Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sáng tạo : Thiết bị tiệt trùng và làm "mềm" nước bằng siêu âm.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Những link của chị Lan Hương nêu lên chỉ là làm mềm nước một cách giả tạo thôi chứ không phải làm mềm nước thật sự. Đúng ra là một sự đánh lừa thị hiếu người tiêu dùng bằng các chiêu thức quảng cáo.

    Giả sử chị dùng nước đó để làm việc trong một hệ thống trôi tuồn tuột đi thì không thành vấn đề. Như dùng nước sông để làm mát máy tàu, hoặc nước thủy cục đưa vào bồn tắm chẳng hạn. Chỉ cần chống kết tủa là xong.

    Trong khi đó, nước đổ vào bồn giải nhiệt xe ô tô không những phải xử lý mềm thật sự, mà còn phải dùng thêm chất phụ gia đề chống bám cáu cặn, chất chống đông đặc khi trời lạnh (đối với vùng băng tuyết) nữa kìa. Các hệ thống nước làm mát kiểu tuần hoàn như các nhà máy lớn của Úc, nước bắt buộc phải làm mềm, và khử khoáng bằng hóa chất, mà trong đó chủ lực vẫn là các hạt trao đổi ion yếu và mạnh.

    Các biện pháp cơ học như lắng lọc, dùng màng keo tụ, lọc cơ học, chống kết tủa... chỉ được xem là biện pháp xử lý nước thô hay xửa lý nước sơ bộ.

    Các biện pháp xử lý thô này cho thấy nước trở nên trong suốt và không có cặn kết tinh. Nhưng thực ra chất làm cứng nước vẫn tồn tại trong nước chứ không đi đâu cả. Dùng một biện pháp cơ học để xử lý hóa học giống như một dạng động cơ vĩnh cửu. Vì thế khi không có mặt siêu âm, hoặc ra khỏi vùng ảnh hưởng của siêu âm thì nước cứng vẫn hoàn nước cứng.

    Chị thử tưởng tượng dùng nước được xử lý mềm hóa bằng siêu âm nói trên, đưa vào nhà máy dệt nhuộm, hay vào nhà máy chế biến thực phẩm thì tác hại sẽ như thế nào? Nước đó cho vào lò hơi sẽ phá hoại kim loại lò ra sao? Đem châm bình ắc qui thì tuổi thọ giảm tới đâu?

    Các thiết bị gần giống như vậy, cách đây mười mấy gần hai chục năm đã được một công ty nước ngoài vào năn nỉ ngành điện lực cho thử nghiệm ở nhà máy Thủy Điện Trị An, Nhiệt Điện Thủ Đức và Nhiệt điện Trà Nóc rồi. Các tài liệu còn được lưu trữ tại các nhà máy điện trên, và Nhóc đã được đọc trong thời gian đi chu du thực tập ở đó. Kết quả hoàn toàn là con số 0 tròn trĩnh, và là một trong những đề tài đàm tiếu của các anh chị ở đó lúc trà dư tửu hậu.

    Trong các trang chị đưa lên, người ta kết hợp sóng điện từ với siêu âm. Nếu chị đọc không kỹ sẽ tưởng lầm siêu âm là sóng điện từ.
    Last edited by cô nhóc; 28-12-2008, 02:31.
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #17
      .
      Nguyên văn bởi cô nhóc
      Trong các trang chị đưa lên, người ta kết hợp sóng điện từ với siêu âm.
      Kết hợp điện từ với siêu âm là để hỗ trợ cho hệ thống làm mểm nước trong việc giữ sạch đường ống mà thôi. Cơ chế chủ đạo làm mềm nước vẫn là siêu âm. Họ giải thích rõ hơn ở đây :

      Hard water problems can be solved quickly with a non intrusive Ultrasonic water softening system that works without chemicals, salt or filters to prevent limescale and improve water quality.
      .................................................. .................

