướng tâm, nên nó sẽ chuyển động tròn đều do không có lực tác dụng nào khác.
Về mặt ý tưởng là như vậy, dưới đây là F lấy cái hình minh họa từ wiki về vệ tinh GPS để tiện theo dõi. Nó có 2x cái vệ tinh gì đó, F không nhớ rõ, và còn có mấy cái dự phòng, nhưng nó không hoạt động. Nó phải luôn đảm bảo là mọi điểm trên trái đất đều có thể cùng lúc nhìn thấy 4 cái vệ tinh (giả sử không bị che khuất). Từ đó nó suy ra quỹ đạo của mấy chục cái vệ tinh này để phóng cho đủ.
Chúc vuiFalleaf
Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870
Comment
-
Ủa, đã thấy bài trả lời của LH roài à (sorry spam). Bấm vào bài mới thì chỉ thấy bài bác MH nên trả lời luôn.
Chúc vuiFalleaf
Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870
Comment
-
Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viếtAi bảo PRC10 định vị đâu ? ai bàn về cấu hình của PRC10 đâu ? ; đó là phần nói về antenna kia mà.
Bạn lại "nhẩy xổ" vào mà không thèm đọc rằng máy user di chuyển kiểu dã chiến không khác vô tuyến điện đàm của bộ binh và thay đổi antenna khi đồn trú lâu dài có một phần giống như cách mà PRC10 đã làm.
Cám ơn cái "kiến thức" của bạn, hãy giữ mà dùng dần vì nó không dùng được ở đây, trong vấn đề cụ thể này. Nó không liên quan đến bộ đàm quân sự mà cũng chẳng dính líu đến vệ tinh.
Chí it ra nó cần phải liên quan tới cái ngưới ta đang nói, và đừng lạc đề một cách thô thiển như vậy. Vô duyên và gây ức chế lắm."
"Khi di chuyển, máy user kết nối với NVIS antenna loại ghép (0,6 x 6) mét, tương đương chiều cao 5,5 mét so với mặt địa hình. Khi dừng lâu tại thực địa thì "giăng" antenna sóng chạy (progressive-wave antenna, travelling wave antenna) độ cao 2m (*) . Cả hai trường hợp thực nghiệm, chúng đều dễ dàng vượt cự ly 50Km --> 100 Km với địa hình cao hay thông thoáng (rừng núi, hải đảo v.v.... ghe đánh cá giữa biển thông tín định vị trên 300 Km - thừ tại Phú Yên)"
Lan Hương.
Vấn đề đặt ra ở đây là mức cường độ trường thu phát và phản xạ đa hướng do trạm phát đặt mặt đất là một phần ảnh hưởng đến sai số đo đạt (Trạm mặt đất trong giải pháp của LH không cao hơn 10m), trạm càng xa (50km-100km) cường độ trường thu càng kém, fading sâu, máy thu thu nhiều sóng phản xạ (multi path), trạm cố định phải lập cột anten cao, ở độ cao 60m anten tự đứng do áp lực của gió nó tự dao động ngang vài chục cm.
Riêng về máy phát công suất 30W, với điều kiện anten1 cao 5,6m + anten2 cao 60m truyền sóng xa 50-100km thì e không thực tế, hiện giờ chưa có thiết bị thông tin nào liên lạc cự ly xa như vậy đặc biệt với kỹ thuật trải phổ càng ít khả năng.
Về nguyên lý hệ thống định vị cư ly càng gần chính xác hơn xa nhưng các trạm trên mặt đất không chính xác bằng với giải pháp định vị bằng vệ tinh do không giải quyết được các vấn đề về truyền sóng.
Các giải pháp xác định vị trí bằng máy phát sóng Tracking transmitter không còn dùng với các trạm thu mặt đất vì không hiệu quả (Chỉ dùng trong nghiệp dư, nghiên cứu khoa học ), Hệ thống vệ tinh tìm kiếm cứu nạn COSPAS-SARSAT tỏ ra hiệu quả hơn với các phương thức:
• EPIRBs (emergency position-indicating radio beacons).
• ELTs (emergency locator transmitters) .
• PLBs (personal locator beacons).
http://images.google.com.vn/images?h...-8&sa=N&tab=wi
http://en.wikipedia.org/wiki/Emergen...g_Radio_Beacon
Phương pháp định vị bằng máy phát sóng vô tuyến không có hệ thống nào “định vị chính xác đến hàng Cen ti mét hay hơn nữa”.
Hệ thống tìm kiếm trực tiếp ứng dụng hiệu ứng Doppler vẫn còn dùng một số nơi trên mặt đất.
