Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đôi giày chống bị cắn trộm cho mọi người

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đôi giày chống bị cắn trộm cho mọi người

    Đôi giày cho ngườI già chống bị cắn trộm
    MớI đầu năm,nhận thấy tình trạng chó thả rông ngoài công viên lúc này gia tăng 5% so vớI cùng kỳ năm ngoái,nên em có ý tửơng như vầy:
    Có nhiều bác lớn tuôi vẫn còn đi lạI được trong công viên vaò buổI sáng sớm để tập thể thao nhẹ,mà không phảI chống gậy,nhưng dù vậy khi gặp các con chó vô chủ hoặc chó thả rông tấn công thì các bác này khó phản ứng kịp,nhất là những con chó hay rình cắn trôm ngườI ta.
    Sẽ là trang bị cho các bác này độI giày chống cắn trôm ,một vài modul thu phát hồng ngoạI,gắn ở phía sau cho mỗI chiếc giày,khi có con khuyển nào định cắn trộm ,thì chiếc giày tự động phun nước ra (nước gì cũng được) cho nó chạy,thế là an toàn
    Modul thu-phát hồng ngoạI sẽ làm cho gọn tốI đa,kết hợp vớI 1 van đóng ngắt vói phun,còn nước thì đặt trong 1 cái túi cao su và cũng là đế đôi giày luôn

  • #2
    Hì hì, sao phải có nước nữa, như vậy đôi giày sẽ to lắm đây (chưa kể bộ phận phun nước nữa) , và các cụ có thể mang giày đi lại không nỗi luôn ấy chứ. Sao không phải như cây vợt muỗi, chú cẩu nào cắn vào là phải vừa nhảy vừa la chí chóe (dĩ nhiên là áp cho hạ xuống 1 chút, chứ không là nghe mùi thịt thơm thơm, dễ đói bụng lắm )
    "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần.Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận..."
    Lê lết, lay lất sống qua ngày! >:)

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi BabyKid Xem bài viết
      Hì hì, sao phải có nước nữa, như vậy đôi giày sẽ to lắm đây (chưa kể bộ phận phun nước nữa) , và các cụ có thể mang giày đi lại không nỗi luôn ấy chứ. Sao không phải như cây vợt muỗi, chú cẩu nào cắn vào là phải vừa nhảy vừa la chí chóe (dĩ nhiên là áp cho hạ xuống 1 chút, chứ không là nghe mùi thịt thơm thơm, dễ đói bụng lắm )
      Tớ thấy ý kiến này hay
      Lớp bọc phải đủ bền để bảo vệ (thân chủ và các đối tượng khác) trong trạng thái bình thường, nhưng không được bền quá để khi bị công phá (bằng lực lớn cỡ chó cắn chẳng hạn) thì bị rách và hở lưới thép
      Tớ nghĩ là chỉ cần cho nó bị giật rụng răng là được rồi, không cần thơm thịt đâu

      Comment


      • #4
        trang bị đả cẩu bổng của cái bang cũng là 1 ý tưởng

        Comment


        • #5
          Phía sau gót dầy làm hình đầu con sư tử là bọn chó khiếp ngay ấy mà.....
          Quang Nhat
          ---------------------------------------
          Yahoo :quangnhat85ls
          Mail :
          Nhận thiết kế và ép nhựa cho đồ điện tử

          Comment


          • #6
            Phải làm thế nào cho nó cắn rồi mà không nhả được ra. Cứ thế kéo về thịt...