      The combination of a Magnetic field and Acoustic Cavitation has resulted in the ability to completely clean out any pipe build up, or anything in any pipe system, additionally preventing any re-occurrence of the problem .
      http://www.processingtalk.com/news/wri/wri103.html

      Nguyên văn bởi cô nhóc
      được đọc trong thời gian đi chu du thực tập ở đó. Kết quả hoàn toàn là con số 0 tròn trĩnh, và là một trong những đề tài đàm tiếu của các anh chị ở đó lúc trà dư tửu hậu.
      Những điều cô Nhóc nói, ai thích thì nói ... cũng được vì chả thấy thông tin nào như vậy được công bố. Thông tin công khai dù sao đi nữa thì vẫn cứ đáng tin hơn ... trên trời dưới biển, khẩu quyết vô bằng theo.

      The environmentally friendly Oasis system from UK-based Waterite, reached the finals of the UK Environment Agency Awards recently and received a Judges commendation.
      Suitable for industrial/commercial and domestic use ...
      Chắc là kỹ thuật này nên sử dụng đâu đâu ý, chứ ở ta cứ là con số không ... và chỉ đáng để đàm tiếu lúc trà dư tửu hậu. Hihi.

      Lan Hương.
      Last edited by lanhuong; 28-12-2008, 07:08.

      Comment


      • #18
        LAN HƯƠNG ơi! máy phát siêu âm của bạn công suất bao nhiêu watt/thể tích nước? các nguyên tử H dao động nóng đến sôi lên như sóng viba không? Người ta không chấp nhận dùng sóng viba trong thiết bị tiệt trùng,mà chủ đề của bạn là thiết bị tiệt trùng bằng sóng siêu âm? y học có chấp nhận không?

        Comment


        • #19
          Xin chị Lan Hương cho em được hỏi:
          -Sóng viba trong lò viba (hình như 2G) làm nóng chất mềm, chất lỏng, là sóng điện từ hay sóng siêu âm?.
          -Nếu đưa thức ăn vào lò viba, không chờ nó sôi mà lấy ra sớm thì có tiệt trùng được thức ăn không? Cảm ơn chị trước.
          |

          Comment


          • #20
            Xin cho hỏi 1 câu là để làm mềm 1m3 nước thì tốn bao nhiêu kWh điện? 1kWh, 10kWh?
            “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
              Nhóc nghĩ anh VamCo nói đúng phần nước cứng. Người ta làm mềm nước bằng cách làm cho chúng kết tủa lại và lọc bỏ phần cặn. Chứ làm cho trong nước thì không khử được cứng rồi. Tuy nhiên phần anh nói về hạt trao đổi ion thì không phải mục tiêu chính là làm mềm nước, mà để khử ion, trong đó có cả ion cứng ( (Ca++, mg++) lẫn ion mềm (Na+, ..). Thường thường là để giảm độ dẫn điện của nước.

              To anh (chị) Aici (hay là I see nhỉ, hi hi...): Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số cao hơn tần số âm thanh. Rất nhiều thiết bị siêu âm sử dụng tần số lên đến 5 MHz rồi, thí dụ như máy dò khuyết tật kim loại, máy đo độ dày kim loại...
              Wow. I see. Ý mình nói là: Một cái là sóng âm thanh (rung động lan truyền đến tai), còn một cái là sóng điện từ (sóng radio í mà). Hai cách lan truyền khác nhau.

