Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sáng tạo : máy trợ thính biệt âm.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sáng tạo : máy trợ thính biệt âm.

    .
    Máy trợ thính biệt âm

    . . . thân gởi anh Trần Thế Hải, thành viên dientuvietnam.net

    Trong loạt bài này, Lan Hương dùng từ biệt âm theo ý nghĩa khác biệt.

    A/. Sự khiếm thính (hearing impairment) thường đến từ 3 nguyên nhân (sơ lược):

    1/. Bẩm sinh không có hay chỉ có một phần cơ cấu và chức năng thính giác, bao gồm màng nhĩ và hệ thống thần kinh thính giác, đường dẫn âm thanh v.v... Xin xem:

    http://www.ykhoanet.com/yhocphothong.../diectreem.htm

    2/. Bệnh viêm nhiễm đưa đến huỷ hoại màng nhĩ và các cấu trúc thính giác liên quan : việc lọt nước hay dị vật, can thiệp cơ học bằng vật cứng, nhiễm trùng roi hay bội nhiễm đa trùng Zona, quai bị v.v... có thể gây hại đến các cấu trúc của cơ quan thính giác. Việc tự lấy ráy tai bằng vật cứng như ... tăm xỉa răng, lấy ráy tai ở tiệm cắt tóc v.v... cũng là một nguy hiểm khiếm thính tiềm tàng.

    3/. Tiếp xúc thường xuyên với các nguồn âm có cường độ lớn trên 80 dB rong một thời gian đủ dài cũng làm huỷ hoại thần kinh thính giác. Thợ lặn sâu, áp lực nước thường xuyên thủng màng nhĩ --> phá vỡ cấu trúc màng nhĩ và có thể gây tác hại nghiêm trọng đến tai trong thậm chí đến màng não và não bộ.

    4/. Điếc tuổi già: Thính lực bắt đầu giảm ở tuổi 40, nhất là ở các tần số cao, mức độ điếc thay đổi theo từng cá nhân, bệnh nhân nghe tiếng nói thầm một cách bình thường nhưng tiếng nói thường lại không nghe rõ, nhất là ở những nơi đông người, ồn ào. Tuổi càng cao điếc càng tăng.

    * Ngoài ra có những loại điếc đặc biệt như chỉ khiếm thính với một dải tần nào đó (thường là dải âm cao) với nguyên nhân cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi.

    * Điếc có các mức độ khác nhau : nhẹ, vừa, nặng, sâu, thậm chí điếc hoàn toàn

    B/. Hậu quả của khiếm thính rất nghiêm trọng và ảnh hưởng cả phần đời còn lại :

    1/. Nguyên nhân 1 gây ra hệ quả là câm điếc bẩm sinh. Việc không thể nhận được tiếng người ngăn cản khả năng học nói --> không thể phát âm được.

    2/. Nguyên nhân 2 và 3 ngoài việc khả năng giao tiếp bị hạn chế còn có các bệnh đường tai mũi họng dai dẳng và có thể trở thành nghiêm trọng khi khả năng miễn dịch và phòng vệ kém đi do các nguyên nhân cơ học hay bệnh lý khác.

    Người khiếm thính xem như mất đi một nửa khả năng để hòa nhập với cuộc sống.

    C/. Để khắc phục khiếm thính, có vài phương thức cải thiện giao tiếp :

    - Về giao tiếp có các hệ ngôn ngữ bằng tay (Sign Language) để giao tiếp trong nội bộ nhóm người khiếm thính là chính.

    - Người câm điếc cũng được học phát âm tương đối rõ ràng để nói cho người khác nghe, nhưng họ lại không nghe được những gì người khác và cả chính mình nói.

    - Vá màng nhĩ chỉ có giá trị với sang chấn làm huỷ hoại màng nhĩ. Dù có một số tiến bộ, việc vá màng nhĩ chỉ mang lại hiệu quả rõ ràng trong 40% trường hợp thủng màng nhĩ cơ học. Gần đây ở Việt Nam râm ran phương pháp vá màng nhĩ bằng vỏ tỏi, nhưng tác dụng cũng rất hạn chế và chưa có được chứng lý y khoa đủ tin cậy.



    vá màng nhĩ ...

    - Trang bị máy trợ thính là một hỗ trợ quan trọng cho sự giao tiếp của người khiếm thính với xã hội. Nhất là nhóm người có thể nghe được dù rất ít. Điếc độ 4 trở lên thì máy trợ thính cũng chào thua và người khiếm thính phải chịu rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và giao tiếp với xã hội.

    D/. Một phát hiện lý thú là dù mất hết cả chức năng thích giác như điếc > độ 4 nói trên, người khiếm thính vẫn có khả năng "nghe" được bằng một biện pháp hơi khác với thiên nhiên.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2000, thế giới có 4,2 % dân số với gần 250 triệu người bị điếc; riêng vùng Đông Nam châu Á có 63 triệu người điếc trên 14 tuổi. Một nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy: tỷ lệ điếc khoảng 6% dân số.
    Lan Hương sẽ tiếp tục trình bày trong bài tới.

