Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy tách lọc nước uống sạch VSCSW

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    pthduc và Phanta rất có lý khi hoàn thiện việc ngưng đọng và tránh sự mờ của kính
    Hightech cũng có lý khi lo về hiệu quả đầu tư (cả về sự tiết kiệm diện tích)
    Ngày nay chỉ cần một lớp TiO2 (nano) mỏng trên một bề mặt kính là giải nhiệt rất nhanh, không có hiện tượng mờ kính vì nước luôn "trơn tuột" dù "hạt" rất nhỏ
    Cũng có thể tạm khắc phục làm cho mặt kính (mặt dưới) không dính bám giọt nước bằng cách cọ xát kỹ bằng thuốc lào hay tỏi tươi
    Tốt hơn nên làm 2 ngăn chuyên trách 2 chức năng: Ngăn 1 chuyên đun nóng nước dưới vỏ kim loại sơn muội than, ngăn này dùng 2 lớp kính để giảm thất thoát nhiệt. Nước nóng chảy sang ngăn 2 (chỉ có 1 lớp kính rất mỏng đã "trơn hóa" nên rất nhanh ngưng đọng
    Có thể dùng thấu kính hình nửa quả cầu vỏ mỏng, bên trong chứa đầy nước (chiết suất của nước sạch ~ 1,33). ánh sáng luôn luôn tụ chính giữa tâm nửa quả cầu cho dù mặt trời di chuyển từ sáng đến chiều, tiếp theo .....
    |

    Comment


    • #17
      Thay vì cố định, ta để cho gió rung tấm kính thì nước càng chảy nhanh.???.

      - Hệ thống tự động quay về hường mặt trời (dùng cảm biến ánh sáng): tận dụng tối đa thời gian chiếu sáng.

      - Hệ thống bơm nước từ cối xay gió sẽ tự động bơm nước nguồn vào, phát điện để nuôi động cơ quay tấm kính.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
        Theo link của Hoctap


        thì ý tưởng lớn của 2 nhà thiết kế đã gặp nhau.

        PT.

        Cái này có dậy trong lớp "mưu sinh thoát hiểm". Thường thì bỏ thêm một bó lá cây cho có nhiều hơi nước. Theo tôi biết thì cả ngày ra chừng nửa lon 7up (dĩ nhiên là tùy theo nắng và nhiệt độ môi trường).

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi hoctap Xem bài viết
          Sát khuẩn nước bằng ánh nắng:
          http://www.sodis.ch/
          http://www.flickr.com/photos/3052239...57601895416740
          Sản xuất nước cất không mất tiền:
          http://sachben.com/webplus/viewer.asp?pgid=4&aid=97
          Hoặc làm gương lõm rẻ tiềnán giấy nhôm (loại giấy cuộn có một mặt bôi sẵn keo, thợ điện lạnh hay dùng) vào bên trong cái ô cũ rồi sơn phủ lớp bảo vệ độ bóng bằng hộp sơn xịt không màu (số A10). Đặt "Nồi hơi" ở điểm hội tụ, Nắng to, nước bốc hơi rất mạnh (nhiệt độ hơi có thể > 250 độ C) có thể sử cung cấp cho động cơ hơi nước mini (cần thêm chút mẹo nhỏ) Hơi nước sau khi sinh công và bị làm lạnh bởi gió bên ngoài két làm mát sẽ ngưng tụ thành nước sạch nhỏ vào bình chứa, cũng được dăm bảy lít mỗi ngày ... thật là một công đôi ba việc
          Còn có thể tạo ôzôn nhờ nắng trong chai PET hay trong bóng đèn tia cực tím đã hỏng (loại dài 0,6m hay 1,2 m giống như bóng đèn neon nhưng trong suốt và làm bằng thạch anh cho qua tia cực tím)
          Còn có thể .....
          http://www.youtube.com/watch?v=4sqRvUzqDCE

          Coi phần cuối của link trên thì thấy phẩm đỏ lẫn vào trong nước "cất".




          http://www.wholesalewaterdistillers....istillers.html

          Coi 1.A: không thể diệt trùng được.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi hightech Xem bài viết
            Một thử nghiệm đã được thực hiện từ khá lâu với kiểu suy nghĩ bất kể trường hợp nào thì việc làm mát cũng tăng hiệu quả của sự ngưng tụ giống như anh phanta vừa phát biểu. Kết quả cho thấy lượng nước sạch thu được chỉ tăng khoảng gần 3 lít (khoảng 5%) trong chi chi phí tăng thêm ... 75%.