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi noname684 Xem bài viết
                Xin chị Lan Hương cho em được hỏi:
                -Sóng viba trong lò viba (hình như 2G) làm nóng chất mềm, chất lỏng, là sóng điện từ hay sóng siêu âm?.
                -Nếu đưa thức ăn vào lò viba, không chờ nó sôi mà lấy ra sớm thì có tiệt trùng được thức ăn không? Cảm ơn chị trước.
                - Cái này thì quá rõ. Sóng viba là sóng điện từ rồi, khỏi bàn cải.
                Sóng siêu âm: âm thanh mà tai ta không nghe được. Vì vậy khi ta dùng sóng siêu âm để làm cái gì đó mà nó có công suất lớn lớn, nên có đèn báo có sóng siêu âm để mà biết. Sóng siêu âm công suất nhỏ thì như không có gì, nhưng nếu mà với công suất lớn thì không biết chuyện gì sẽ xãy ra, à nha.
                - Nếu đưa thức ăn vào lò viba, không chờ nó sôi mà lấy ra sớm thì không tiệt trùng được thức ăn. Như phát hiện sóng viba làm chảy chocolat trong túi mà làm ra lò viba, cho nên chủ yếu lò viba là dùng để làm nóng thức ăn (dùng hâm thức ăn là số dách). Vì vậy muốn tiệt trùng thức ăn, ta phải để cho thức ăn được sôi lên thì hơn. (cũng sôi nhanh thôi mà) Nếu vi trùng nào chứa nhiều nước trong nó, nó sẽ bị tiêu diệt trước tiên. Chén dĩa đựng thức ăn có kẽ nứt nho nhỏ cũng sẽ bị vỡ sau tiếng "bóc".
                Last edited by aici; 28-12-2008, 09:40.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi aici Xem bài viết
                  - Cái này thì quá rõ. Sóng viba là sóng điện từ rồi, khỏi bàn cải.
                  Sóng siêu âm: âm thanh mà tai ta không nghe được. Vì vậy khi ta dùng sóng siêu âm để làm cái gì đó mà nó có công suất lớn lớn, nên có đèn báo có sóng siêu âm để mà biết. Sóng siêu âm công suất nhỏ thì như không có gì, nhưng nếu mà với công suất lớn thì không biết chuyện gì sẽ xãy ra, à nha.
                  - Nếu đưa thức ăn vào lò viba, không chờ nó sôi mà lấy ra sớm thì không tiệt trùng được thức ăn. Như phát hiện sóng viba làm chảy chocolat trong túi mà làm ra lò viba, cho nên chủ yếu lò viba là dùng để làm nóng thức ăn (dùng hâm thức ăn là số dách). Vì vậy muốn tiệt trùng thức ăn, ta phải để cho thức ăn được sôi lên thì hơn. (cũng sôi nhanh thôi mà) Nếu vi trùng nào chứa nhiều nước trong nó, nó sẽ bị tiêu diệt trước tiên. Chén dĩa đựng thức ăn có kẽ nứt nho nhỏ cũng sẽ bị vỡ sau tiếng "bóc".
                  Em xin hỏi:
                  -Sóng siêu âm, khi đi qua vật mềm, sinh nhiệt và có thể diệt trùng.
                  Sóng điện từ, (lò viba) đi qua vật thể mềm, sinh nhiệt, nhưng sao không diệt trùng được mà phải đợi sôi lên?

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi nuna3007 Xem bài viết
                    Em xin hỏi:
                    -Sóng siêu âm, khi đi qua vật mềm, sinh nhiệt và có thể diệt trùng.
                    Sóng điện từ, (lò viba) đi qua vật thể mềm, sinh nhiệt, nhưng sao không diệt trùng được mà phải đợi sôi lên?
                    Sinh nhiệt. nhiệt đến cở nào mới diệt được chứ. Nhiệt cở âm ấm thì chỉ làm cho nó phát triển thêm chứ làm sao diệt. Diệt trùng bằng sóng siêu âm, hình như có cái gì đó chưa ổn lắm, nên thường chỉ tiệt trùng bắng tia UV, Ozon . . . đun sôi lên (bằng than, củi, gaz, viba . . .).

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi aici Xem bài viết
                      Sinh nhiệt. nhiệt đến cở nào mới diệt được chứ. Nhiệt cở âm ấm thì chỉ làm cho nó phát triển thêm chứ làm sao diệt. Diệt trùng bằng sóng siêu âm, hình như có cái gì đó chưa ổn lắm, nên thường chỉ tiệt trùng bắng tia UV, Ozon . . . đun sôi lên (bằng than, củi, gaz, viba . . .).

                      Tớ nghĩ chắc phải nóng bốc hơi/khói lên mới diệt được mấy thứ này.
                      Tớ kiếm thấy trên mạng.
                      http://www.webmd.com/news/20070124/m...-germs-sponges
                      http://www.medicalnewstoday.com/articles/61513.php

                      Họ khuyên dùng lò vi ba để diệt vi khuẩn trên mấy đồ rửa chén bằng nhựa. Hơi nóng từ nước sẽ tiêu diệt vi khuẩn.