    Thân ái.

    Lan Hương.

    ===============================

    Tham khảo :

    http://www.suckhoe.com.vn/khoe24/ind...h-iu-tr.Khoe24

    http://dantri.com.vn/suckhoe/Thung-m.../12/264604.vip

    http://www.khamchuabenh.com/post/202.htm

    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...3237n4n&cochu=
    Last edited by lanhuong; 21-12-2008, 08:25.

  • #2
    Hầu hết những người mua máy trợ thính, dù của Đức hay Nhật, chỉ mua để đó, hầu như nó không có tác dụng. Máy trợ thính thường gây tiếng rè rè è è.

    Máy trợ thính rẻ tiền thì khoảng 1M, máy trợ thính đắt tiền lên tới 5,7M. F đã thử trực tiếp nghe bằng máy trợ thích "chất lượng cao", nhưng hầu hết hệ thống lọc âm không tốt. Bản chất là không tốt chứ không phải nó có lợi cho người khiếm thính.

    Cho tới nay, dù kiểu gì, thì máy trợ thính chỉ giúp cho người ta cái chức năng gọi là "nghe được", và vì người ta nghe như vậy rất khó chịu, cho nên rất ít người đeo. Đi ngoài đường thì mang đi để tránh xe cộ đụng phải, còn hầu hết người ta cất không dùng. Một số người già người ta không hiểu biết, cứ cho rằng tại tai mình như vậy, nên nghe khó chịu người ta vẫn đeo. Nhưng một số người còn minh mẫn, thì người ta ít khi dùng tới.

    Chúc vui
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

    Comment


    • #3
      Theo mình nhận thấy thì máy trợ thính chỉ giúp ích cho người bị nặng tai (nghe được những tiếng nói lớn). Còn người không nghe gì cả thì làm sao có tác dụng bắng máy trợ thính. Chắc phải dùng một cái máy gì khác mà mình chưa biết đến chăng?

      Comment


      • #4
        máy trợ thính đắt tiền ...

        Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
        Hầu hết những người mua máy trợ thính, dù của Đức hay Nhật, chỉ mua để đó, hầu như nó không có tác dụng. Máy trợ thính thường gây tiếng rè rè è è.

        Máy trợ thính rẻ tiền thì khoảng 1M, máy trợ thính đắt tiền lên tới 5,7M. F đã thử trực tiếp nghe bằng máy trợ thích "chất lượng cao", nhưng hầu hết hệ thống lọc âm không tốt. Bản chất là không tốt chứ không phải nó có lợi cho người khiếm thính.

        Cho tới nay, dù kiểu gì, thì máy trợ thính chỉ giúp cho người ta cái chức năng gọi là "nghe được", và vì người ta nghe như vậy rất khó chịu, cho nên rất ít người đeo. Đi ngoài đường thì mang đi để tránh xe cộ đụng phải, còn hầu hết người ta cất không dùng. Một số người già người ta không hiểu biết, cứ cho rằng tại tai mình như vậy, nên nghe khó chịu người ta vẫn đeo. Nhưng một số người còn minh mẫn, thì người ta ít khi dùng tới.

        Chúc vui
        Anh Falleaf nói về các máy trợ thính "thông thường" rất chính xác.

        Các loại máy trợ thính này được gọi chung là trợ thính khuếch âm. Cấu tạo của chúng là một màng rung ngoài (microphone) thu âm --> bộ khuếch đại âm thanh analog --> màng rung trong (earphone) với cường độ lớn hơn nhiều để chiếc tai thiếu độ nhạy âm của người khiếm thính có thể thu nhận được. Với vòng hồi tiếp rất "sâu", các bộ trợ thính này phải bảo đảm âm thanh tái tạo trung thực (độ méo, độ nhiễu "nền" thấp) và tự điều tiết độ khuếch đại dải động tốt.

        Tuy nhiên, dải động (biên độ, cường độ) của âm thanh trong môi trường rất rộng từ (-3dB hay thấp hơn đến 80, 90 dB hay hơn nữa), vượt khỏi giới hạn tự điều tiết của máy trợ thính, đòi hỏi người sử dụng máy trợ thính phải chỉnh volume để mức khuếch đại (và do đó --> mức nghe) phù hợp với mức độ âm thanh trong môi trường sống.

