Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Quạt máy tắt bật tự động theo nhiệt độ môi trường

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Quạt máy tắt bật tự động theo nhiệt độ môi trường

    Thời tiết giờ đã chuyển thu sang đông, như mọi người đã biết thời tiết chuyển mùa rất khó chịu nhiệt độ dao động trong ngày rất lớn khoảng 10 độ C Khi đi ngủ mọi người hay dùng quạt máy, về đêm nhiệt độ giảm nhanh mọi người phải kéo chăn đắp, đôi khi khi ngủ quên không kéo chăn đắp sáng dạy hay bị ốm, đặc biệt là trẻ em và người già với sức chịu đựng kém.

    Chính vì điều đó, tôi đã nghĩ ra cách lắp mạch điện tự động tắt quạt khi trời lạnh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân các thành viên trong gia đình.

    Xin chia sẻ cách làm quạt tắt mở tự động trên diễn đàn để mọi người áp dụng nhằm giữ sức khỏe cho cộng đồng. Hiện nay trên thị trường đang bán board mạch điều khiển điều hòa đa năng, thợ điện lạnh sẽ dùng mạch điện này thay thế cho toàn bộ mạch điện của điều hòa đã bị hỏng. Board mạch kèm theo một điều kiển từ xa và các dây dẫn, kèm bảng sơ đồ đấu nối Hiện nay trên thị trường đang bán board mạch điều khiển điều hòa đa năng, thợ điện lạnh sẽ dùng mạch điện này thay thế cho toàn bộ mạch điện của điều hòa đã bị hỏng. Board mạch kèm theo một điều kiển từ xa và các dây dẫn, kèm bảng sơ đồ đấu nối



    Board mạch điều khiển điều hòa nhiệt độ với giá khá rẻ khoảng 150K/Bộ


    Nào, giờ ta bắt tay vào việc chế một chiếc quạt cây THÔNG THƯỜNG thành Quạt TẮT BẬT theo nhiệt độ môi trường Có tính năng hẹn giờ và điều khiển từ xa. Tùy vào yêu cầu sử dụng ta có thể bỏ hẳn bộ công tắc bấm số cũ thay vào đó là board mạch điều khiển mới. Nhưng theo tôi nên để cả 2 bộ chạy song song vẫn hơn.

    Đầu tiên Tháo quạt cây, xem rõ các công tắc nối với số 1,2,3 của quạt. Đấu nối với các giắc High wind, Middle wind, Gentle win vào đúng vị trí.


    Bước 2: Cắt công tắc chạy cho lốc, mắc nối tiếp với các công tắc số trong board vì khi đạt nhiệt độ cài đặt máy điều hòa ngắt lốc chứ không ngắt quạt gió.


    Bước 3: Cố định nguồn và board mạch và dây dẫn tránh bong chập, xô lệch.


    Bước 4:
    Gắn các nút bấm, đèn báo, Mắt nhận DKTX, Sensor nhiệt độ. Nếu khéo tay ta có thể đột lỗ trên quạt để gắn các thiết bị này một cách mỹ thuật. Nên gắn măt nhận lên càng cao càng tốt, gắn sensor nhiệt độ ở vị trí không ảnh hưởng đến nhiệt độ của quạt. (ở đây tôi thử nghiệm nên dùng băng dính dán các nút điều khiển và mắt hồng ngoại lên vỏ quạt)



    Chạy thử:
    Chỉnh điều khiển về 18 độ C, bấm nút bật nguồn, đèn LED xanh báo sáng, quạt chạy, điều chỉnh các nút tốc độ của quạt gió xem có đúng tốc độ 1,2,3 không? Sau đó tăng nhiệt độ điều khiển lên nhiệt độ môi trường, dùng điều hòa nhiệt độ hoặc nước mát tác động vào sensor nhiệt độ để xem náy ngắt mở chính xác không. Thực tế mạch này chạy ổn định, ngắt mở chính xác nhiệt độ cài đặt trên điều khiển.