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi aici Xem bài viết
                        Sinh nhiệt. nhiệt đến cở nào mới diệt được chứ. Nhiệt cở âm ấm thì chỉ làm cho nó phát triển thêm chứ làm sao diệt. Diệt trùng bằng sóng siêu âm, hình như có cái gì đó chưa ổn lắm, nên thường chỉ tiệt trùng bắng tia UV, Ozon . . . đun sôi lên (bằng than, củi, gaz, viba . . .).
                        Em biết âm ấm thì vi trùng càng phát triển mành liệt. Nhưng đó là gia nhiệt bình thường, còn gia nhiệt bằng sóng viba hay sóng điện từ, em hy vọng có khác?... Em không có điều kiện thí nghiệm chỉ mong các anh cho ý kiến.... Nếu sóng mà diệt được trùng thì cần gì phải đợi sôi cho hao điện, mà nếu sôi lên thì cũng phải để nguội bớt rồi mới ăn, rỏ là phí của trời!...

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi Paddy Xem bài viết
                          Tớ nghĩ chắc phải nóng bốc hơi/khói lên mới diệt được mấy thứ này.
                          Tớ kiếm thấy trên mạng.
                          http://www.webmd.com/news/20070124/m...-germs-sponges
                          http://www.medicalnewstoday.com/articles/61513.php

                          Họ khuyên dùng lò vi ba để diệt vi khuẩn trên mấy đồ rửa chén bằng nhựa. Hơi nóng từ nước sẽ tiêu diệt vi khuẩn.
                          The results showed that two minutes in the microwave at full power killed or inactivated more than 99% of all the living germs and the bacterial spores in the sponges and pads, including E. coli.

                          After an additional two minutes -- a total of four -- none of the bacterial spores survived.

                          Before you zap your sponges in the microwave, researchers offer the following advice:

                          Microwave only sponges or plastic scrubbers that do not contain steel or other metals.
                          Make sure the sponge or scrubber is wet, not dry.
                          Two minutes should be enough to kill most disease-causing germs.
                          Be careful in removing the sponge from the microwave because it will be hot and should not be handled immediately after zapping.
                          Bitton recommends that people microwave their sponges according to how often they cook, with every other day being a good rule of thumb.

                          WARNING: To avoid starting a fire if you do this at home, make sure the cloth or sponge is soaked with water, that the water does not boil away (don't keep microwaving until all the steam has gone), and do it for no more than 2 minutes. And never put metal in the microwave (some cloths and sponges and pan scrubbers, even plastic ones, have metal filaments, don't put those in the microwave). And finally, use tongs to remove the hot cloth or wait until it has cooled before you remove it or you will scald yourself.

                          Comment


                          • #28
                            Nước trong lò viba không đạt được 100 độ C. Ngay ở 100 độ C còn vài vi khuẩn không chết như khuẩn uốn ván. Do đó để tiệt trùng các thiết bị phải đưa nước sôi vào môi trường áp suất 1-2kg. Trong điều kiện này nước sôi ở 121 độ. Trong y khoa người ta vẫn không tin tường nên các gói đồ cần tiệt trùng người ta còn để các mẫu giấy thử ,xác nhận nhiệt độ bên trong.

                            Comment


                            • #29
                              Làm mềm nước

                              - Trong công nghiệp thường dùng khí CO2 sục thẳng vào để tạo kết tủa CaCO3, MgCO3.

                              - Máy lọc nước dân dụng thường dùng các hạt nhựa trao đổi ion VD
                              http://www.nuoctinhloc.com/Index.asp?IDSP=VLXL_NIon_1,
                              http://www.xulynuoc.net/view_product.aspx?pid=17

                              (Cho nước chảy qua lớp hạt nhựa này, khi đã hấp phụ đủ Ca+, Mg+ thì tiến hành hoàn nguyên bằng dung dịch muối ăn, ngâm trong dung dịch muối vài giờ và rửa kỹ, phơi khô để "hạt nhựa" trở về trạng thái ban đầu. Tất cả bình lọc nước hiện nay đều dùng như vậy)

                              hoặc dùng dàn mưa vì nước sẽ tiếp xúc với CO2.