--------
- http://www.jonadams.com/pages/thesis ...ransmitter.htm
Khác nhau phương thức nhưng cùng mục đích, họ đưa ra cách giải quyết vấn đề về giao thoa, nhiễu sóng, phản xạ đa điểm, đồng bộ.....Chưa thấy LH đưa ra trong giải pháp của mình.
http://www.box.net/index.php?rm=box_...id=f_233114910
LH: “Xác định khoảng cách giữa máy phát và máy thu đa phần dựa vào phân tích phổ (trải phổ). Trên cơ sở nếu ta ước lượng được ma trận tự tương quan đầu vào và biết các véctơ dõi theo a(φ), thi ta có thể xác đinh công suất đầu ra theo hàm của góc sóng tới (là giá trị góc ϕ ứng với giá trị đỉnh của hàm phổ công suất (Lan Hương không biết làm sao type được công thức toán học). Hic.”
Hoàng Văn Danh:
Last edited by httung; 21-12-2008, 15:50.
Comment
-
Nhắc lại : muốn gì cứ chứng minh kỹ thuật học.
Nguyên văn bởi httung Xem bài viếtMáy PRC-10 hoạt động ở tần số sóng ngắn nó dễ vượt qua chướng ngại, vì sóng ngắn nó có thể dùng ănten dây giăng nên không thể dùng định vị được trong địa hình rừng, núi, thứ nữa là chiều dài của anten sóng ngắn vài chục mét thì cự ly đo sẽ không chính xác so với aten sóng viba. Phương thức giăng anten như máy thu phát sóng ngắn bị loại trừ trong phương án này cho dù nó dùng ở tần số VHF (Với chiều dài anten vài m thì đâu là điểm đo chính để sai số được vài cm) trong khi máy thu GPS chỉ bằng nắm tay.
Vấn đề đặt ra ở đây là mức cường độ trường thu phát và phản xạ đa hướng do trạm phát đặt mặt đất là một phần ảnh hưởng đến sai số đo đạt (Trạm mặt đất trong giải pháp của LH không cao hơn 10m), trạm càng xa (50km-100km) cường độ trường thu càng kém, fading sâu, máy thu thu nhiều sóng phản xạ (multi path), trạm cố định phải lập cột anten cao, ở độ cao 60m anten tự đứng do áp lực của gió nó tự dao động ngang vài chục cm.
Riêng về máy phát công suất 30W, với điều kiện anten1 cao 5,6m + anten2 cao 60m truyền sóng xa 50-100km thì e không thực tế, hiện giờ chưa có thiết bị thông tin nào liên lạc cự ly xa như vậy đặc biệt với kỹ thuật trải phổ càng ít khả năng.
Về nguyên lý hệ thống định vị cư ly càng gần chính xác hơn xa nhưng các trạm trên mặt đất không chính xác bằng với giải pháp định vị bằng vệ tinh do không giải quyết được các vấn đề về truyền sóng.
Các giải pháp xác định vị trí bằng máy phát sóng Tracking transmitter không còn dùng với các trạm thu mặt đất vì không hiệu quả (Chỉ dùng trong nghiệp dư, nghiên cứu khoa học ), Hệ thống vệ tinh tìm kiếm cứu nạn COSPAS-SARSAT tỏ ra hiệu quả hơn với các phương thức:
• EPIRBs (emergency position-indicating radio beacons).
• ELTs (emergency locator transmitters) .
• PLBs (personal locator beacons).
Phương pháp định vị bằng máy phát sóng vô tuyến không có hệ thống nào “định vị chính xác đến hàng Cen ti mét hay hơn nữa”.
Hệ thống tìm kiếm trực tiếp ứng dụng hiệu ứng Doppler vẫn còn dùng một số nơi trên mặt đất.
--------
Khác nhau phương thức nhưng cùng mục đích, họ đưa ra cách giải quyết vấn đề về giao thoa, nhiễu sóng, phản xạ đa điểm, đồng bộ.....Chưa thấy LH đưa ra trong giải pháp của mình.
LH: “Xác định khoảng cách giữa máy phát và máy thu đa phần dựa vào phân tích phổ (trải phổ). Trên cơ sở nếu ta ước lượng được ma trận tự tương quan đầu vào và biết các véctơ dõi theo a(φ), thi ta có thể xác đinh công suất đầu ra theo hàm của góc sóng tới (là giá trị góc ϕ ứng với giá trị đỉnh của hàm phổ công suất (Lan Hương không biết làm sao type được công thức toán học). Hic.”
Hoàng Văn Danh:
2/. Trường thu phát trong địa hình trống trải (biển, vùng cao) rất lớn, ít tạp giao và phản xạ, rất thuận tiện cho máy phát 30W.