    KẾT QUẢ: Chạy với thực tế:
    • Nếu nằm giường chiếu trúc nên đặt điều khiển ở 26-28 độ
    • Nếu nằm giường đệm nên đặt quạt ngắt ở nhiệt độ 24-25 độ



    Đánh giá Ưu điểm:
    • Bảo đảm sức khỏe người sử dụng
    • Tiện lợi hơn vì có điều khiển từ xa
    • Hẹn được giờ tắt bật với thời gian thực
    • Nếu lắp thêm mô tơ tuốc lăng có thể ưu việt hơn, dùng Step –moteur có thể chỉnh được góc quay quạt
    • Tiết kiệm điện.



    Nhược điểm
    • Mất kinh phí để lắp đặt 150,000 đ + 30 phút nối dây
    • Kinh phí mua pin lắp cho bộ điều khiển từ xa.
    Last edited by betraihn; 30-10-2014, 14:25.

  • #2
    hay quá. bác cho em hỏi là cái mạch này với mạch điều khiển quạt bàn thông thường thì cái nào tốt hơn? em thấy cái này nó ko có chế độ tự tạo gió bằng cách tự động tắt - mở theo nhịp?

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi anhhuycan83 Xem bài viết
      hay quá. bác cho em hỏi là cái mạch này với mạch điều khiển quạt bàn thông thường thì cái nào tốt hơn? em thấy cái này nó ko có chế độ tự tạo gió bằng cách tự động tắt - mở theo nhịp?
      Tất nhiên đã mất công+tiền đầu tư DIY thì ngoài chuyện "hiệu quả" tốt hơn so với mạch điều khiển quạt bàn thông thường rồi, còn có sự thú vị trong công việc nữa. Nếu bác muốn có chế độ gió tự nhiên (rythm theo nhịp-từng cơn gió thoảng) thì bác có thể sáng tạo thêm 1 cái timer nho nhỏ (ví dụ 555 chẳng hạn) là ổn. Tuy nhiên, không rõ bác betraihn có lưu ý đến việc đặt cái sensor nhiệt độ (kèm theo board điều khiển) kia không?
      - Trong máy điều hòa, cái sensor đó được đặt trên đường gió "hồi" quay trở về mặt giàn lạnh. Như vậy nó sẽ kiểm soát tốt mức nhiệt độ trong phòng, và tác động kịp thời.
      - Trong cái project này, sensor đặt cùng trên thân quạt. Nhiệt độ trong phòng không có biến thiên nhiều (do không có tác dụng thổi gió mát như của điều hòa). Như vậy sự biến thiên về nhiệt độ cũng sẽ không nhiều. Có lẽ vì thế nên khoảng lâu lâu nó mới tác động. Hoặc có chăng khi đêm về sáng, nhiệt độ phòng giảm xuống một cách tự nhiên thì board mạch nó sẽ tự "tắt" quạt giúp ta (thay vì timer hẹn giờ) thôi.

      Comment


      • #4
        Mục đích lắp mạch điều khiển nhiệt độ của điều hòa cho quạt máy là để tắt quạt khi nhiệt độ xuống thấp vì vậy nên mình chỉ chú trọng tính năng này thôi ợ.



        Muốn chức năng gió tự nhiên Rhythm thì mua vỉ mạch có fuction Natural cho quạt gió.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi betraihn Xem bài viết
          Nào, giờ ta bắt tay vào việc chế một chiếc quạt cây THÔNG THƯỜNG thành Quạt TẮT BẬT theo nhiệt độ môi trường Có tính năng hẹn giờ và điều khiển từ xa. Tùy vào yêu cầu sử dụng ta có thể bỏ hẳn bộ công tắc bấm số cũ thay vào đó là board mạch điều khiển mới. Nhưng theo tôi nên để cả 2 bộ chạy song song vẫn hơn.

          Đầu tiên Tháo quạt cây, xem rõ các công tắc nối với số 1,2,3 của quạt. Đấu nối với các giắc High wind, Middle wind, Gentle win vào đúng vị trí.

          Bước 2: Cắt công tắc chạy cho lốc, mắc nối tiếp với các công tắc số trong board vì khi đạt nhiệt độ cài đặt máy điều hòa ngắt lốc chứ không ngắt quạt gió.

          Bước 3: Cố định nguồn và board mạch và dây dẫn tránh bong chập, xô lệch.