            Thay vì với chi phí 75% phải thêm để được thêm ... 5% hiệu quả, sao không "ráng" 25% nữa ta có lượng nước gấp đôi.

            Hiệu quả là thế nào đây ? Không phải Lowtech hay Hightech mà là bài toán tối ưu hóa đầu tư.

            Hightech vẫn bảo lưu nhận định về tối kiến đó.
            Vấn đề là cách làm mát sao đó. Và số liệu đó có ghi chép không hay hoàn toàn mang tính chủ quan vậy???

            PT.
            Núi cao bởi có đất bồi
            Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
            Muôn dòng sông đổ biển sâu
            Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
              Vấn đề là cách làm mát sao đó. Và số liệu đó có ghi chép không hay hoàn toàn mang tính chủ quan vậy???

              PT.
              To anh Phanta :

              Cái thử nghiệm đó đơn giản thôi anh ạ, nghĩa là làm mát bằng đối lưu tự nhiên dưới mái che của phần "nguội". Đo trên mặt kính phần "nguội" khoảng 33, 34 độ (từ chuyên môn là nhiệt độ trong bóng râm có đối lưu tự nhiên).

              Theo nguyên tắc đối lưu thì luồng khí di chuyển từ khu vực có nhiệt độ thấp đến khu vực có nhiệt độ cao hơn. Vì nước bốc hơi ở nhiệt độ khá thấp (45 độ C --> 55 độ C) nhưng vẫn cao hơn nhiệt độ bên phần "nguội", nên nó không bay sang phần "nguội" này để được ngưng tụ như ý muốn chủ quan của mình mà tập trung chủ yếu trên mặt kính phần "nóng". Phần nước 5% "đi lạc" tập trung ở khu vực giáp mí hai phần nóng - lạnh.

              Khỏi phải nói thì anh cũng biết rằng thử nghiệm đó thất bại thảm hại. Trải nghiệm bao giờ cũng chính xác hơn hẳn ngồi mà tưởng tượng, vì nó dạy cho ta rằng cứ phải phân tích đủ chứng lý khoa học + một trải nghiệm thực tế mới mong ....

              Về ghi chép dữ liệu, xin anh đừng lo. Nhật ký thí nghiệm của chúng tôi có ghi đầy đủ dữ liệu của 7 ngày "công cốc" đó, hình ảnh cũng không thiếu ...

              To bạn Paddy :

              Cái tiết mục giàu trí tưởng tượng từ cái link của bạn hoctap mà bạn Paddy phản ảnh, đúng là phương pháp mưu sinh thoát hiểm, mong cầu có một "chút" nước để sống được trên sa mạc cát bỏng và không hề có chuyện diện tích càng lớn càng có nhiều nước. Vì giàu trí tưởng ... bở, họ viết rất kỳ quái khi mà cho rằng dùng bơm để bơm ... vài bơ nước. Hihi.

              Cũng chỉ vì thiếu trải nghiệm đó thôi.

              Comment


              • #22
                Nước sạch ngưng từ hơi nước bốc lên từ nước bẩn nhờ nắng mặt trời thì quá thuận lợi, có nơi (Ấn độ) hiếm nước, cả làng chung sức đào mương cạn dài vài trăm mét thu được hơi nước từ lòng đất cả vào buổi chiều, cả vào buổi sáng sớm (sau một đêm), họ dùng bơm tay cắm vòi hút chờ sẵn để hút nước thu được từ các bình chứa đặt rải rác dưới lòng mương (màng che là loại nilon chuyên dụng ) … Mươi năm trước, Họctap cũng tham gia làm “Lưới bẫy nước “ thu nước từ sương đêm ở vùng cao Hà Giang …Mấy cái giới thiệu là sưu tầm, học hỏi. Tài liệu nào trích dẫn đã ghi rõ nguồn, cái gì sưu tầm đã ghi rõ là sưu tầm, cái gì “Việt hóa”- cải tiến chút ít cũng rất cẩn trọng nhờ cơ quan tư vấn tra cứu kỹ trước khi nộp đơn tới Cơ quan có thẩm quyền xem xét ….
                Tài liệu khai thác miễn phí trên mạng với nhiều góc độ, nhiều tình huống, có thật có hư có mở có úp … cần suy ngẫm kỹ, xin đừng vội cười. Bạn pthduc có thể tham khảo thêm ở Google với từ khóa: solar water distilled tìm images trước, cái nào hay mở tiếp web , nếu rỗi rãi seach thêm trên Youtube , …..
                Thí dụ:
                Dự án… http://www.epsea.org/pdf/borderpact.pdf
                http://www.thesietch.org/projects/distiller/index.htm
                http://practicalaction.org/practical...roducts_id=165

                Ảnh : SX nước trên đất, mặt nước sông hồ, biển, …Động cơ hơi nước mặt trời (demo):
                trenSong Ho.doc

                photos.doc

                waterpower.doc
                |

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi hightech Xem bài viết
                  To anh Phanta :

                  Cái thử nghiệm đó đơn giản thôi anh ạ, nghĩa là làm mát bằng đối lưu tự nhiên dưới mái che của phần "nguội". Đo trên mặt kính phần "nguội" khoảng 33, 34 độ (từ chuyên môn là nhiệt độ trong bóng râm có đối lưu tự nhiên).