        Điều này lại đưa đến mâu thuẫn : khi âm thanh nền của môi trường đang bé thì những âm cá biệt lọt vào có biên độ lớn thì chúng làm cho mất cân bằng trở kháng ngõ vào của bộ khuếch đại --> rối loạn hoạt động của máy trợ thính --> biên trên của tín hiệu bị "xén" gây ra các hài cao (rú rít) và các hài thấp (rè rè, ù è) cộng với các âm thanh shadow rất khó chịu. Dĩ nhiên là người dùng máy lâu ngày sẽ có kinh nghiệm "ứng xử" với các trường hợp này (nhanh chóng chỉnh về độ khuếch đại phù hợp) nhưng vẫn rất nhiêu khê khi đang làm việc gì khác (lao động, băng qua đường, hay đang lắng nghe một chi tiết âm nào đó trong chuỗi hỗn độn các âm trong môi trường chung quanh chẳng hạn) thì có khi chỉnh "túi bụi" vẫn không kết quả hoặc tay lấm lem dầu mỡ không sờ vào máy được, đành "chịu trận".



        Sơ đồ cấu tạo giải phẫu tai ...

        Nhưng một hệ quả "thấy được" là càng dùng máy trợ thính lâu thì thính lực lại càng giảm. Tiếp xúc thường xuyên với nguồn xung động âm thanh cao thì cơ chế thích nghi và phản vệ thúc đẩy --> thần kinh thính giác tự điều tiết giảm độ nhạy nghe --> điếc càng tăng độ. Trường hợp giảm thính lực khi dùng máy nghe nhạc đeo tai với âm lượng lớn trong thời gian dài là một minh chứng tương tự. Xin nghe đoạn trao đổi dưới đây:

        usunata : chị ơi, em nghe máy MP3 một thời gian thì tai nghễnh ngãng lắm.
        trangkim : rồi có sao không em ?
        usunata : thì càng ngày càng nặng chị ơi. Có người bảo em dùng thử máy trợ thính thì ...
        trangkim : thì sao nào, nghe tốt phải không ?
        usunata : tốt gì chị, may mà bỏ ngay. không thì điếc luôn rồi.
        trangkim : ???
        usunata : đeo máy vài hôm thì nó quen với âm thanh lớn của máy trợ thính, bỏ máy ra không nghe gì luôn. Mà nghe máy thì lúc nào cũng có tiếng "rần rật" kèm theo, nghe nhạc không được.


        Về nhu cầu và khả năng tiếp thụ âm thanh của người khiếm thính, thì xin giới thiệu trường hợp anh Thế Hải, là bệnh nhân điếc trên độ 4, hoàn toàn không nghe được gì nếu không có máy.

        trangkim : thính lực của anh có thể diễn đạt thế nào ?
        thehai : không nghe gì hết chị ơi, xe chạy ầm ầm ngoài đường mà tôi có nghe gì đâu.
        trangkim : máy trợ thính vẫn hỗ trợ tốt chứ hả anh ?
        thehai : trước có cái máy nghe cũng được, nhưng nhỏ quá, tôi cấp 3V (2 pin tiểu) thay vì 1,5V mới nghe được tàm tạm. Nhưng về sau càng ngày càng khó nghe nên bỏ ráo.
        trangkim : ???
        thehai : mấy cái máy thường thường có còn tác dụng nào với tôi đâu mà dùng. Cắm máy vào, mở lớn hết cỡ thì có nghe tiếng u ú, lục bục, lẫn lộn không nghe gì được hết.
        trangkim : các thiết bị media khác anh dùng được không ?
        thehai : à, tôi dùng headphone mở hết cỡ thì nghe được nhạc từ máy MP3. Riết rồi bây giờ tôi "đốt" hết mấy chục bộ headphone cả đống ở nhà.
        trangkim : mở lớn quá mà ...
        thehai : thì mở thế mới nghe được tàm tạm mà ù rè dữ lắm, dưới 70% volume là hết nghe. Biết được chị, tôi như gặp phao giữa biển khơi ...


        Nhu cầu được nghe, được nói, được trao đổi, học hỏi và giao tiếp với xã hội như những người bình thường là tiếng kêu thống thiết của người khiếm thính. Ngành điện tử có một thế mạnh rất lớn để kéo họ về với chúng ta, nơi chan hoà tình yêu, tràn ngập âm thanh và ánh sáng từ những trái tim huyền diệu.

        Thân ái.

        Lan Hương.
        ==============================

        kỳ tới : Sơ lược cơ cấu tai - chuỗi xương con - các phương pháp cơ học trị liệu điếc và cơ chế biệt âm.

        Chùm bài có sự hỗ trợ của thành viên CLB Người Khiếm Thính, Phố Cô Giang, Q1, TP HCM.
        Last edited by lanhuong; 21-12-2008, 08:17.