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
              Phải làm thế nào cho nó cắn rồi mà không nhả được ra. Cứ thế kéo về thịt...
              Như thế thì cũng có cách đấy.....nhưng chỉ bắt được chó đực thôi
              Quang Nhat
              ---------------------------------------
              Yahoo :quangnhat85ls
              Mail :
              Nhận thiết kế và ép nhựa cho đồ điện tử

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi quangnhat Xem bài viết
                Như thế thì cũng có cách đấy.....nhưng chỉ bắt được chó đực thôi
                Đã hiểu ý bác =)) =)) =))

                Comment


                • #9
                  Xem như chức năng của đôi giày cho các cụ đã tạm ổn,tốI qua ,tìm trêm mạng thấy 1 số mẫu giày lạ,mà theo em thì có thể gắn thêm phần điện tử để dùng cho các cụ ông,cụ bà ,các bác xem qua rồI góp ý nhé.,em sẽ gắn điện vào những đôi mà các bác thích. Để đi cho nó êm.,có khi chống được cả chuột nữa đấy.
                  Attached Files

                  Comment


                  • #10
                    Và thêm một vài đôi này
                    Attached Files

                    Comment


                    • #11
                      Người già thường không giày đi cao gót, to kềnh càng, nặng....

                      Comment


                      • #12
                        Cám ơn bác mrgiang99,Có lẽ em sẽ tìm đôi giày tương tự như hình sau: phía trước,và sau có chỗ gắn thêm mạch ,và pin,gót bằng phẳng như bác nói ,trọng lượng nhẹ ,thông dụng vớI nhiều ngườI già.
                        Attached Files

                        Comment


                        • #13
                          Robotech thử nghiên cứu cách tạo ra một số tiếng động hoặc âm thanh tần số cao (có thể phát từ mp3) để đuổi chúng đi xem sao!

                          Thấu hiểu lẫn nhau là điều quan trọng , cần thiết giữa người và chó . Muốn cho chó hiểu thì cần phải dạy cho nó, tập cho nó quen từ lúc nhỏ . Mỗi khi nghe mình nói 1 mệnh lệnh nó phải hiểu là gì và nó phải thi hành . Lúc nào mình cũng phải ở vị thế chủ và là người ra lệnh cho nó chớ không phải ngược lại . Mệnh lệnh mình đưa ra phải ngắn, gọn và rỏ ràng.

                          Chó thường biểu lộ ý nghỉ và cãm xúc của nó qua 1 số cử chĩ , động tác thân thễ gọi là langage corporel , thí dụ như sủa, tru, hú, gầm gừ vv…

                          Đuôi : chó nguẩy đuôi đễ tỏ sự vui mừng sung sướng . Nếu nhúc nhích chóp đuôi quá nhẹ có thễ nó bị đau về thể xác hoặc bị u sầu về tinh thần, như lúc nó ghen tức khi thấy ta ve vuốt 1 con chó khác . Chó cái lúc rượng đực thường hay giở đuôi lên và giử yên 1 chổ .

                          Tiếng Sủa : để thông đạt 1 lời cảnh cáo . Tùy theo cường độ và âm điệu , tiếng sủa có thễ đễ biểu lộ 1 niềm vui, hoặc đễ báo động có kẻ lạ mặt .

                          Tiếng gầm gừ : thay đổi tùy giống chó . Thường đây là dấu hiệu chót trước khi nó tấn công . Không nên đến gần nó lúc này .

                          Tao là xếp xòng đây ( leader) : khi chó muốn cho biết chính nó là xếp xòng là kẻ ra lệnh để chỉ huy (dominant) thì nó sẻ ngó thẳng, lông ở cổ và ở lưng dựng đứng , môi xếch lên , và nó gát 1 cẳng trên mình đối thủ đã bị khuất phục (dominé) .

                          Tao chịu thua mầy rồi : khi muốn chịu thua ,nó liền nằm ngữa ra và đưa 4 cẳng lên trời . Cử chỉ nầy có thễ được biểu lộ trước mặt chúng ta khi nó nghĩ rằng nó có lổi , và nó nhìn nhận uy quyền của người chủ . Nó muốn chúng ta vổ về và gải bụng nó . Ngoài ra đễ biểu lộ sự khuất phục của mình , chó thường tránh ngó thẳng vào mắt ta , 2 lổ tai cụp xuống và kéo trệch ra sau, đuôi cúp xuống vào giữa 2 cẳng . Nó ngậm miệng lại và có khuynh hướng nằm bẹp xuống . Qua những cử chĩ vừa kể, nó muốn trấn an đối thủ là nó đã chịu thua rồi . Nhưng chúng ta nên nhớ, tuy vậy con chó vẫn có thể bất thần cắn ta mà không cần báo trước .