                  Theo nguyên tắc đối lưu thì luồng khí di chuyển từ khu vực có nhiệt độ thấp đến khu vực có nhiệt độ cao hơn. Vì nước bốc hơi ở nhiệt độ khá thấp (45 độ C --> 55 độ C) nhưng vẫn cao hơn nhiệt độ bên phần "nguội", nên nó không bay sang phần "nguội" này để được ngưng tụ như ý muốn chủ quan của mình mà tập trung chủ yếu trên mặt kính phần "nóng". Phần nước 5% "đi lạc" tập trung ở khu vực giáp mí hai phần nóng - lạnh.

                  Khỏi phải nói thì anh cũng biết rằng thử nghiệm đó thất bại thảm hại. Trải nghiệm bao giờ cũng chính xác hơn hẳn ngồi mà tưởng tượng, vì nó dạy cho ta rằng cứ phải phân tích đủ chứng lý khoa học + một trải nghiệm thực tế mới mong ....

                  Về ghi chép dữ liệu, xin anh đừng lo. Nhật ký thí nghiệm của chúng tôi có ghi đầy đủ dữ liệu của 7 ngày "công cốc" đó, hình ảnh cũng không thiếu ...
                  Trải nghiệm bao giờ cũng chính xác hơn hẳn ngồi mà tưởng tượng. Đúng vậy nhưng thực nghiệm mà thiếu lý thuyết thì có thế mang lại sự tốn kém nhiều hơn cần thiết.

                  Mặc dù "hình ảnh cũng không thiếu" nhưng hình như bạn vẫn chưa sẵn sàng chia sẻ. Nếu là PT thì sẽ không "làm nguội" bằng phương pháp "bóng râm có đối lưu tự nhiên" mà sẽ làm bằng nước và nước đó sẽ bổ xung cho nước ở bể dưới. Và sẽ lấy lớp nước trên chứ không phải lớp nước đáy nhé. Vẫn lại là "tưởng tượng" dựa trên nhưng gì người khác đã làm.

                  PT.
                  Núi cao bởi có đất bồi
                  Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                  Muôn dòng sông đổ biển sâu
                  Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                  Comment