        Comment


        • #5
          Còn thiéu điếc do dùng thuốc kháng sinh Streptomycin trị lao không có sự theo dõi của ngưởi có chuyên môn. trường hợp điếc nặng như thehai theo như tôi biết thỉ chỉ có biên pháp cuối là cấy ốc tai nhân tạo thôi vì vậy rất hồi hộp dợi xem Lh giải quyết bẳng cách nào.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
            Còn thiéu điếc do dùng thuốc kháng sinh Streptomycin trị lao không có sự theo dõi của ngưởi có chuyên môn. trường hợp điếc nặng như thehai theo như tôi biết thỉ chỉ có biên pháp cuối là cấy ốc tai nhân tạo thôi vì vậy rất hồi hộp dợi xem Lh giải quyết bẳng cách nào.
            Đúng vậy đó anh, tất cả những cái đó gom chung là bệnh do nhiễm đa trùng (và cách trị bệnh) gây điếc. Chúng ta chỉ sơ lược để tiến tới giải pháp trợ thính mà thôi.

            Tóm lại, để sử dụng được các biện pháp trợ thính trong đó có kỹ thuật trợ thính biệt âm, thì cần phải chữa trị ổn định các nhiễm trùng, các ổ viêm tai mũi họng kể cả viêm xương chũm, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng, gây tai biến cho các tổ chức não và thần kinh liên quan.


            I/. Cơ cấu tai giữa và các xương con.

            Tai giữa nằm từ bên trong màng nhĩ đến tai trong. Tai giữa có 3 xương nhỏ hợp thành chuỗi xương con có cấu tạo đặc trưng là (xin xem hình) : xương búa (Malleus), xương đe (Incus) và xương bàn đạp (Stapes) với các nhóm cơ xương điều khiển cùng tên. Nối các xương con là các khớp xương con vô cùng uyển chuyển và tinh thế bậc nhất trong thế giới sinh vật.

            Xương búa đính vào màng phía trong màng nhĩ, nhận các xung động âm thanh ở đó truyền qua xương đe rồi qua xương bàn đạp --> xương bàn đạp truyền âm thanh qua ốc tai. Các nhóm cơ của các xương con điều chỉnh mức độ truyền âm bào đảm một âm lượng vừa đủ đưa vào ốc tai. Những âm thanh lớn quá mức sẽ vô hiệu hoá hoạt động tự điều tiết âm thanh này và huỷ hoại cả màng nhĩ lẫn chức năng của các xương con. Các xương con là cơ cấu truyền âm đặc biệt quan trọng.

            Ốc tai là một bộ cộng hưởng với nguồn âm đưa đến, tạo ra các xung galvani truyền qua thần kinh thính giác số VIII. Suy giảm chức năng ốc tai hay huỷ hoại ốc tai là nguyên nhân nghiêm trọng gây mất thính giác vĩnh viễn.



            II/. Y học can thiệp phẫu thuật có thể :

            - Vá màng nhĩ khi màng nhĩ bị thủng, can thiệp khi màng nhĩ bị vật lạ hay khối u đè lên làm giảm thính lực.

            - Sửa chữa cơ cấu và khôi phục chức năng chuỗi xương con, thay thế một phần xương con bằng xương gốm nhân tạo.

            - Khôi phục chức năng ốc tai, vá ốc tai bằng keo sinh học hay cấy ốc tai nhân tạo.

            - Nối hay vá thần kinh số VIII, tái tạo liên kết thần kinh - ốc tai.

            - Cấy điện cực ốc tai để sử dụng máy thính âm dùng điện bên ngoài.



            Tuy nhiên chi phí phẫu thuật tai là rất lớn vì đó là phẫu trình phức tạp thuộc hàng vi phẫu khó không thua phẫu thuật tim + khả năng và tỷ lệ phục hồi hạn chế --> không phù hợp với tuyệt đại đa số người khiếm thính ở các nước nghèo. Máy trợ thính vẫn là phương thức được quan tâm đầu tiên đối với khiếm thính.

            III/. Cơ chế trợ thính biệt âm :

            - Cơ chê cuả biệt âm kế thừa cách chuyển ký âm lên đầu từ. Trong ghi âm lên băng đĩa từ, người ta không ghi âm thanh trực tiếp mà trộn với âm thanh một dao động 60 KHz --> 65 KHz rồi mới đưa lên đầu từ ghi. Đáp ứng điện từ của băng và đĩa từ sẽ loại thành phần siêu âm đi và âm thnh ghi được sẽ có hiệu quả nền rất cao so với cách ghi trực tiếp.

            Cuối cùng ta có một dạng hỗn hợp khác biệt với âm thanh là Lan Hương đặt tên là biệt âm.

            - Ngoài ra cơ chế nghe thông qua xương và các tổ chức khác của tai cũng từng được ghi nhhận. Ludwig Van Bethoven là nhân chứng sống : ông bị điếc hoán toàn, nhưng nghe những bản nhạc do mình sáng tac bằng cách ... cắn vào một thanh đồng mạ bạc gắn vào cây đàn Piano.

