Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chế tạo máy lên dây đàn guitar.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chế tạo máy lên dây đàn guitar.

    Không có việc gì làm,buồn quá sáng nay đi mua cây guitar về tập lại.
    Ngày xưa lên dây đàn chỉ có cái còi hoặc cái âm phách để thổi hoặc gỏ lên nốt LA,rồi từ đó chỉnh các dây khác.Ngày nay các tiệm bán đàn có cái máy lên dây đàn nhỏ bằng nữa gói thuốc lá, đặt cái máy lên mặt đàn gảy thử dây bất kỳ, màn hình sẽ báo tình trạng dây hiện tại tương đương nốt nào,MI,LA,RE,SOL,SI,MI.Thấy cái máy tôi thích quá hỏi mua họ không bán,vậy thì ta tự chế 1 cái xem nào.

    Đầu tiên làm cái micro thu tín hiệu ,khuyếch đại lên vài chục lần gì đó,sau đó dùng mạch op-am chuyển từ tín hiệu sin sang tín hiệu vuông,rồi dùng mạch VDK đếm tần số,hiển thị lên màn hình.

    Tôi định làm cái máy lên dây đàn như thế,các bạn có ý kiến gì không?

  • #2
    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
    Không có việc gì làm,buồn quá sáng nay đi mua cây guitar về tập lại.
    Ngày xưa lên dây đàn chỉ có cái còi hoặc cái âm phách để thổi hoặc gỏ lên nốt LA,rồi từ đó chỉnh các dây khác.Ngày nay các tiệm bán đàn có cái máy lên dây đàn nhỏ bằng nữa gói thuốc lá, đặt cái máy lên mặt đàn gảy thử dây bất kỳ, màn hình sẽ báo tình trạng dây hiện tại tương đương nốt nào,MI,LA,RE,SOL,SI,MI.Thấy cái máy tôi thích quá hỏi mua họ không bán,vậy thì ta tự chế 1 cái xem nào.

    Đầu tiên làm cái micro thu tín hiệu ,khuyếch đại lên vài chục lần gì đó,sau đó dùng mạch op-am chuyển từ tín hiệu sin sang tín hiệu vuông,rồi dùng mạch VDK đếm tần số,hiển thị lên màn hình.

    Tôi định làm cái máy lên dây đàn như thế,các bạn có ý kiến gì không?
    cháu thấy ý tưởng đó cũng hay nhưng thiết nghĩ chỉ lên dây đàn mà phải chế 1 cái máy thì ....

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi 0973885865 Xem bài viết
      cháu thấy ý tưởng đó cũng hay nhưng thiết nghĩ chỉ lên dây đàn mà phải chế 1 cái máy thì ....
      Tôi cho rằng cái máy này dễ chế tạo,vì nó là sự lắp ráp module đếm tần mà thôi.
      Cái lợi trước mắt khi đã có module đếm tần em sẽ có thể dùng module này chế máy đo tốc độ motor, máy đếm tần số .v.v.

      Em nên tập làm việc với các module,sáng tạo càng nhiều module càng tốt,ghép chúng lại với nhau có vô số công dụng,vì thế đừng cho rằng chỉ lên dây đàn mà phải chế 1 cái máy là phí công sức.

      Comment


      • #4
        nguyên lý đo tốc độ motor dùng cái máy này như thế nào bạn?
        Diễn đàn , chuyên về máy tự chế, robot, mô hình , thủy lực, khí nén ... do các thành viên tự nghiên cứu và chế tạo.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi thegioicnc Xem bài viết
          nguyên lý đo tốc độ motor dùng cái máy này như thế nào bạn?
          Em có thể dùng phương pháp hoạt nghiệm,cho led sieu sáng với tần số nào đó,chiếu vào cốt động cơ đang quay,khi động cơ quay = tần số mạch điện,em sẽ thấy cốt động cơ đứng yên không quay,module đếm tần sẽ hiển thị tần số x60=vận tốc động cơ.

          Comment


          • #6
            Ở tiệm bán đồ âm thanh ánh sáng có bán mà hiệu Berhinger, cái này hồi trước em cũng tính làm 1 cái theo nguyên lý đếm tần như Bác nó chạy sai quá không chỉnh cho đúng được .