... máy phát công suất 30W, với điều kiện anten1 cao 5,6m + anten2 cao 60m truyền sóng xa 50-100km thì e không thực tế, hiện giờ chưa có thiết bị thông tin nào liên lạc cự ly xa như vậy ... : Điều kiện đó đã và đang được hệ thống DF (Direction Finders) của Đức dùng rất phổ biến ở Âu Châu. Ngay cả nhóm nghiên cứu quản lý tàu thuyền đánh cá biển của VN cũng dùng điểu kiện tương tự (antenna trên tàu cao trung bình 5,5 m so với mặt địa hình). Cự ly không chỉ 50 - 100 Km mà cón vươn đến vài trăm hải lý.
Nhóm Lan Hương thú thật là bắt đầu từ sự nghiên cứu và kế thừa một số chỉ tiêu quan trọng của hệ DFS mà áp dụng cho điều kiện cụ thể của mình, ứng dụng những cái riêng để tạo sản phẩm khác biệt.
3/. tìm kiếm trực tiếp ứng dụng hiệu ứng Doppler vẫn còn dùng : ai nói không còn đâu nào ? Sao tự nhiên đi nói cái gì lạ vậy ?
4/. Độ chính xác lý thuyết đó đạt được hay không thì còn phụ thuộc nhiều điều kiện, bạn cứ việc chứng minh kỹ thuật học vì sao không được xem nào. Hiển nhiên là khi thực hiện nó sẽ còn những điệu kiện và tham số ngoại lai, đó chính là khoảng cách tất yếu giữa lý thuyết và thực tiễn mà bất cứ ai có kinh nghiệm quá ... một năm nghề đều phải biết.
5/. Lan Hương đã nói trong #post41 : "nghiên cứu thuật toán Music vào ...." là của nhóm Đại Học QG Hà Nội, không phải là Hoàng Văn Danh ... lạ hoắc, tại sao ưa cãi bướng thế chứ. Tài liệu đó Lan Hương đọc đâu gần 2 năm nay, nhưng cần thì tìm được ngay họ đây :
Chả có Hoàng Văn Danh nào hết !!! Biết thì nói, không thì thôi, người ta đã nói chính xác mà còn bày đặt sửa.
6/. Đại lượng giá trị đỉnh của hàm phổ công suất là chỉ tiêu tính toán chủ yếu mà các phương pháp sử dụng phổ đều phải dùng. Nó có trong tài liệu nghiên cứu phổ kia mà ?
Cũng cái tật ...
Lan Hương.Last edited by lanhuong; 21-12-2008, 17:38.
Comment
-
Hoàng Văn Danh:
http://www.yousendit.com/transfer.ph...cTJlM1JMWEE9PQ
http://ifile.it/75lae0g
Không biết là ai?:
LH. “Xác định khoảng cách giữa máy phát và máy thu đa phần dựa vào phân tích phổ (trải phổ). Trên cơ sở nếu ta ước lượng được ma trận tự tương quan đầu vào và biết các véctơ dõi theo a(φ), thi ta có thể xác đinh công suất đầu ra theo hàm của góc sóng tới (là giá trị góc ϕ ứng với giá trị đỉnh của hàm phổ công suất (Lan Hương không biết làm sao type được công thức toán học). Hic.”
Tính cự ly hay xác định hướng tới ?.
Comment
-
Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết1/. Với antenna dây giăng thì tiêu điểm đo là điểm chính giữa dây giăng T (antenna dây giăng T) hay điểm góc L (antenna dây giăng L).
2/. Trường thu phát trong địa hình trống trải (biển, vùng cao) rất lớn, ít tạp giao và phản xạ, rất thuận tiện cho máy phát 30W.
... máy phát công suất 30W, với điều kiện anten1 cao 5,6m + anten2 cao 60m truyền sóng xa 50-100km thì e không thực tế, hiện giờ chưa có thiết bị thông tin nào liên lạc cự ly xa như vậy ... : Điều kiện đó đã và đang được hệ thống DF (Direction Finders) của Đức dùng rất phổ biến ở Âu Châu. Ngay cả nhóm nghiên cứu quản lý tàu thuyền đánh cá biển của VN cũng dùng điểu kiện tương tự (antenna trên tàu cao trung bình 5,5 m so với mặt địa hình). Cự ly không chỉ 50 - 100 Km mà cón vươn đến vài trăm hải lý.
Nhóm Lan Hương thú thật là bắt đầu từ sự nghiên cứu và kế thừa một số chỉ tiêu quan trọng của hệ DFS mà áp dụng cho điều kiện cụ thể của mình, ứng dụng những cái riêng để tạo sản phẩm khác biệt.
Lan Hương.
2/ Cho biết tên thiết bị, hoặc links nào đó.