                  • #24
                    Có thể do bất chấp lý thuyết hoặc quá “lãng mạn” …vài thế kỷ trước nhiều nhà “Giả kim thuật” loay hoay mãi vẫn chẳng tìm ra cách khả thi biến các kim loại khác hay lọc nước biển ra Vàng hiệu quả hơn đào đất”, động cơ vĩnh cửu” cũng vậy …
                    Không thực hành từng bước và trải nghiệm thì dù có nhiều sách cũng chẳng thành Thày thuốc …chưa nói đến các “Sáng chế gàn” chẳng bao giờ khả thi (Tên do các chuyên viên ở Phòng sáng chế phát minh - Ủy ban KHKT nhà nước - nay là Cục Sở hữu trí tuệ-trong những năm 1965-1970 gọi đùa khi thụ lý một số hồ sơ mà không nhận không được vì có tác giả còn “tấu thư” nhờ tới Thủ tướng can thiệp)
                    2 thứ đều quan trọng, luôn luôn đan xen, chẳng cái nào trước chẳng cái nào sau, , nhưng nếu có tư duy tốt, phương pháp tốt, có nhiệt tình chịu khó và gặp may … thì kết quả phát triển không ngừng (Tuy thế, đôi khi chủ quan với nhiều lý luận, nhiều kinh nghiệm, nhiều thành tích dễ gây tự cao tự đại tự huyễn hoặc, hiếu thắng, bảo thủ …tranh biện thiếu cẩn trọng khiêm nhường, dùng lời lẽ ngạo mạn mà làm mất lòng nhau hay làm tê liệt nhiệt tình sáng tạo của những người mới – thường đột phát các ý tưởng độc đáo. Thí dụ:
                    Ai cũng biết sự tuyệt vời của các đường xoáy dẫn lên nhiều cầu đường ở Trung quốc, bắt nguồn từ Thượng Hải - đó là ý tưởng của một cậu bé khi chơi trò ném máy bay giấy thấy nó từ từ lượn xoáy lên xuống … mà nêu ra. Sau đó,các công trình sư, kỹ sư, công nhân chỉ việc tính toán, thiết kế xây dựng và tiếp tục không ngừng hoàn thiện nâng cao.
                    Ý tưởng che nắng một bên của bạn pthduc và dội nước của bạn phanta … là rất hay, dễ thực hiện. Trên thực tế nhiều nơi trên thế giới đã và đang làm với nguyên tắc tương tự nhưng kết cấu phức tạp hơn và họ thường làm kín không gian bên bốc hơi để tạo áp lực “cưỡng bức” đẩy hơi nước sang khoang ngưng tụ …
                    Ý tưởng của bạn Mrgiang99 rất hay. Trên Youtube có Clip giới thiệu “Mr.Tây” dùng thấu kính làm sôi và bốc hơi nước trong chai, phun theo ống dẫn và ngưng tụ vào chai thứ 2 –như cất Rượu thủ công: http://www.youtube.com/watch?v=aXjMAItCMl0
                    nhưng đầu tư cho thấu kính 600x600mm với $200 thì tuy tốt và chuẩn nhưng hơi …khó
                    Thử dán túi PE như thế nào đó rổi đổ nước vào làm thấu kính xem sao. Các nhà thám hiểm Bắc cực, Nam cực đã từng gọt, đúc thấu kính bằng Băng để lấy lửa và nhiệt mặt trời … khá hiệu quả cơ mà.
                    Trời đã sắp sang Hè, nắng đã nhiều hơn, nước sạch càng cần nhiều hơn …. mong các bạn tiếp tục nghiên cứu-thực nghiệm, tiếp tục thảo luận đề tài này… đừng khới ra rồi lại bỏ dở. Kết quả càng rẻ càng tốt, vì đa số người phải uống nước bẩn là không đủ tiền. Khi thành công xin phổ biến kinh nghiệm cho mọi người (Tất nhiên nếu không bị trùng lặp với các thông tin đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, không có nhiều tính mới hơn thì vẫn có thể xem là các “Giải pháp hữu ích”)
                    |

                    Comment


                    • #25
                      Xin các cao nhân cho hỏi một câu là nếu lọc nước bằng phương pháp bay hơi rồi ngưng tụ này thì cho nước đâu còn khoáng chất nào nhỉ. Cũng giống như lọc bằng RO. Vậy khi uống phải pha thêm tí iốt và bỏ cục đá vôi vào kẻo thiếu canci loãng xương hoặc thiếu iốt bị bướu cổ.
                      “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

                      Comment


                      • #26
                        Hôm qua trên VTV1 thấy có nói đến 1 công trình lọc nước biển lấy nước ngọt do CLB gì đó của Thành Đoàn Hà Nội làm, giống y hệt như mô hình post ở trang 1. Họ nói là họ nghĩ ra --> ko biết ai nghĩ ra trước hay làm trước nhỉ? Vụ này to thì kiện bản quyền như chơi!

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi bxngoc Xem bài viết
                          Xin các cao nhân cho hỏi một câu là nếu lọc nước bằng phương pháp bay hơi rồi ngưng tụ này thì cho nước đâu còn khoáng chất nào nhỉ. Cũng giống như lọc bằng RO. Vậy khi uống phải pha thêm tí iốt và bỏ cục đá vôi vào kẻo thiếu canci loãng xương hoặc thiếu iốt bị bướu cổ.
                          Đây là nước cất!

                          Nếu muốn thêm khoáng thì bổ sung bằng đường ăn thôi!

                          Vd: thiếu Iốt thì ăn Diode được 2 lần Iốt

                          Thiếu Ca thìn văn vôi, cạp tường....

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
                            Hôm qua trên VTV1 thấy có nói đến 1 công trình lọc nước biển lấy nước ngọt do CLB gì đó của Thành Đoàn Hà Nội làm, giống y hệt như mô hình post ở trang 1. Họ nói là họ nghĩ ra --> ko biết ai nghĩ ra trước hay làm trước nhỉ? Vụ này to thì kiện bản quyền như chơi!
                            Về cái mô hình bồn nước + mặt kính nghiêng này thì đã có từ rất lấu . Mô hình ở bài 1 nói trên chỉ là mẫu đơn giản nhất.