          Bước 4:
          Gắn các nút bấm, đèn báo, Mắt nhận DKTX, Sensor nhiệt độ. Nếu khéo tay ta có thể đột lỗ trên quạt để gắn các thiết bị này một cách mỹ thuật. Nên gắn măt nhận lên càng cao càng tốt, gắn sensor nhiệt độ ở vị trí không ảnh hưởng đến nhiệt độ của quạt. (ở đây tôi thử nghiệm nên dùng băng dính dán các nút điều khiển và mắt hồng ngoại lên vỏ quạt)

          Chạy thử:
          Chỉnh điều khiển về 18 độ C, bấm nút bật nguồn, đèn LED xanh báo sáng, quạt chạy, điều chỉnh các nút tốc độ của quạt gió xem có đúng tốc độ 1,2,3 không? Sau đó tăng nhiệt độ điều khiển lên nhiệt độ môi trường, dùng điều hòa nhiệt độ hoặc nước mát tác động vào sensor nhiệt độ để xem náy ngắt mở chính xác không. Thực tế mạch này chạy ổn định, ngắt mở chính xác nhiệt độ cài đặt trên điều khiển.


          KẾT QUẢ: Chạy với thực tế:
          • Nếu nằm giường chiếu trúc nên đặt điều khiển ở 26-28 độ
          • Nếu nằm giường đệm nên đặt quạt ngắt ở nhiệt độ 24-25 độ
          Cái chỗ "màu đỏ" trên kia theo ý kiến của tôi: bác không nên để 2 thứ đó chạy song song với nhau. Lý do: bộ chuyển mạch 3 tốc độ trên cái quạt (nguyên bản) của bác là bộ 3 tiếp điểm/công tắc cứng. Khi quạt đang được đặt tốc độ bằng bộ remote kia, nếu có 1 ai đó "vô tình" chạy ra nhấn sang một nút tốc độ khác thì các bối dây tốc độ của quạt sẽ bị đấu theo kiểu "tẩu hỏa nhập ma" ---> không ổn.

          PS: mà công nhận Tàu Khựa nó làm cái món này càng ngày càng rẻ. Làm cho các bác thợ sửa điều hòa ứng dụng vô tội vạ, "chuyển hệ" từ các board mạch nguyên bản của điều hòa sang món này bừa bãi (đôi khi là quá lạm dụng...)

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
            Cái chỗ "màu đỏ" trên kia theo ý kiến của tôi: bác không nên để 2 thứ đó chạy song song với nhau. Lý do: bộ chuyển mạch 3 tốc độ trên cái quạt (nguyên bản) của bác là bộ 3 tiếp điểm/công tắc cứng. Khi quạt đang được đặt tốc độ bằng bộ remote kia, nếu có 1 ai đó "vô tình" chạy ra nhấn sang một nút tốc độ khác thì các bối dây tốc độ của quạt sẽ bị đấu theo kiểu "tẩu hỏa nhập ma" ---> không ổn.

            PS: mà công nhận Tàu Khựa nó làm cái món này càng ngày càng rẻ. Làm cho các bác thợ sửa điều hòa ứng dụng vô tội vạ, "chuyển hệ" từ các board mạch nguyên bản của điều hòa sang món này bừa bãi (đôi khi là quá lạm dụng...)
            Thực ra tôi cũng đã nghĩ tới trường hợp này, tốt nhất là nên đấu thêm zơ le ngắt điều khiển cơ khi bật remoter là ổn.

            Nhưng quạt đang chạy ít ai lại ra bật phím cơ bao giờ, nên lỗi này cũng ít xảy ra hjhj

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi betraihn Xem bài viết
              Thực ra tôi cũng đã nghĩ tới trường hợp này, tốt nhất là nên đấu thêm zơ le ngắt điều khiển cơ khi bật remoter là ổn.