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi tuyennhan Xem bài viết
              Ở tiệm bán đồ âm thanh ánh sáng có bán mà hiệu Berhinger, cái này hồi trước em cũng tính làm 1 cái theo nguyên lý đếm tần như Bác nó chạy sai quá không chỉnh cho đúng được .
              Hay quá,vậy tuyennhan đã làm rồi và lý do tại sao nó sai ko chỉnh được? Tôi định làm mạch khuyếch đại trước,dùng oscilocope memory các nốt tín hiệu lại,sau đó khảo sát các dạng sóng.Nếu dạng sóng phức tạp quá thì thôi vậy.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                Hay quá,vậy tuyennhan đã làm rồi và lý do tại sao nó sai ko chỉnh được? Tôi định làm mạch khuyếch đại trước,dùng oscilocope memory các nốt tín hiệu lại,sau đó khảo sát các dạng sóng.Nếu dạng sóng phức tạp quá thì thôi vậy.
                Ý tưởng của Bác Vivanpham cũng hay đó . Theo mình biết là dạng sóng của âm thanh thể hiện âm sắc của nhạc cụ còn tần số của âm thanh thì thể hiện cao độ của nốt nhạc. Nếu dùng mạch hạn biên để tạo thành xung vuông qua mạch đếm tần số để hiển thị cao độ của nốt nhạc thì chỉ nên lấy mẫu ờ vài giây đầu mà thôi bởi vì biên độ của tín hiệu sẽ giảm dần từ thấp đến cao. Có thể dùng mạch lọc tần số cao để sửa dạng sóng trước khi qua mạch hạn biên để việc lấy mẫu chính xác hơn. Vấn đề là làm thế nào để hiển thị tần số đó bằng tên của nốt nhạc là vấn đề mấu chốt của người thiết kế.
                Chúc bác thí nghiệm thành công.
                Last edited by quanghien54; 10-03-2011, 05:19.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                  Hay quá,vậy tuyennhan đã làm rồi và lý do tại sao nó sai ko chỉnh được? Tôi định làm mạch khuyếch đại trước,dùng oscilocope memory các nốt tín hiệu lại,sau đó khảo sát các dạng sóng.Nếu dạng sóng phức tạp quá thì thôi vậy.
                  Ỳ tưởng của Bác Vivanpham cũng hay đó . Theo mình biết là dạng sóng của âm thanh thể hiện âm sắc của nhạc cụ còn tần số của âm thanh thì thể hiện cao độ của nốt nhạc. Nếu dùng mạch hạn biên để tạo thành xung vuông qua mạch đếm tần số để hiển thị cao độ của nốt nhạc thì chỉ nên lấy mẫu ờ vài giây đầu mà thôi bởi vì biên độ của tín hiệu sẽ giảm dần từ thấp đến cao. Có thể dùng mạch lọc tần số cao để sửa dạng sóng trước khi qua mạch hạn biên để việc lấy mẫu chính xác hơn. Vấn đề là làm thế nào để hiển thị tần số đó bằng tên của nốt nhạc là vấn đề mấu chốt của người thiết kế.
                  Chúc bác thí nghiệm thành công.

                  Comment


                  • #10
                    - Tần số các nốt nhạc cơ bản :

                    Đồ:256hz; Rê :287hz; Mi:323hz; Fa:342hz; Sol :384hz; La:431hz; Si: 483hz
                    Khi 2 âm thanh có tần số lớn/nhỏ hơn nau 2 lần thì có âm gần giống nhau tạo thành các cung như : Đồ 128hz ; đô: 256hz; đố : 512hz

                    - Trước mấy điện thoại mẹ bồng con hay dùng con 4069 làm mạch trigger lắm.
                    Khuyếch đại > offset > trigger >đếm tần
                    - Không thì dùng con chuyển từ Tần số sang điện áp. so giữa dây đàn và 1 mạch 555 tạo tần số La chuẩn => thành 1 cái căn mẫu.
                    - Bảo trì, sửa chữa máy công nghiệp
                    - Thiết kế, chế tạo board mạch điện tử
                    - Mua bán, sửa chữa thiết bị test: Oscilloscope; Spectrum Analyzer...
                    - Dt: 0985205886 -