            Âm thanh đi qua vật dẫn, vào xương hàm và lan lên các tổ chức của tai giữa, trong đó các xương con là vật thu sóng dọc đặc hiệu, đã truyền dẫn các hiệu ứng âm học vào não người "nghe" mà không thông qua tai.

            - Dựa vào những kết quả thực nghiệm đó và ký thuệt điện tử, phương pháp trợ thính biệt âm trộn một nguồn siêu âm (mẫu thử 41,5KHz) vào âm thanh, qua một chấn tử từ giảo đưa nguồn âm hỗn hợp < 40 dB đó vào tổ chức tai.



            Các thành phần cứng trong tổ chức tai sẽ nhận các xung động này và hoàn dạng thành xung điện âm thanh tương tự như cấy điện cực tai --> nó kích thích các sợi thần kinh thính giác và thần kinh các tổ chức lân cận cho phép ta tiếp nhận âm thanh. Quá trình hoàn dạng này tương tự demodulation cơ học lớp D, T theo cơ chế sigma - delta.

            - Phương pháp trợ thính biệt âm có hiệu quả tốt nhất khi người điếc chỉ bị mất hay thủng màng nhĩ, các xương con còn nguyên vẹn. Có ít nhiều hạn chế khi mất xương con hay bị huỷ hoại ốc tai hoặc mất chức năng thần kinh số VIII.

            - Tuy nhiên với siêu âm tần số cao hơn (vẫn còn đang tiếp tục trải nghiệm) thì ngay cả khi thần kinh số VIII huỷ hoại hoàn toàn vẫn có khả năng nghe bằng các nhóm thần kinh lân cận.

            - Việc một thành phần các nhóm thần kinh khác quanh khu vực tai giữa (như nhóm thần kinh điều khiển cơ xương con, thần kinh trên tiền đình chẳng hạn) thay thế cho thần kinh thính giác để truyền xung điện âm thanh về não chính là cái tuyệt vời của tạo hoá mà cho đến nay vẫn chưa có một giải thích nào thoả đáng.

            Thân ái.

            Lan Hương.

            =============================

            Kỳ tới : Cấu trúc mạch điện biệt âm.

            Tham khảo :

            http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%C3%AAm_tai_gi%E1%BB%AFa
            http://www26.24h.com.vn/news.php/62/209031
            http://www.suckhoe360.com/Me-va-be-y...giua-o-tre.php
            http://www.vietnamnet.vn/khoahoc/2008/11/813669/
            http://www.web-books.com/.../Physiology/Ear/Ear.htm
            http://www.healthguide.howstuffworks.com
            http://www.postaudio.co.uk
            http://www.zmescience.com
            http://www.sivaramaswami.com
            http://www.photoshopwidows.org
            http://www.mamalira.blogspot.com
            http://www.carehub.vn/song-khoe/chua...-can-biet.html
            Attached Files

            Comment


            • #7
              Bài viết của Lanhuong là bài chi tiết và rỏ ràng nhất về khiếm thính mà tôi đã được đọc, đầu tiên thì rất tò mò về cái tên biệt âm không biết nó ở đâu ra nhưng sau khi đọc bài viết thì đã hiểu ,đật tên như vậy là rất hay khó có từ thích hợp hơn.

              Comment


              • #8
                Gần 2 năm nay em cứ thấy khó chịu ở 2 tai, đi TMH ở Trần Quốc Thảo thì bác sĩ chuẩn : bán tắc vòi nhĩ 2 bên. Em đã uống thuốc rồi nhưng ko có khỏi.
                Hồi nhỏ em có bị viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ em).
                Lại hay cảm sốt nữa, cái này có thể gây viêm nhiễm đến vùng tai.
                Họ ngoại nhà em lại bị bệnh tai nữa, mẹ em bị rồi, chắc bệnh này truyền sang em.
                Những nguyên nhân trên có thể là lý do bệnh tai của em. Em sợ bệnh này gây ảnh hưởng đến não thôi (vì rất gần não mà). Nhưng đến bây h thì thính giác của em bình thường, từ khi có bệnh, đầu cứ khó chịu, ko tập trung học hành được j cả
                Em mong chờ ở mạch máy khiếm thính biệt âm của chị LH, vì khi mẹ và em không may bị khiếm thính thật sự thì sẽ có "gậy radar chỉ đường".
                Last edited by rainbowsmile; 23-12-2008, 23:15. Lý do: Sửa chính tả

                Comment


                • #9
                  Chuyện bên lề &quot;trợ thính biệt âm&quot;