                          Nó muốn rủ ta cùng chơi với nó : nó qụy thấp 2 cẳng trước xuống và nhỏng cao phần sau của nó lên , đuôi ngoắc ngoắc , mồm hả to ra nhưng môi vẩn ở vị trí bình thường không kéo xếch lên trên . Tuy là có cử chỉ hiền lành như thế , nhưng 1 con chó nếu bị kích thích hay bị chọc phá thình lình , chẳng hạn như lúc bị kéo đuôi , kéo lông hay kéo lổ tai ,nó vẩn có thể cắn như thường .

                          Chó liên lạc với nhau bằng cách nào ?

                          Trước hết phải nói là chó có khứu giác rất nhạy bén. Nó đánh hơi rất giõi và rất xa . Trong nước tiểu của chó đực hoặc chó cái đang lên giống có 1 mùi rất đặc biệt ,khoa học gọi là pheromone, có tính chất kích dục rất hấp dẩn đễ thu hút các chó đực . Xúc giác , trước khi chó nhảy đực thường cọ quẹt, kê mõm hưởi nhau .Thị giác biểu lộ qua những động tác để nói lên sự vui mừng hoặc sự ghen tức, sự chinh phục hoặc sự nhượng bộ . Chó thấy dễ dàng nếu vật thể cữ động , và có thị giác tốt hơn thị giác của con người về đêm. Âm thanh, như tiếng sủa, hú , tru, gầm gừ đều có ý nghĩa khác nhau. Thính giác cũng rất nhạy bén và rất phát triển, nhờ vậy chó biết lúc nào thì cần đề phòng địch thủ và có những động tác thích ứng . Chó có thễ nghe những âm thanh với tần số mà con người không thễ nào nghe được ,như các siêu âm ultrasons . Nó rất dở chịu đựng những âm thanh cao vút như tiếng kêu của các máy hút bụi vv…

                          Coi chừng chó dữ
                          Không nên đến gần 1 con chó đang bị cột giữ trong chuồng hoặc đang bị nhốt trong xe hơi. Chó có khuynh hướng muốn giử gìn lãnh thổ của nó nên không muốn ai bén mãng đến gần.

                          Chó xắn xã chạy đến ta 1 cách không mấy thiện cãm: Chúng ta không nên la hét hay bỏ chạy. Hãy điềm tỉnh, bất động . Không nên tạo 1 cữ chỉ đương đầu chống cự nó, và hãy đễ con vật đến gần tự do ngửi đễ kiễm soát ta . Xong xuôi nó sẽ bỏ đi .

                          Coi chừng ,nó muốn tấn công đó : chó vãnh môi trên nhe răng ra, lông ở vùng lưng dựng đứng lên , giở đuôi thẳng lên và bất động.Nó ngó thẳng vào mặt địch thủ , 2 vành tai đứng lên và hướng ra phía trước . Phần sau của nó hạ thấp xuống như sẳn sàng đễ phóng vào địch thủ.

                          Nên nựng chó ở đâu ?
                          Nên tập trung sự vuốt ve nựng nịu ở vùng cổ họng của con chó . Nên tránh nựng nịu phía trên đầu của nó như nhiều người thường hay làm , con vật có thể nghĩ rằng chúng ta muốn kiễm soát nó . Chó cũng sẽ biểu lộ cử chỉ đề phòng nếu chúng ta rờ vào đuôi, mông hay cẵng của nó . Cẩn thận lúc nó đang ăn hay đang ngủ .