              Nhưng quạt đang chạy ít ai lại ra bật phím cơ bao giờ, nên lỗi này cũng ít xảy ra hjhj
              Tôi thì lại nghĩ khác với bác. Thông thường, khi quạt đang tắt hoặc bật (bất kể ngày hay đêm), nếu đang trong tầm thuận tiện thì người ta sẽ thao tác ngay trên quạt trước (vì thói quen cố hữu). Đặc biệt, trong những trường hợp hy hữu (ví dụ như trẻ em sử dụng, hoặc ngay trong lúc sử dụng lại chưa "kịp" tìm thấy cái remote ở đâu), hoặc có "vị khách" lạ nào đó chưa kịp tìm hiểu cái công năng mới do bác đã DIY thêm vào đó nên rất dễ tò mò và vận hành thử.
              Vì vậy, xét về góc độ kỹ thuật, nếu ta không "hoán cải" cái bộ phím điều khiển cơ khí cũ của quạt về dạng "soft key" hay button thì cũng nên "cắt bỏ" hẳn nó tách ra khỏi (độc lập với) cái board mạch thêm vào kia.

              Về góc độ kinh tế (chi phí): có một số sản phẩm board mạch remote cho quạt đã bán sẵn trên thị trường. Công năng sử dụng có vẻ phù hợp hơn với cái bộ remote dùng cho máy điều hòa không khí mà bác đã post trên kia. Tôi không có ý định quảng cáo ở đây cho ai đó, nhưng trong khi tìm kiếm thì thấy nhiều sản phẩm khác phù hợp hơn. Ví dụ như ở đây:

              Vỉ mạch điều khiển quạt |

              giá tiền cũng 150k, (ở Hà Nội). Chỉ thiếu cái chức năng kiểm soát theo nhiệt độ. Cái này tôi nghĩ rằng ta có thể DIY thêm cho nó 1 cái mạch kiểm soát nhiệt độ theo hướng thật đơn giản rồi "update" thêm cho nó thì thích hợp ngay thôi.

              PS: @bác betraihn: tôi đoán hình như bác cũng hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế. Chắc hẳn bác thấy trong lĩnh vực này có nhiều thiết bị có nhiều công năng được thiết kế vô cùng hợp lý, hơn hẳn những gì ta thường thấy trong điện tử gia dụng

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi betraihn Xem bài viết
                Thực ra tôi cũng đã nghĩ tới trường hợp này, tốt nhất là nên đấu thêm zơ le ngắt điều khiển cơ khi bật remoter là ổn.

                Nhưng quạt đang chạy ít ai lại ra bật phím cơ bao giờ, nên lỗi này cũng ít xảy ra hjhj
                Tôi thì lại nghĩ khác với bác. Thông thường, khi quạt đang tắt hoặc bật (bất kể ngày hay đêm), nếu đang trong tầm thuận tiện thì người ta sẽ thao tác ngay trên quạt trước (vì thói quen cố hữu). Đặc biệt, trong những trường hợp hy hữu (ví dụ như trẻ em sử dụng, hoặc ngay trong lúc sử dụng lại chưa "kịp" tìm thấy cái remote ở đâu), hoặc có "vị khách" lạ nào đó chưa kịp tìm hiểu cái công năng mới do bác đã DIY thêm vào đó nên rất dễ tò mò và vận hành thử.
                Vì vậy, xét về góc độ kỹ thuật, nếu ta không "hoán cải" cái bộ phím điều khiển cơ khí cũ của quạt về dạng "soft key" hay button thì cũng nên "cắt bỏ" hẳn nó tách ra khỏi (độc lập với) cái board mạch thêm vào kia.

                Về góc độ kinh tế (chi phí): có một số sản phẩm board mạch remote cho quạt đã bán sẵn trên thị trường. Công năng sử dụng có vẻ phù hợp hơn với cái bộ remote dùng cho máy điều hòa không khí mà bác đã post trên kia. Tôi không có ý định quảng cáo ở đây cho ai đó, nhưng trong khi tìm kiếm thì thấy nhiều sản phẩm khác phù hợp hơn. Ví dụ như ở đây:

                http://www.mattroisangtao.vn/san-pha...eu-khien-quat/

                giá tiền cũng 150k, (ở Hà Nội). Chỉ thiếu cái chức năng kiểm soát theo nhiệt độ. Cái này tôi nghĩ rằng ta có thể DIY thêm cho nó 1 cái mạch kiểm soát nhiệt độ theo hướng thật đơn giản rồi "update" thêm cho nó thì thích hợp ngay thôi.