                  Nguyên văn bởi rainbowsmile Xem bài viết
                  Gần 2 năm nay em cứ thấy khó chịu ở 2 tai, đi TMH ở Trần Quốc Thảo thì bác sĩ chuẩn : bán tắc vòi nhĩ 2 bên. Em đã uống thuốc rồi nhưng ko có khỏi.
                  Hồi nhỏ em có bị viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ em).
                  Lại hay cảm sốt nữa, cái này có thể gây viêm nhiễm đến vùng tai.
                  Họ ngoại nhà em lại bị bệnh tai nữa, mẹ em bị rồi, chắc bệnh này truyền sang em.
                  Những nguyên nhân trên có thể là lý do bệnh tai của em. Em sợ bệnh này gây ảnh hưởng đến não thôi (vì rất gần não mà). Nhưng đến bây h thì tính giác của em bình thường, từ khi có bệnh, đầu cứ khó chịu, ko tập trung học hành được j cả

                  Em mong chờ ở mạch máy khiếm tính biệt âm của chị LH, vì khi mẹ và em bị khiếm thị thật sự thì sẽ có "gậy radar chỉ đường" .
                  Từ các ổ nhiễm đa trùng vùng Amidalist và VA dẫn đến viêm mũi --> viêm xương chũm và theo ống Eustachian (thường gọi là vòi Ốt-tat) lên tai giữa --> tàn phá tai trong --> nhiễm trùng màng não và não bộ hay ngược lại, từ viêm tai --> viêm xương chũm và các bộ phận liên quan của bệnh lý tai - mũi - họng.

                  Đó là diễn tiến bệnh lý hết sức phức tạp, dây dưa và trở thành mạn tính do các ổ viêm sâu, hết ở khu này lại âm ỉ ở khu khác, lây lan qua lại và không bao giờ dứt. Nếu không có biện pháp triệt để và dứt khoát thì nguy cơ viêm não là có thật. Ảnh hưởng tâm - sinh lý gần nhất có thể nhận thấy rõ là năng lực làm việc và tư duy trí tuệ bị giảm sút, mệt mỏi vô cớ và âm ỉ một suy nghĩ kém tích cực và thiếu tự tin.

                  Can thiệp y học vào những cơ cấu vô cùng phức tạp của hệ thống tai - mũi - họng đòi hỏi việc tập luyện thể dục thể thao và ăn uống đủ chất bỗ dưỡng để tăng cường khả năng đề kháng cộng với một phác đồ điều trị thích hợp, thậm chí phải can thiệp vi phẫu.

                  Thân ái.

                  Lan Hương.

                  Comment


                  • #10
                    [QUOTE=lanhuong;156214].......

                    Xin cho được góp ý:
                    Người ta làm một số thí nghiệm như sau:
                    1- Đặt gần tai người mẹ (nằm kế con nhỏ) một máy đo âm thanh. Nhận thấy các âm thanh lớn có, nhỏ có, không làm người mẹ quan tấm, nhưng nếu đứa con ọ oẹ rất nhỏ thì người mẹ bật dậy để lo cho con mình, dù người mẹ lúc đó đang ngủ hay dang mơ màng hay đang thức. Như vậy thính giác con người ngoài nhận biết âm thanh ra, còn có một hệ thần kinh đặt biệt nửa để chọn lựa âm thanh, cái nào hữu dụng thì xài, cái nào tạp nhiểu thì vứt đi...Hệ này luôn hổ trợ thính giác, tạm gọi là hệ vô thức, (không phải ý thức, không phải vô ý thức).
                    2- Thay máy đo âm thanh bằng một máy thu âm thanh (micro) > khuếch đại> > truyền thanh qua một phòng cách âm cùng với người mẹ....Kết quả hệ vô thức hoạt động không còn hiệu quả....Điều này nói lên: Thiết bị trợ thính luôn gây khó chịu cho người dùng, nó làm liệt tính chọn lựa âm thanh trong chùm âm thanh hổn độn của môi trường, dù hàng chất lượng cao cấp, nhất là đối với những người khiếm thính, không phải bẩm sinh, trước đây họ vẩn đạt thính. Tư liệu này đọc lâu quá, thới chưa có internet nên không có link post theo, mong giúp ích chút xíu cho các bạn. Thân ái!....
                    Last edited by ptoanel; 24-12-2008, 08:49.

                    Comment


                    • #11
                      Có người phàn nàn là hay nghe văng vẳng tiếng quảng cáo. Cuối cùng BS tìm ra nguyên nhân là do cái răng giả với chất hàn ngẫu nhiên đã thu nhận âm thanh, thay răng giả chất liệu khác , tất cả lại bình thường.
                      Nhạc sĩ thiên tài Betoven sau khi bị điếc tai vẫn thường nghe hòa nhạc với cách cắn răng vào chiếc gậy chạm một đầu xuống sàn nhà hát
                      Vậy có thể sáng tạo máy theo "nguyên tắc mới " không ?
                      Sự suy giảm, rối loạn thính lực ... TD: cứ có tiếng ong ong, ve ve ở tai thường do "Thận dương hư" uống vài gói "Phòng phong thông thánh tán" là hết (Nếu người gày, nóng, táo bón ... do "Thận âm hư " thì có thể tham khảo lời khuyên của một cố Thày lang: Cắn chặt răng mỗi khi ... rặn
                      Muốn có đôi tai "Hi-end" có thể luyện tập Yôga, Cốc đại phong, Nội công ... đến mức nghe được những âm thanh nhỏ, giải rộng hoặc bỏ ngoài tai (tách lọc) những gì không muốn nghe

