Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy tách lọc nước uống sạch VSCSW

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Máy tách lọc nước uống sạch VSCSW

    Máy tách lọc nước uống sạch
    từ nước biển và nước nhiễm bẩn
    VSCSW

    A/. Nước uống sạch - vấn nạn toàn cầu :

    Nước uống là một mảng quan trọng của đời sống con người. Hiện nay đang tồn tại (và càng tăng) một loạt các công ty cung cấp nước đóng chai với doanh thu không nhỏ cho thấy đây là một lĩnh vực nghề nghiệp không thể xem thường, khi mà nước sạch đang là vấn nạn trên toàn thế giới. Thời gian gần đây còn xuất hiện các mặt hàng nước đóng chai chứa coliform, vi khuẩn gây mủ và cả rau rác đã gây quan ngại thật sự cho những người (chủ yếu là dân đô thị) sống bằng nước đóng chai. Nhất là nước thuỷ cục ngày càng nhiễm bẩn trầm trọng do công nghệ lạc hậu, quan điểm cổ lỗ về chất lượng nước và sự tắc trách của các quan chức ngành cấp nước :39_002: .

    B/. Máy lọc nước sạch VSCSW :


    Dưới đây là mô hình máy VSCSW (máy tách lọc nước uống sạch) mà Siêu Xe Việt đã nghiên cứu thực nghiệm thành công từ nhiều năm trước đây.

    1/. Đối tượng : Cư dân, chiến sĩ duyên hải và hải đảo, thị dân và dân nông thôn không có nguồn nước ăn sạch đúng tiêu chuẩn.

    2/. Nguồn nước : nước biển, nước ô nhiễm và nước máy công nghiệp nhiễm bẩn.

    3/. Phương pháp : dùng năng lượng mặt trời sản xuất nước cất một lần.

    4/. Chất lượng nước : vượt mọi chất lượng nước đóng chai hiện hành và các phương thức lọc khác (nước thuỷ cục thì càng .... miễn bàn).

    5/. Đầu tư : 400.000 đ theo thời giá tháng 3 / 2009 , rẻ hơn tất cả mọi phương pháp xử lý nước khác trên thế giới (Ozone, tia cực tím, lọc RO v.v...).

    6/. Tiết kiệm : Hoàn toàn có thể tự đầu tư bằng phương tiện tại chỗ để giảm chi phí nói trên (kiêm dụng bể chứa, bồn chứa nước v.v...).

    7/. Hiệu quả :
    Với nguồn năng lượng mặt trời (nắng) thông thường ở Việt Nam, hiệu quả trung bình của hệ máy VSCSW đạt khoảng 50 lít nước uống sạch trong ngày tốt nắng, đủ cho nhu cầu nước ăn của một gia đình tiêu chuẩn.

    8/. Hình dưới đây thể hiện mô hình máy lọc nước uống sạch VSCSW Siêu Xe Việt (Vietnamese Super Car Safe Water) :


    a/. Một bồn chứa nước (nước biển, nước bẩn) dài 1,5 m ; rộng 1m. Vật liệu có thể là ván quét dầu rái hay gỗ dán, nhựa, xi măng ... quét chất chống nước (nhựa cây dầu, gôm lắc, dầu đen v.v...). Hai vách bồn nghiêng (bên cao 0,5m ; bên thấp 0,30 m). Bố trí chỗ nạp nước (nước biển, nước bẩn) vào bồn và chỗ rút các thứ liệu ra (không thể hiện trong hình).

    b/. Một tấm kính
    dày 3 mm, dài 1,55m ; rộng 1,20 m ; đặt vừa vặn trên bề mặt nghiêng của bể nước cần lọc.

    c/. Một máng bán nguyệt đường kính 6 Cm , dài 160 Cm đặt dọc theo biên thấp của tấm kính mặt, có độ nghiêng để thu gom nước về bình chứa kín.

    Máng này có thể dùng ống nước đường kính phù hợp, cắt đôi theo chiều dọc để dùng.

    C/. Nguyên tắc hoạt động :

    1/. Máy được đặt
    nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, thông thoáng và tránh bụi bặm. Đổ vào bồn máy mức nước 20 Cm đến 25 Cm (khoảng 300 lít --> 375 lít nước).

    Nên "châm" nước khi mực nước chỉ còn 5 Cm --> 10 Cm.

    2/. Pha vào nước một lượng chất xúc tác quang học mạnh bao gồm magne, kali và một vài khoáng khác theo công thức của www.sieuxeviet.com

    Chú ý nếu là nước biển thì không cần xúc tác này, vì trong nước biển đã có sẵn các vi chất xúc tác.