                PS: @bác betraihn: tôi đoán hình như bác cũng hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế. Chắc hẳn bác thấy trong lĩnh vực này có nhiều thiết bị có nhiều công năng được thiết kế vô cùng hợp lý, hơn hẳn những gì ta thường thấy trong điện tử gia dụng

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
                  Tôi thì lại nghĩ khác với bác. Thông thường, khi quạt đang tắt hoặc bật (bất kể ngày hay đêm), nếu đang trong tầm thuận tiện thì người ta sẽ thao tác ngay trên quạt trước (vì thói quen cố hữu). Đặc biệt, trong những trường hợp hy hữu (ví dụ như trẻ em sử dụng, hoặc ngay trong lúc sử dụng lại chưa "kịp" tìm thấy cái remote ở đâu), hoặc có "vị khách" lạ nào đó chưa kịp tìm hiểu cái công năng mới do bác đã DIY thêm vào đó nên rất dễ tò mò và vận hành thử.
                  Vì vậy, xét về góc độ kỹ thuật, nếu ta không "hoán cải" cái bộ phím điều khiển cơ khí cũ của quạt về dạng "soft key" hay button thì cũng nên "cắt bỏ" hẳn nó tách ra khỏi (độc lập với) cái board mạch thêm vào kia.

                  Về góc độ kinh tế (chi phí): có một số sản phẩm board mạch remote cho quạt đã bán sẵn trên thị trường. Công năng sử dụng có vẻ phù hợp hơn với cái bộ remote dùng cho máy điều hòa không khí mà bác đã post trên kia. Tôi không có ý định quảng cáo ở đây cho ai đó, nhưng trong khi tìm kiếm thì thấy nhiều sản phẩm khác phù hợp hơn. Ví dụ như ở đây:

                  Vỉ mạch điều khiển quạt |

                  giá tiền cũng 150k, (ở Hà Nội). Chỉ thiếu cái chức năng kiểm soát theo nhiệt độ. Cái này tôi nghĩ rằng ta có thể DIY thêm cho nó 1 cái mạch kiểm soát nhiệt độ theo hướng thật đơn giản rồi "update" thêm cho nó thì thích hợp ngay thôi.

                  PS: @bác betraihn: tôi đoán hình như bác cũng hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế. Chắc hẳn bác thấy trong lĩnh vực này có nhiều thiết bị có nhiều công năng được thiết kế vô cùng hợp lý, hơn hẳn những gì ta thường thấy trong điện tử gia dụng
                  Mục đích ban đầu của tôi là lắp mạch để quạt để tự động ngắt khi nhiệt độ xuống thấp để bảo vệ sức khỏe cho người thân trong gia đình khi nhiệt độ xuống thấp.
                  Chức năng ĐKTX, hẹn giờ, tuốc lăng, gió thiên nhiên... tôi không quan tâm lắm tuy nhiên board mạch có sẵn nên khai thác thôi.
                  Góc độ giá cả tôi thấy mạch Điều hòa này hợp lý, Remote màn hình tinh thể lỏng hơn hẳn mạch board quạt có sẵn trên thị trường kia.
                  betraihn công tác ở lĩnh vực thiết bị y tế nhưng những ứng dụng dân dụng đơn giản mọi người dễ thực hiện làm cho thiết bị bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được tôi quan tâm coi trọng.

                  Comment


                  • #10
                    bo mạch này có duy trì dc ở nhiệt độ 37.5 ko anh?
                    Em có gửi thông tin qua yahoo mail của anh rồi nếu ok e muốn mua sản phẩm này ạ
                    anh trả lời qua địa chỉ mail: dongkt52a@gmail.com giùm e nhé. tks

                    Comment


                    • #11
                      Cảm ơn bài viết của bác rất hay, em cũng muốn làm 1 cái mong bác hướng dẫn kỹ hơn cách đặt nhiệt độ để khi dưới nhiệt độ đó quạt tự ngắt, loại board điều khiển điều hòa hãng nào cũng làm được hay không? Mong bác và ae diễn đàn giúp đỡ, Thanks all.

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      betraihn Tìm hiểu thêm về betraihn

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X