                      Thiết bị âm thanh trung thực ngày nay vẫn còn khó khăn ở phần loa (Phần Micro và Tăng âm dễ dàng đạt ). Có thể thấy "Loa màng rung" dù có nhiều cải tiến nhưng vẫn dựa trên nguyên tắc cũ, nên trong thùng loa thường bố trí nhiều loại, kích cỡ, bộ lọc, phân tần ... rất lỉnh kỉnh. Tuy nhiên Loa không màng rung "Loa Ion" thì lại khác: Âm thanh tạo ra do Không khí dãn nở bởi sự ion hóa ... tuy kích thước nhỏ nhưng cho phép tái tạo trung thực, không hạn chế tần số, công suất mà Micro và Ampli đưa tới (tất nhiên vẫn còn nhược điểm như: tiêu tốn công suất, ảnh hưởng bởi thời tiết .. cần NC khắc phục)
                      |

                      Comment


                      • #12
                        [QUOTE=ptoanel;156296]
                        Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                        .......

                        Xin cho được góp ý:
                        Người ta làm một số thí nghiệm như sau:
                        1- Đặt gần tai người mẹ (nằm kế con nhỏ) một máy đo âm thanh. Nhận thấy các âm thanh lớn có, nhỏ có, không làm người mẹ quan tấm, nhưng nếu đứa con ọ oẹ rất nhỏ thì người mẹ bật dậy để lo cho con mình, dù người mẹ lúc đó đang ngủ hay dang mơ màng hay đang thức. Như vậy thính giác con người ngoài nhận biết âm thanh ra, còn có một hệ thần kinh đặt biệt nửa để chọn lựa âm thanh, cái nào hữu dụng thì xài, cái nào tạp nhiểu thì vứt đi...Hệ này luôn hổ trợ thính giác, tạm gọi là hệ vô thức, (không phải ý thức, không phải vô ý thức).
                        2- Thay máy đo âm thanh bằng một máy thu âm thanh (micro) > khuếch đại> > truyền thanh qua một phòng cách âm cùng với người mẹ....Kết quả hệ vô thức hoạt động không còn hiệu quả....Điều này nói lên: Thiết bị trợ thính luôn gây khó chịu cho người dùng, nó làm liệt tính chọn lựa âm thanh trong chùm âm thanh hổn độn của môi trường, dù hàng chất lượng cao cấp, nhất là đối với những người khiếm thính, không phải bẩm sinh, trước đây họ vẩn đạt thính. Tư liệu này đọc lâu quá, thới chưa có internet nên không có link post theo, mong giúp ích chút xíu cho các bạn. Thân ái!....
                        Thiết bị trợ thính đời mới chỉ giử lại tiếng nói còn các âm khác thì bị nén hay làm sao đó tạo thành tiếng rè rè nhưng vì nguyên lý thứ 1 này nên khi sử dụng quen thì chỉ nghe thấy tiếng nói mà không nghe tiếng rè rè nửa, với người bị khiếm thính điều quan trọng nhất là giao tiếp nên các nhà sản suất chú trọng vào vấn đề này nên họ quan tâm đến việc làm sao cho người sử dụng máy trợ thính nghe rỏ tiếng nói hơn là những tiếng khác, dùng tai bình thường để thử máy trợ thính dễ đưa ra nhận xét sai.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                          Từ các ổ nhiễm đa trùng vùng Amidalist và VA dẫn đến viêm mũi --> viêm xương chũm và theo ống Eustachian (thường gọi là vòi Ốt-tat) lên tai giữa --> tàn phá tai trong --> nhiễm trùng màng não và não bộ hay ngược lại, từ viêm tai --> viêm xương chũm và các bộ phận liên quan của bệnh lý tai - mũi - họng.

                          Đó là diễn tiến bệnh lý hết sức phức tạp, dây dưa và trở thành mạn tính do các ổ viêm sâu, hết ở khu này lại âm ỉ ở khu khác, lây lan qua lại và không bao giờ dứt. Nếu không có biện pháp triệt để và dứt khoát thì nguy cơ viêm não là có thật. Ảnh hưởng tâm - sinh lý gần nhất có thể nhận thấy rõ là năng lực làm việc và tư duy trí tuệ bị giảm sút, mệt mỏi vô cớ và âm ỉ một suy nghĩ kém tích cực và thiếu tự tin.