                              - Trong các bình nóng lạnh thường người ta gắn thêm 1 cái que (tên gọi là que ma giê gì đó) để chống đóng cặn do nước cứng, que này mà mòn thì thay thế được
                              Last edited by vanco; 28-12-2008, 13:40.

                              Comment


                              • #30
                                Chuyện ngoài lề : đừng rước hoạ vào mình ...

                                Nguyên văn bởi vanco Xem bài viết
                                - Trong công nghiệp thường dùng khí CO2 sục thẳng vào để tạo kết tủa CaCO3, MgCO3.

                                - Máy lọc nước dân dụng thường dùng các hạt nhựa trao đổi ion VD
                                http://www.nuoctinhloc.com/Index.asp?IDSP=VLXL_NIon_1,
                                http://www.xulynuoc.net/view_product.aspx?pid=17

                                (Cho nước chảy qua lớp hạt nhựa này, khi đã hấp phụ đủ Ca+, Mg+ thì tiến hành hoàn nguyên bằng dung dịch muối ăn, ngâm trong dung dịch muối vài giờ và rửa kỹ, phơi khô để "hạt nhựa" trở về trạng thái ban đầu. Tất cả bình lọc nước hiện nay đều dùng như vậy)

                                hoặc dùng dàn mưa vì nước sẽ tiếp xúc với CO2.

                                - Trong các bình nóng lạnh thường người ta gắn thêm 1 cái que (tên gọi là que ma giê gì đó) để chống đóng cặn do nước cứng, que này mà mòn thì thay thế được
                                Loại nhựa resinex lọc nước đã được dùng ở Âu Châu cách nay hơn 35 năm. Hiện nay Resinex EU hầu như không còn sản xuất vì công nghệ lọc quá lỗi thời, đưa vào nguồn nước một lượng nhựa Polystyrene và nhất là vinylbenzene rất khó phân giải tự nhiên. Nó có thể tồn tại lâu dài trong đất và cơ thể con người. Đó là còn chưa nói đến việc các hoá chất không biết rõ nguồn gốc hoá học và tai hại chưa lường trước được của nó. Không chỉ nó mà các loại hóa chất xử lý nước "truyền thống" trước đây cũng dần dần bị loại bỏ, nhường chỗ cho những liệu pháp hiện đại không hoá chất, không muối, không bộ lọc ( without chemicals, salt or filters ).

                                Kinh nghiệm của thuốc diệt trùng DDT ngày nào, trong khi Âu Châu đang dự thảo luật cấm thì ở các nước chậm tiến nó được nhập về ồ ạt, giá rẻ như ... cho và dùng khắp nơi, thậm chí cả tắm người hay bôi, rắc để trị ... ghẻ. Corticoid cũng thế, Âu Châu bắt đầu cấm thì ta đi nhập về làm ra cả tỷ ống Cortibion , các cô chú ngày đó còn dùng để trị ... mụn nữa. Lúc đó Pháp thải một lượng nhỏ corticoid ra Địa Trung Hải đã bị công quốc Monaco phản đối tức thời vì sợ nhiễm cho .... cá, cá có thể lây nhiễm sang người khi ăn thịt cá cơ mà.

                                Tất cả các hiểm nguy hoá học đó đến khi biết được thì cũng ... hoà cả làng. Bệnh suy thận, tiểu đường, tim mạch ngày nào rất hiếm hoi thì bây giờ vượt xa mức đáp ứng của ngành y tế dù máy móc lọc thận cứ nhập về ồ ạt. Đó là chưa kể nhiều bệnh khác có liên quan đến "tự sát hoá học" tăng đáng ngờ ...

                                Tốt hơn hết tránh hoá chất đến mức có thể được. Đó là tư tưởng chung của các nước tiên tiến.

                                Đừng rước hoạ vào mình, đừng chết vì thiếu hiểu biết (hiểu biết rồi chết, hihi).

                                Lan Hương.
                                Last edited by lanhuong; 28-12-2008, 15:09.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X