Những link của chị Lan Hương nêu lên chỉ là làm mềm nước một cách giả tạo thôi chứ không phải làm mềm nước thật sự. Đúng ra là một sự đánh lừa thị hiếu người tiêu dùng bằng các chiêu thức quảng cáo.
Giả sử chị dùng nước đó để làm việc trong một hệ thống trôi tuồn tuột đi thì không thành vấn đề. Như dùng nước sông để làm mát máy tàu, hoặc nước thủy cục đưa vào bồn tắm chẳng hạn. Chỉ cần chống kết tủa là xong.
Trong khi đó, nước đổ vào bồn giải nhiệt xe ô tô không những phải xử lý mềm thật sự, mà còn phải dùng thêm chất phụ gia đề chống bám cáu cặn, chất chống đông đặc khi trời lạnh (đối với vùng băng tuyết) nữa kìa. Các hệ thống nước làm mát kiểu tuần hoàn như các nhà máy lớn của Úc, nước bắt buộc phải làm mềm, và khử khoáng bằng hóa chất, mà trong đó chủ lực vẫn là các hạt trao đổi ion yếu và mạnh.
Các biện pháp cơ học như lắng lọc, dùng màng keo tụ, lọc cơ học, chống kết tủa... chỉ được xem là biện pháp xử lý nước thô hay xửa lý nước sơ bộ.
Các biện pháp xử lý thô này cho thấy nước trở nên trong suốt và không có cặn kết tinh. Nhưng thực ra chất làm cứng nước vẫn tồn tại trong nước chứ không đi đâu cả. Dùng một biện pháp cơ học để xử lý hóa học giống như một dạng động cơ vĩnh cửu. Vì thế khi không có mặt siêu âm, hoặc ra khỏi vùng ảnh hưởng của siêu âm thì nước cứng vẫn hoàn nước cứng.
Chị thử tưởng tượng dùng nước được xử lý mềm hóa bằng siêu âm nói trên, đưa vào nhà máy dệt nhuộm, hay vào nhà máy chế biến thực phẩm thì tác hại sẽ như thế nào? Nước đó cho vào lò hơi sẽ phá hoại kim loại lò ra sao? Đem châm bình ắc qui thì tuổi thọ giảm tới đâu?
Các thiết bị gần giống như vậy, cách đây mười mấy gần hai chục năm đã được một công ty nước ngoài vào năn nỉ ngành điện lực cho thử nghiệm ở nhà máy Thủy Điện Trị An, Nhiệt Điện Thủ Đức và Nhiệt điện Trà Nóc rồi. Các tài liệu còn được lưu trữ tại các nhà máy điện trên, và Nhóc đã được đọc trong thời gian đi chu du thực tập ở đó. Kết quả hoàn toàn là con số 0 tròn trĩnh, và là một trong những đề tài đàm tiếu của các anh chị ở đó lúc trà dư tửu hậu.
Trong các trang chị đưa lên, người ta kết hợp sóng điện từ với siêu âm. Nếu chị đọc không kỹ sẽ tưởng lầm siêu âm là sóng điện từ.
Giả sử chị dùng nước đó để làm việc trong một hệ thống trôi tuồn tuột đi thì không thành vấn đề. Như dùng nước sông để làm mát máy tàu, hoặc nước thủy cục đưa vào bồn tắm chẳng hạn. Chỉ cần chống kết tủa là xong.
Trong khi đó, nước đổ vào bồn giải nhiệt xe ô tô không những phải xử lý mềm thật sự, mà còn phải dùng thêm chất phụ gia đề chống bám cáu cặn, chất chống đông đặc khi trời lạnh (đối với vùng băng tuyết) nữa kìa. Các hệ thống nước làm mát kiểu tuần hoàn như các nhà máy lớn của Úc, nước bắt buộc phải làm mềm, và khử khoáng bằng hóa chất, mà trong đó chủ lực vẫn là các hạt trao đổi ion yếu và mạnh.
Các biện pháp cơ học như lắng lọc, dùng màng keo tụ, lọc cơ học, chống kết tủa... chỉ được xem là biện pháp xử lý nước thô hay xửa lý nước sơ bộ.
Các biện pháp xử lý thô này cho thấy nước trở nên trong suốt và không có cặn kết tinh. Nhưng thực ra chất làm cứng nước vẫn tồn tại trong nước chứ không đi đâu cả. Dùng một biện pháp cơ học để xử lý hóa học giống như một dạng động cơ vĩnh cửu. Vì thế khi không có mặt siêu âm, hoặc ra khỏi vùng ảnh hưởng của siêu âm thì nước cứng vẫn hoàn nước cứng.
Chị thử tưởng tượng dùng nước được xử lý mềm hóa bằng siêu âm nói trên, đưa vào nhà máy dệt nhuộm, hay vào nhà máy chế biến thực phẩm thì tác hại sẽ như thế nào? Nước đó cho vào lò hơi sẽ phá hoại kim loại lò ra sao? Đem châm bình ắc qui thì tuổi thọ giảm tới đâu?
Các thiết bị gần giống như vậy, cách đây mười mấy gần hai chục năm đã được một công ty nước ngoài vào năn nỉ ngành điện lực cho thử nghiệm ở nhà máy Thủy Điện Trị An, Nhiệt Điện Thủ Đức và Nhiệt điện Trà Nóc rồi. Các tài liệu còn được lưu trữ tại các nhà máy điện trên, và Nhóc đã được đọc trong thời gian đi chu du thực tập ở đó. Kết quả hoàn toàn là con số 0 tròn trĩnh, và là một trong những đề tài đàm tiếu của các anh chị ở đó lúc trà dư tửu hậu.
Trong các trang chị đưa lên, người ta kết hợp sóng điện từ với siêu âm. Nếu chị đọc không kỹ sẽ tưởng lầm siêu âm là sóng điện từ.
Comment