                            Nguyên văn bởi LanHuong
                            Bài này được post với tư cách phổ biến nghề nghiệp nên Siêu Xe Việt chỉ cung cấp mô hình đơn giản nhất . Các hướng phát triển tuỳ biến có thể là hai mái hay 4 mái nghiêng, bồn sâu cạn tuỳ ý để có lượng nước lớn hơn, máng vòng lên mái để chắn bụi v.v...
                            Năm 1969, 1970, ở miền Nam đã một thời sử dụng mẫu này (nhà Bố mình lúc đó cũng có sử dụng). Những năm 90 thì một nhóm ở Đà Nẵng cũng tiếp tục tìm cách phát triển nó. Tuy nhiên lượng nước nói chung là khá ít so với đầu tư (hiệu quả không cao).

                            Vấn đề sáng tạo nằm ở chỗ trong nước có chứa chất xúc tác quang học để đẩy mạnh tốc độ bốc hơi ở nhiệt độ thấp (45 độ C đến 55 độ C). Chất xúc tác này cũng chẳng lấy gì làm xa lạ : nó chứa Mg Cl2, KCl và một vài vi chất khác --> nước trong bồn gần giống với nước biển --> bốc hơi nước rất mạnh ở nhiệt độ thấp vừa phải.

                            Cứ ra thẳng ruộng muối trong ngày tốt nắng, ngồi bên bờ ruộng có thể cảm thấy hơi nước ngùn ngụt bốc lên, trong khi vốc vào nước "nại" (nước phơi sáng) thì vẫn thấy nguội ngắt. Ở nhiệt độ này thì nước ngọt khó mà bốc hơi. Cơ chế phát triển hiệu năng của mô hình nói trên bằng xúc tác là một Key của qui trình công nghệ.

                            Việc bảo đảm muối khoáng và các thành phần vi lượng là một chuyện khác,. cần bàn kiểu khác ở một bài khác.

                            Vì vậy cốt lõi là cái nằm trong qui trình và hiệu quả tách nước mà họ đang nắm giữ. Một công trình SX nước sạch (1000 mét vuông kính) theo phương pháp này đang được xây dựng tại TPHCM, và hiển nhiên là nó không đơn giản như trong bài nói trên.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
                              Hôm qua trên VTV1 thấy có nói đến 1 công trình lọc nước biển lấy nước ngọt do CLB gì đó của Thành Đoàn Hà Nội làm, giống y hệt như mô hình post ở trang 1. Họ nói là họ nghĩ ra --> ko biết ai nghĩ ra trước hay làm trước nhỉ? Vụ này to thì kiện bản quyền như chơi!
                              Thường có nhiều người ở nhiều nơi trong nhiều thời điểm nghĩ ra, nhưng ai đăng ký trước rồi được cơ quan sở hữu trí tuệ xét cấp “chứng chỉ” trước thì có Bản quyền tác giả. Chủ của “chứng chỉ” (có thể đồng thời là các tác giả hay là cơ quan tài trợ, quản lý, người mua hay người được cho tặng, thừa kế…) nếu nộp phí bảo hộ hàng năm thì khi xảy ra tranh chấp sẽ được phân xử theo luật. Đăng ký bảo hộ cô khi chỉ ở một nước cũng có hiệu lực ở nhiều nước khác tùy theo các hiệp ước đã ký kết với nhau. Ngoài ra sự bảo hộ rất cụ thể thường chỉ chọn cho một số điểm dễ bị “đạo” nhất vì bảo hộ càng nhiều điểm, phí càng cao. Nếu biết chắc bí quyết không ai bắt chước được hay chỉ cần là tác giả thôi, ngoài ra cho tha hồ phổ biến, sử dụng miễn phí thì không cần đăng ký bảo hộ ……
                              Cất nước nhờ năng lượng mặt trời từ lâu đã được quan tâm và rất cần phổ biến rộng rãi cho cộng đồng nên có thể sẽ chẳng ai tranh chấp làm gì với các sự “tự nhận”mà có khi chỉ do người tuyên truyền thêm thắt, muốn nhấn mạnh sự việc mà thôi. Ở nước ta đôi khi tự đề cao và làm theo ”Phong trào” với mục đích không chỉ đơn thuần KHKT hay kinh tế
                              |

                              Comment


                              • #30
                                Nói đến chuyện đăng ký bản quyền không biết có ai trong diễn đàn đã từng đi đăng ký chưa,có thể chia sẽ kinh nghiệm không?Tôi có một vài "món" muốn đăng ký nhưng chưa biết phải làm thế nào!Help


                                email:
                                Giá mà mạch điện tử không có nhiễu (noise) thì mình bây giờ đã là ... đại gia

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X