                          Chó có giác quan thứ sáu hay không ?
                          Rất nhiều loài vật có năng khiếu cãm nhận được dấu hiệu cũa những biến đổi trong môi trường sống . Chó có khứu giác và thính giác vô cùng nhạy bén có thễ nghe thấy được những điều mà con người chúng ta không thễ làm được . Khi chó có những cử chĩ khác thường như tự nhiên có vẽ sợ hãi vô cớ và tìm cách chạy trốn, nếu bỏ ra ngoài cái lý do là nó bị điên , thì có lẽ là con chó muốn báo hiệu 1 thiên tai ( động đất , tsunami, bảo tố ) sắp xảy ra .Có trường hợp lúc đi chơi với chủ cách nhà 7-8 chục cây số ,chó bị thất lạc . Nhưng lạ thay , vài tuần sau người ta thấy nó lù lù trở về nhà . Các nhà khoa học đưa ra giã thuyết là con vật có thễ cãm nhận đựợc những sự thay đổi ở từ trường nên đã tìm ra được phương hướng đễ trở về nhà . Có người còn nói chó có thễ thấy ma nửa ? Chẵng hạn như đang dẩn chó đi chơi ở nơi vắng vẽ , thình lình nó khựng lại , rên nho nhỏ và run bay bãy tỏ vẽ khiếp sợ cực độ. Nếu cắt nghĩa hiện tượng nầy theo khoa học thì có thễ con chó đã nghe được những âm thanh, những siêu âm lạ thường , hay đã đánh hơi được mùi của loài thú dữ nào đó làm nó phát sợ .
                          Chó sợ sấm sét, tiếng nổ, và âm thanh đặc biệt.
                          1. Chó sợ tiếng động.
                          Cũng chưa rõ tại sao chó rất sợ những tiếng động mạnh như sấm sét, pháo nổ, súng bắn, thậm chí cả tiếng lạch tạch do chập điện hoặc tiếng kêu
                          của một số loài chim như : chim cú, chim lợn... Một số nghiên cứu cho thấy các giống chó working và sporting như: Collies, German Shepherds,
                          Beagles, và Basset Hounds rất sợ và nhậy cảm các tiếng động lạ. Tuy chưa có nhiều các số liệu thống kê, nhưng chó có thể cảm nhận các sang chấn
                          của một trận động đất hoặc sóng thần, có thể tự thoát hiểm trước khi con người có các phương tiện nhận biết.

                          2. Các biểu hiện sợ tiếng động của chó:
                          * Chạy trốn
                          * Vãi tiểu.
                          * Xón phân
                          * Nghiến răng, nhe răng.
                          * Thở hổn hển.
                          * Chạy cuống cuồng.
                          * Tẩu thoát nhanh vượt qua cửa sổ, tường rào, chướng ngại vật, chạy mất tích.
                          * Bỏ ăn.
                          * Không tuân lệnh chủ nuôi.
                          * Hoảng hốt, run rẩy, lắc lư, co giật cơ vận động.
                          * Trợn mắt, giãn đồng tử.
                          * Sủa, kêu khác thường.

                          Comment


                          • #14
                            Theo sự góp ý của các bác,em chuyển hướng qua cách dùng siêu âm hay âm thanh tần số cao trong đôi giày vớI các lý do:
                            Dễ làm hơn dùng nước,giày nhẹ,mạch ít linh kiện.
                            Và mô phỏng sơ khởI: vị trí tạm đặt các vi mạch vào đôi giày như hình sau.
                            Phần tiếp theo là thử nghiệm khoảng cách hoạt động,tần số âm và sự tiêu thụ pin.
                            Em nhớ có vài lần nghịch mấy cái ic nhạc,dùng loa gốm,pin 3 volts,mỗI lần vậy mà các chú chó nhà hàng xóm cách vài mét ,sủa um sùm,
                            Để em thử lạI xem sao,nhưng lần này chắc phảI đem ra công viên thử ,chỉ cần khoảng cách nửa mét mà nó chạy chỗ khác là tốt rồi.
                            Attached Files

                            Comment


                            • #15
                              làm mạch đuổi chó ấy.tác dung lắm.chó chạy mất dép

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              robotech Tìm hiểu thêm về robotech

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X