    3/. Năng lượng mặt trời xuyên qua mặt kính tác động vào nước chứa trong máy VSCSW, mang các phân tử nước bốc hơi ở nhiệt độ 45 độ C --> 55 độ C dưới tác dụng của xúc tác quang học. Chúng ngưng tụ trên mặt kính, chảy theo mặt kính nghiêng về máng gom nước --> vào bình chứa nước uống sạch.

    D/. Hướng phát triển :

    Bài này được post với tư cách phổ biến nghề nghiệp nên Siêu Xe Việt chỉ cung cấp mô hình đơn giản nhất . Các hướng phát triển tuỳ biến có thể là hai mái hay 4 mái nghiêng, bồn sâu cạn tuỳ ý để có lượng nước lớn hơn, máng vòng lên mái để chắn bụi v.v...

    Mong rằng bài phổ biến nghề nghiệp này mang lại một lợi ích mới, tăng cường chất lượng cuộc sống và xem như là một món quà trí tuệ nho nhỏ của Công Ty Siêu Xe Việt gởi đến nhân dân.


    Nguồn: http://sieuxeviet.com/forum/showthre...=1057#post1057

  • #2
    Cái chất bổ sung vào nước là Ma... gì đó đúng không?

    Những máy này rất thích hợp với người lính đảo, máy hoàn chỉnh gồm:

    - Thêm bộ phận dùng năng lượng gió để để hút nước biển lên (dùng luôn để làm máy phát điện)

    - Máy tự quay theo hướng mặt trời để đạt hiệu quả cao nhất (cái này quá đơn giản)

    - Tấm kính thiết kế để hứng luôn nước mưa (1 công đôi việc)

    Đơn giản thế mà tại sao chúng ta phải dùng tầu chuyển nước ngọt ra đảo nhỉ?

    Comment


    • #3
      2/. Pha vào nước một lượng chất xúc tác quang học mạnh bao gồm magne, kali và một vài khoáng khác theo công thức của www.sieuxeviet.com

      Chú ý nếu là nước biển thì không cần xúc tác này, vì trong nước biển đã có sẵn các vi chất xúc tác.
      Trong đoạn này Lan Hương đã cố tình chơi chữ: "nước biển thì không cần xúc tác này", như vậy chất xúc tác cần pha vào nước "theo công thức của www.sieuxeviet.com" này nhằm mục đích làm cho nước ngọt có hàm lượng khoáng giống nước biển. Hi hi!!
      Last edited by ko_phoenix; 23-03-2009, 09:17.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi vanco Xem bài viết
        Cái chất bổ sung vào nước là Ma... gì đó đúng không?

        Những máy này rất thích hợp với người lính đảo, máy hoàn chỉnh gồm:

        - Thêm bộ phận dùng năng lượng gió để để hút nước biển lên (dùng luôn để làm máy phát điện)

        - Máy tự quay theo hướng mặt trời để đạt hiệu quả cao nhất (cái này quá đơn giản)

        - Tấm kính thiết kế để hứng luôn nước mưa (1 công đôi việc)

        Đơn giản thế mà tại sao chúng ta phải dùng tầu chuyển nước ngọt ra đảo nhỉ?
        Vẫn phải dùng tàu chở nước ra do vẫn đề ở công suất và giá thành. Tấm kính 10 m² không rõ có đủ cho 1 người sinh hoạt trong một ngày không?

        PT.
        Núi cao bởi có đất bồi
        Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
        Muôn dòng sông đổ biển sâu
        Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
          Vẫn phải dùng tàu chở nước ra do vẫn đề ở công suất và giá thành. Tấm kính 10 m² không rõ có đủ cho 1 người sinh hoạt trong một ngày không?

          PT.
          Về nhu cầu nước ăn, gia đình tôi hai vợ chồng + hai đứa con mỗi ngày dùng hết chưa hết một bình nước đóng chai 20 lít. Theo lới của một số bà con trên đảo Hòn Tre và đảo Hòn Rơm ở Bình Thuận thì việc thoả mãn nhu cầu nước ăn 10 lít / ngày là niềm mơ ước từ lâu. Một số chiến sĩ hải đảo cũng cho biết một tiểu đội 12 người được cung cấp 10 mét khối nước ăn uống mỗi 3 tháng.

          Tóm lại là vào khoảng 10 lít / người / ngày.

          Mô hình nói trên thì có khoảng 50 lít / ngày, thiết kế nhằm thoả mãn nhu cầu cho gia đình 3 --> 5 người lớn. Rất dễ tính toán mà anh phanta. Lại chủ động hơn hẳn việc dùng tàu chở nước "không sạch" từ đất liền ra.