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                      Ỳ tưởng của Bác Vivanpham cũng hay đó . Theo mình biết là dạng sóng của âm thanh thể hiện âm sắc của nhạc cụ còn tần số của âm thanh thì thể hiện cao độ của nốt nhạc. Nếu dùng mạch hạn biên để tạo thành xung vuông qua mạch đếm tần số để hiển thị cao độ của nốt nhạc thì chỉ nên lấy mẫu ờ vài giây đầu mà thôi bởi vì biên độ của tín hiệu sẽ giảm dần từ thấp đến cao. Có thể dùng mạch lọc tần số cao để sửa dạng sóng trước khi qua mạch hạn biên để việc lấy mẫu chính xác hơn. Vấn đề là làm thế nào để hiển thị tần số đó bằng tên của nốt nhạc là vấn đề mấu chốt của người thiết kế.
                      Chúc bác thí nghiệm thành công.
                      Sáng nay tôi đi tìm cái máy lên dây đàn,mua được cái hiệu Cherub,Trung quốc sản xuất giá 150.000.Về nhà tháo mạch điện ra phân tích,nó đơn giản quá mà tôi không nghĩ ra.Chỉ có 6 cái mạch lọc cho 6 sợi dây đàn,cùng tần số thì led sáng.Vì vậy khi lên dây Si căng máy sẽ báo dây Mi.

                      Mất 150.000 mua được kiến thức và đồ chơi,cũng rẻ.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                        Sáng nay tôi đi tìm cái máy lên dây đàn,mua được cái hiệu Cherub,Trung quốc sản xuất giá 150.000.Về nhà tháo mạch điện ra phân tích,nó đơn giản quá mà tôi không nghĩ ra.Chỉ có 6 cái mạch lọc cho 6 sợi dây đàn,cùng tần số thì led sáng.Vì vậy khi lên dây Si căng máy sẽ báo dây Mi.

                        Mất 150.000 mua được kiến thức và đồ chơi,cũng rẻ.
                        Dùng mạch lọc tích cực thì đơn giản như bác phân tích nhưng chỉ có điều là nó không chính xác cho lắm. Tuy nhiên lỗ tai của con người cũng không thể phân biệt được chính xác bằng máy nên có thể chấp nhận được.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                          Dùng mạch lọc tích cực thì đơn giản như bác phân tích nhưng chỉ có điều là nó không chính xác cho lắm. Tuy nhiên lỗ tai của con người cũng không thể phân biệt được chính xác bằng máy nên có thể chấp nhận được.
                          Sao không chính xác được dù là mạch LC nhưng nếu nó được đo kiểm cân chỉnh bằng máy đo tần thì có sai cũng chỉ phát sinh sau 1 thời gian sử dụng , mấy cái organ đời đầu toàn dao động LC không mà có ai nói nó sai , chỉnh mấycái này chuyên viên giỏi thì nghe còn không thì phải nối với máy đo tần .

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                            Hay quá,vậy tuyennhan đã làm rồi và lý do tại sao nó sai ko chỉnh được? Tôi định làm mạch khuyếch đại trước,dùng oscilocope memory các nốt tín hiệu lại,sau đó khảo sát các dạng sóng.Nếu dạng sóng phức tạp quá thì thôi vậy.
                            Hồi đó 1 bác chỉnh đàn piano gợi ý làm 1 cái máy để người trẻ mới làm cũng chỉnh được , em ráp 1 mạch khuyếch đại thu tiếng qua mic rồi đưa vào máy đo tần sau đó thì nhấn hold rồi xem hiển thị nhưng kết quả là số hiển thị không giống nhau chênh lệch giữa các lần đo rất lớn trên cùng 1 đàn lại còn sai khi đo cũng nốt đó khi thử ở đàn khác , chỉnh sửa thay đổi mạch lọc , bù tần cũng không khá hơn đành phải dẹp bỏ ...

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                              Sáng nay tôi đi tìm cái máy lên dây đàn,mua được cái hiệu Cherub,Trung quốc sản xuất giá 150.000.Về nhà tháo mạch điện ra phân tích,nó đơn giản quá mà tôi không nghĩ ra.Chỉ có 6 cái mạch lọc cho 6 sợi dây đàn,cùng tần số thì led sáng.Vì vậy khi lên dây Si căng máy sẽ báo dây Mi.

                              Mất 150.000 mua được kiến thức và đồ chơi,cũng rẻ.
                              Đơn giản mà hay thế mà không nghĩ ra , cái xịn hình như nó lấy mẫu rồi so vối dữ liệu trong bộ nhớ vì khi gảy dây đàn 1 đốm của led 7 đoạn hiển thị nó chạy vòng vòng khi nào trùng với 1 nốt nào đó thì nó mới dừng và hiển thị nốt đó .

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X