                          Can thiệp y học vào những cơ cấu vô cùng phức tạp của hệ thống tai - mũi - họng đòi hỏi việc tập luyện thể dục thể thao và ăn uống đủ chất bỗ dưỡng để tăng cường khả năng đề kháng cộng với một phác đồ điều trị thích hợp, thậm chí phải can thiệp vi phẫu.

                          Thân ái.

                          Lan Hương.
                          Mình cứ ngỡ đây là bài Post của BS.
                          Xin lỗi mình định bấm vào chữ cám ơn mà bấm lộn, nên gõ vài chữ vào đấy mà. Thanksssssss

                          Comment


                          • #14
                            Máy trợ thính biệt âm ...

                            .
                            Chừng đó vấn đề y học có liên quan đến cơ chế nghe của tai người đã tạo điều kiện hình thành mạch điện của máy trợ thính biệt âm.



                            Trong mạch, CM là ceramic microphone có tổng trở rất cao, được FET khuếch đại. BJT NPN dao động hồi tiếp E với cộng hưởng 125uH//104 tạo ra tần số ~ 45 KHz được âm tần từ FET mang đi, phát ra chấn tử UP qua biến trở chỉnh âm lượng 5K.

                            Khi CM chưa có tín hiệu thì FET chưa hoạt động, BJT / PNP phân cực lớp B chưa có đủ điện áp hạt động --> BJT / NPN không hoạt động. Khi CM có tín hiệu thì FET chạy mạnh, trên 470 ohm có điện áp --> BJT/ PNP dẫn --> BJT / NPN dao động đưa siêu âm cho âm tần mang đi.

                            Mạch cung cấp nguồn bằng 2 pin nút áo loại 2V.

                            Hoạt động trợ thình tiếp theo như đã phân tích ở các bài trên. Toàn bộ hoạt động chọn lọc vẫn do chủ thể là hệ thống thần kinh đảm nhiệm theo cô chế tâm sinh lý tự nhiên.

                            Máy được cấu tạo ngoại quan rất gọn nhẹ để người khiếm thính đeo vào tai dễ dàng, kín đáo, bảo đảm thẩm mỹ và tiện dụng, giải phóng đôi tay trong lao động sản xuất và đời sống, hoà nhập hoàn toàn vào cuộc sống đời thường (xem hình).



                            Nói thêm :

                            FET và NPN / BJT trước đây dùng hơi quá đặc biệt, hệ số khuếch đại rất cao và ultra low noíe, đang tìm loại có sẵn trên thị trường, dễ tìm để thay thế. PNP / BJT là A564.

                            Chúc may mắn.

                            Thân ái.

                            Lan Hương.
                            Attached Files

                            Comment


                            • #15
                              Thưa chị Huyền Trang!

                              Khi đọc được bài này của chị em rất vui và em cảm thấy hi vọng vào một ngày gần đây em và chị em có thể nói chuyện với nhau bằng lời (không còn bằng tay như bây giờ nữa)!!! Chị ạ,em có chị sinh năm 1992,mọi chuyện sẽ là bình thường nếu như đến tuổi chị em có thể nói được,đằng này chị em lại không gọi được bà và bố như những đứa trẻ bình thường. Biết được chị có bệnh về thính giác gia đình em có đưa chị đi chữa chạy qua rất nhiều bệnh viên lớn ở Ha Nội , Tp HCM và kéo dài nhiều năm,được bác sĩ chuẩn đoán là màng nhĩ dày nên không nghe đc tiếng "mẹ đẻ" dẫn đến không phát âm được..! Đến nay chị em đã 16 tuổi mà chỉ nói một vài câu gọi bà bố mẹ và không rõ lắm. Chị em có dùng rất nhiều loại máy trợ thính đắt có rẻ có nhưng khi đeo chị cảm thấy khó chịu và không có kết quả. Kính mong chị và đồng nghiệp hãy sớm hoàn thành và hoàn thiện sản phẩm trên để những người như chị em có thể hòa nhập cuộc sống một cách trọn vẹn!
                              Chị của em là : Nguyễn Thu Trang 16tuổi,Tây Ninh
                              Trang Kim: trời
                              Trang Kim: ... vài người nghe được, từ đó họ đang nói được đấy
                              Mr Trinh: năm nay chị ấy .... không nói đc chị ạ
                              .......................
                              Trang Kim: vậy tìm cách đưa vào chỗ chị đi
                              Mr Trinh: quá đơn giản
                              Mr Trinh: vì chị em ngay gần chị
                              Trang Kim: ở chỗ nào mà gần ?
                              ...................................
                              Mr Trinh: nhà có cho chị chữa trị khắp Ha Nôi và Tp HCM nhưng không đc,bà em có mỗi chị ấy là cháu gái
                              Mr Trinh: nên xót lăm
                              Mr Trinh: em nói chuyện với chị ấy bằng tay
                              Last edited by lanhuong; 25-12-2008, 23:09.
                              |

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X