          Tình hình nước đóng chai "hơi bị" lôm côm kiểu này thì tôi cũng làm một bộ cho gia đình mình, lại là nước cất một lần (chuẩn an toàn cao ngoài mong đợi cho nước ăn), tha hồ ...

          Comment


          • #6
            Nói vui vậy thôi, chứ cấp được 1/4 lượng nước sinh hoạt hàng ngày cũng đỡ cho các chuyến tàu chở nước khối ra rồi. Và chắc chắn là rẻ hơn nước chở từ đất liền, vì không có mô hình nào đơn giản hơn được nữa, phải không ạ?

            Vậy lý do khiến chưa triển khai được cho các "chú" ngoài hải đảo? Nếu triển khai được, thì các chuyến tàu mang nước ngọt bổ xung ra còn có hàng về nữa, như vậy sẽ giảm chi phí thêm nữa.

            PT.
            Núi cao bởi có đất bồi
            Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
            Muôn dòng sông đổ biển sâu
            Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

            Comment


            • #7
              nhà mình ở vùng quê, nước mặn, không có nước giếng, mình rất tâm đắc mô hình này, nhưng bạn Lan Hương ơi cho mình hỏi liệu có hiệu quả không và trên thực tế có ai làm cái này chưa, vì nếu mình làm mà nó khg lọc được nước thì ngại lắm. thank nhiều

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi pthduc Xem bài viết
                nhà mình ở vùng quê, nước mặn, không có nước giếng, mình rất tâm đắc mô hình này, nhưng bạn Lan Hương ơi cho mình hỏi liệu có hiệu quả không và trên thực tế có ai làm cái này chưa, vì nếu mình làm mà nó khg lọc được nước thì ngại lắm. thank nhiều
                Lọc thì chắc chắn là lọc được. CÒn hiệu quả không thì bạn hãy thực tế đi rồi chia sẻ cùng mọi người. Chịu khó làm chuột bạch một lần đi. Đóng một cái thùng bằng gỗ dán theo mô hình. Lót nilon để chứa nước. Không dùng kính mà đậy trên cũng bằng tấm nilon trong suốt. Rồi mang phơi nắng thử.

                Chúc bạn thàhh công

                PT.
                Núi cao bởi có đất bồi
                Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                Muôn dòng sông đổ biển sâu
                Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                Comment


                • #9
                  Sát khuẩn nước bằng ánh nắng:
                  http://www.sodis.ch/
                  http://www.flickr.com/photos/3052239...57601895416740
                  Sản xuất nước cất không mất tiền:
                  http://sachben.com/webplus/viewer.asp?pgid=4&aid=97
                  Hoặc làm gương lõm rẻ tiềnán giấy nhôm (loại giấy cuộn có một mặt bôi sẵn keo, thợ điện lạnh hay dùng) vào bên trong cái ô cũ rồi sơn phủ lớp bảo vệ độ bóng bằng hộp sơn xịt không màu (số A10). Đặt "Nồi hơi" ở điểm hội tụ, Nắng to, nước bốc hơi rất mạnh (nhiệt độ hơi có thể > 250 độ C) có thể sử cung cấp cho động cơ hơi nước mini (cần thêm chút mẹo nhỏ) Hơi nước sau khi sinh công và bị làm lạnh bởi gió bên ngoài két làm mát sẽ ngưng tụ thành nước sạch nhỏ vào bình chứa, cũng được dăm bảy lít mỗi ngày ... thật là một công đôi ba việc
                  Còn có thể tạo ôzôn nhờ nắng trong chai PET hay trong bóng đèn tia cực tím đã hỏng (loại dài 0,6m hay 1,2 m giống như bóng đèn neon nhưng trong suốt và làm bằng thạch anh cho qua tia cực tím)
                  Còn có thể .....
                  |

                  Comment


                  • #10
                    Nhân đọc bài củc hoctap, nhớ lúc trước có đọc về việc lấy thấu kính fresnel nấu sôi nước.

                    Cái máy lọc nước này nếu gắn thêm thấu kính thì hiệu suất tăng vọt!

                    Anh em thử đề xuất phương án tự chế tạo thấu kính xem!


                    Bổ sung thêm một chút: cái thấu kính fresnel 60cmx60cm của China hình như khoảng $200.
                    Nếu thấy giá này phù hợp thì bác nào tìm nguồn nhập về cũng được.

                    Còn nếu muốn rẻ tiền thì dùng nhựa chịu điều kiện khí hậu và môi trường đúc hàng loạt cũng được!
                    Thế là made in VN 100%
                    Last edited by mrgiang99; 24-03-2009, 09:24.