Comment
-
Nguyên văn bởi httung Xem bài viếtHoàng Văn Danh:
Không biết là ai?:
LH. “Xác định khoảng cách giữa máy phát và máy thu đa phần dựa vào phân tích phổ (trải phổ). Trên cơ sở nếu ta ước lượng được ma trận tự tương quan đầu vào và biết các véctơ dõi theo a(φ), thi ta có thể xác đinh công suất đầu ra theo hàm của góc sóng tới (là giá trị góc ϕ ứng với giá trị đỉnh của hàm phổ công suất (Lan Hương không biết làm sao type được công thức toán học). Hic.”
Tính cự ly hay xác định hướng tới ?.
Nghĩa là đôi bên đều ứng dụng phổ --> đều có xuất phát điểm từ giá trị cực đại của hàm phổ công suất. Cả hai, cự ly hay xác định hướng tới đều có đoạn dẫn chứng này.
Hơn nữa, mục tiêu của luồng là định vị mặt đất, Lan Hương dùng tài liệu "ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN MUSIC TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ TÀU THUYỀN ĐÁNH CÁ LOẠI VỪA VÀ NHỎ HOẠT ĐỘNG Ở VÙNG VEN BIỂN" là hoàn toàn đúng, không đi sâu chủ đề music cho ăn ten vì đó chỉ là một vấn đề liên quan.
Còn lý do tại sao tài liệu 2008 của trò lại giống nghiên cứu của thầy hồi 2004 thì Lan Hương không quan tâm. Xem thì rõ :
http://dientuvietnam.net/forums/atta...1&d=1229858662
Nguyên văn bởi httung Xem bài viếtCho biết tên thiết bị, hoặc links nào đó.
Nếu cần cứ việc mail tới chimen_nho03@yahoo.com , Lan Hương không hẹp hòi gì mà không gởi cho.
Lan Hương.Attached Files
Comment
-
em thì chả biết gì về vấn đề mà mọi người nói ở trên, nhưng em cũng xin góp 1 số suy nghĩ về vấn đề này.
trên lí thuyết có thể là đúng, nhưng khi đưa vào có nhiều thứ tác động đến mà trong lí thuyết k thể tính vào.
có anh nào đó nói nếu lấy làm hệ thống dẫn đường cho tên lửa thì khốn.
mà nếu muốn sử dụng cái này ở VN thì coi như kế hoạch chả ứng dụng đc. lí do thì mọi người qua mảng quân sự thì biết.
em chỉ có ý kiến chừng ấy thôi. đúng là lạc đề của mọi người về việc bàn về kĩ thuật ở đây em SR
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho tìm mua đồng hồ vạn năngbởi mèomướpDạ chú mua cái kẹp dòng ấy ạ. Chị hàng xóm nhà cháu có 1 cái thấy lâu lâu rùi chưa hỏng ạ. Ví dụ như mẫu này trên shoppee đầy ạ...
https://vn.shp.ee/dWYVgq7-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
21-01-2025, 12:48 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi vi van phamBác Đinh Vặn sai rồi,bây giờ con nít mẫu giáo đã giải phương trình 2 ẩn số rồi.
Tôi chứng minh bác lên youtube đầy video đơn giản tựa rất hot, chỉ 1 transistor hay 1 con diode và hướng dẩn cách làm, tác giả không vẽ sơ đồ mạch điện...-
Channel: Điện tử công suất
21-01-2025, 11:55 -
-
Trả lời cho Sửa bộ nguồn DC 60V 45Abởi nguyendinhvanBây giờ mới có tháng giêng, bao giờ mới đến tháng mười ?
Các cháu mẫu giáo mới lên lớp 1 được có 4 tháng. Nên đừng lấy lý do chúng nó đã đi học rồi để bắt nó viết một bài luận văn, hay là giải bài toán hàm. Phải kiên nhẫn...-
Channel: Điện tử công suất
21-01-2025, 00:47 -
-
Trả lời cho tìm mua đồng hồ vạn năngbởi nguyendinhvanKhông có loại nào đủ một vạn chức năng đâu. Nó chỉ được 2345678 , hoặc khủng lắm thì được 10 chức năng.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
21-01-2025, 00:16 -
-
bởi since0501Cảm ơn bác đã chia sẻ!...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
19-01-2025, 19:00 -
-
bởi Lê Gia TứMình muốn tìm mua đồng hồ vạn năng giá khoảng 200k có đo tần số cao khoảng 0~1mhz mọi người tư vấn giúp mình với
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
19-01-2025, 15:47 -
-
Trả lời cho Mạch tự động bật nguồnbởi davidcopyChỉ cần dùng R C mắc vô phím power là ok....
-
Channel: Điện tử gia dụng
18-01-2025, 20:47 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi davidcopydùng mach khuếch opamp...
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
18-01-2025, 20:42 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về hạ áp cho adapter laptopbởi davidcopy
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
18-01-2025, 18:56 -
-
bởi bqvietĐấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
17-01-2025, 21:36 -
Comment