                    Comment


                    • #11
                      sơ đồ bổ sung này có lẽ hiệu quả hơn do có thêm phần lạnh để ngưng tụ hơi nước, các bạn cho ý kiến nhé

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi pthduc Xem bài viết
                        sơ đồ bổ sung này có lẽ hiệu quả hơn do có thêm phần lạnh để ngưng tụ hơi nước, các bạn cho ý kiến nhé

                        Hì, quả là một ... tối kiến.

                        Sơ đồ của bạn được vạch ra vì không biết đến cơ chế "bốc hơi ở nhiệt độ từ 45 độ C --> 55 độ C với xúc tác quang học Siêu Xe Việt" của tác giả. Đấy không phải là kiểu bốc hơi do nhiệt (đun sôi, chỉ có hiệu suất vài phần trăm của họ) đâu bạn ạ.

                        Theo nguyên tắc này thì nhiệt độ toàn khối là rất thấp và không cần phải che mát gì cả, do đó mà anh phanta nhận định là "không thể nào đơn giàn hơn được nữa"

                        Giá 400.000 đ là như vậy đó.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi hoctap Xem bài viết
                          Sản xuất nước cất không mất tiền:
                          http://sachben.com/webplus/viewer.asp?pgid=4&aid=97
                          .....
                          Theo link của Hoctap






                          thì ý tưởng lớn của 2 nhà thiết kế đã gặp nhau.

                          PT.
                          Núi cao bởi có đất bồi
                          Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                          Muôn dòng sông đổ biển sâu
                          Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi hightech Xem bài viết
                            Hì, quả là một ... tối kiến.

                            Sơ đồ của bạn được vạch ra vì không biết đến cơ chế "bốc hơi ở nhiệt độ từ 45 độ C --> 55 độ C với xúc tác quang học Siêu Xe Việt" của tác giả. Đấy không phải là kiểu bốc hơi do nhiệt (đun sôi, chỉ có hiệu suất vài phần trăm của họ) đâu bạn ạ.

                            Theo nguyên tắc này thì nhiệt độ toàn khối là rất thấp và không cần phải che mát gì cả, do đó mà anh phanta nhận định là "không thể nào đơn giàn hơn được nữa"

                            Giá 400.000 đ là như vậy đó.
                            Không hề tối kiến, mà từ đó tôi chợt thấy hay, nếu cải tiến mô hình đó một chút thì chắc chắn hiệu quả hơn nhiều. Vì, dù nước bốc hơi mạnh nhờ xúc tác ngay ở nhiệt độ 45°C -> 55°C thì việc có hơi nước đọng và màng nước dưới lớp kính đó cũng làm giảm năng lượng chiếu xuống khối nước ở dưới. Và trong bất kể trường hợp nào thì việc làm mát cũng tăng hiệu quả của sự ngưng tụ. Bạn hightech chuyên làm về high-tech cũng không nên quên những vẫn đề về low-tech

                            Xin cám ơn.
                            PT.
                            Núi cao bởi có đất bồi
                            Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                            Muôn dòng sông đổ biển sâu
                            Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
                              Không hề tối kiến, mà từ đó tôi chợt thấy hay, nếu cải tiến mô hình đó một chút thì chắc chắn hiệu quả hơn nhiều. Vì, dù nước bốc hơi mạnh nhờ xúc tác ngay ở nhiệt độ 45°C -> 55°C thì việc có hơi nước đọng và màng nước dưới lớp kính đó cũng làm giảm năng lượng chiếu xuống khối nước ở dưới. Và trong bất kể trường hợp nào thì việc làm mát cũng tăng hiệu quả của sự ngưng tụ. Bạn hightech chuyên làm về high-tech cũng không nên quên những vẫn đề về low-tech

                              Xin cám ơn.
                              PT.


                              Một thử nghiệm đã được thực hiện từ khá lâu với kiểu suy nghĩ bất kể trường hợp nào thì việc làm mát cũng tăng hiệu quả của sự ngưng tụ giống như anh phanta vừa phát biểu. Kết quả cho thấy lượng nước sạch thu được chỉ tăng khoảng gần 3 lít (khoảng 5%) trong chi chi phí tăng thêm ... 75%.


                              Bên trái là phần "nguội", màu sáng để tránh thu nhiệt - quang. Bên phải là bồn chứa sơn màu thẫm.

                              Thay vì với chi phí 75% phải thêm để được thêm ... 5% hiệu quả, sao không "ráng" 25% nữa ta có lượng nước gấp đôi.

                              Hiệu quả là thế nào đây ? Không phải Lowtech hay Hightech mà là bài toán tối ưu hóa đầu tư.

                              Hightech vẫn bảo lưu nhận định về tối kiến đó.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X