Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bơm nước tự động, tiếp điểm kín

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bơm nước tự động, tiếp điểm kín

    Đề tài về máy bơm và bể nước đã từng thảo luận nhiều trong và ngoài điễn đàn ta. Cách đơn giản nhất mà nhiều hộ dân đang dùng đó là mua cái phao điện 60-70 ngàn đồng, tuy không đắt lắm nhưng cũng phiền phức khi mà cứ một vài năm lại phải thay cái khác. Vì nhiều lẽ, nhíp lò so gỉ gây chết. Tiếp điểm thường xuyên có hơi nước chết dần... Chưa kể nguy cơ dò điện 220V xuống bể.

    Dân điện tử chúng ta thì xem chừng nhiều cách hơn. Dùng LED hồng ngoại thu phát rồi đo mức phản xạ. Có vẻ cũng khá phức tạp trong xử lý nhiễu và tinh chỉnh. Lợi dụng tính dẫn điện của nước để làm cặp tiếp điểm dò mức cao, mức thấp. Việc này gây nên sự lo ngại cho sức khỏe bởi sự điện phân của nước trong dòng điện một chiều. Do vậy đã có các giải phái cho dòng xoay chiều qua tiếp điểm rồi mới nắn, lọc đưa vào sử lí làm tăng độ phức tạp của mạch điện


    Nay tôi muốn sử dụng công tắc từ (Reed switch) và nam châm làm cảm biến mức để điều khiển rơ-le hay khởi động từ để bật – tắt bơm. Ưu điểm là không có sự tiếp xúc điện và nước tránh sự điện phân hay dò điện. Tiếp điểm kín trong ống thủy tinh, không lo ngại bởi thời tiết, trường tồn với thời gian.


    Click image for larger version

Name:	TRS_1.jpg
Views:	1
Size:	59.2 KB
ID:	1409959

    PT.

    Last edited by phanta; 18-07-2011, 15:17.
    Núi cao bởi có đất bồi
    Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
    Muôn dòng sông đổ biển sâu
    Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?


  • #2
    - Relay 5V đóng điện cho máy bơm nước 2HP với dòng khởi động 30A không bạn?
    - Bác phanta đã nói tiếp xúc contact của phao điện sẽ bị rỉ sét theo thời gian.
    - Cách của bác phanta là phải dựng một ống nước thẳng đứng so với bồn. Trong ống thả một phao có gắn nam châm khi nước dâng lên hay hạ xuống thì nam châm sẽ chạy lên/xuống và đi qua 2 reed relay gắn ngoài ống để kích hoạt mức cao thấp để đóng hay tắt bơm. Như vậy chắc phải dùng SCR. Có điều là nam châm phải đủ mạnh để từ trường xuyên qua được ống nước và kích hoạt reed relay (cái này phải thử nghiệm).
    “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi tieuho991
      cân j pai rắc rối vậy, muốn trường tồ thì chỉ cần mua một chiếc phao + tip41 + rơle 6v or 5v càng tốt + nguồn sạc điện thoại loại cắm dây usb là vĩnh cửu, hỏng nguồn điện thoại thì thay thôi, mjnh ko up được ảnh, minh miêu tả nhé nối một chân nguồn vào role, một chân nguồn vào chân E của tran, một chân C vào chân còn lại của role , đấu 2 chân của phao vào chân B và C, nếu mà dây phao gàn thì mắc thêm trở 100 ôm nối tiếp với phao, ak mắc thêm tụ 470mf vào nguồn điện thoại nhé càng to càng tốt
      Relay 5 V thì có thể kéo contactor,rồi contactor kéo máy bơm nhưng chả hiểu kiểu này là mấy cái phao nữa.
      Trường mình thầy dạy dùng điện trở của nước/ không khí để làm cái này. Bữa nào rảnh up tham khảo. Lần trước tháo cái quạt nước, chỗ đo mức nước nó dán keo AB quá ra vô tình làm hư cái reed relay tức quá. Không biết HCM có chỗ nào bán ko và giá bao nhiêu vậy ACE. Rẻ hơn Hall Effect Sensor hok

      --------------------

      Cách dùng điện trở của nước nhiều người làm rồi, và tôi cũng đã nêu nhược điểm rồi.
      Last edited by phanta; 18-07-2011, 18:48.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi bxngoc Xem bài viết
        - Relay 5V đóng điện cho máy bơm nước 2HP với dòng khởi động 30A không bạn?
        - Bác phanta đã nói tiếp xúc contact của phao điện sẽ bị rỉ sét theo thời gian.
        - Cách của bác phanta là phải dựng một ống nước thẳng đứng so với bồn. Trong ống thả một phao có gắn nam châm khi nước dâng lên hay hạ xuống thì nam châm sẽ chạy lên/xuống và đi qua 2 reed relay gắn ngoài ống để kích hoạt mức cao thấp để đóng hay tắt bơm. Như vậy chắc phải dùng SCR. Có điều là nam châm phải đủ mạnh để từ trường xuyên qua được ống nước và kích hoạt reed relay (cái này phải thử nghiệm).
        bxngoc nói gần đúng cho phần "cơ" anh định làm. Tuy nhiên chưa nghĩ ra mạch đơn giản cho trường hợp nam châm đóng lần lượt Reed Hi và Reed Lo, nên đành phải dùng 2 nam châm vậy. PT định làm 2 phao, 2 Reed đẻ đóng cho 2 mức. Mức thấp phao lên cao nhất đủ đóng Reed_Lo là dừng (không dâng cao nữa lại ngắt mất). Một phao trượt trong ống phía trên (hoặc ống riêng) để dò mức cao (có thể chỉnh được bằng di chuyển Reed bên ngoài ống)

        Để kích hoạt được reed relay, quan trọng là phải đặt nam châm cho đúng, sao cho đường sức từ đi xuyên qua từng cực của Reed. Hãy đặt như hình dưới đây. Nếu bạn đặt nam châm đó vuông góc với Reed tại điểm giữa, thì nam châm mạnh mấy cũng chỉ càng làm 2 lá xa nhau hơn.


        Không dùng SCR, mà PT đang tính dùng một con OPAM để xử lí cái đám này.

        PT.
        Last edited by phanta; 18-07-2011, 19:06.
        Núi cao bởi có đất bồi
        Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
        Muôn dòng sông đổ biển sâu
        Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

        Comment


        • #5
          em cũng đang có hứng thú với đề tài này mong các bác giúp đỡ em đang định thiết kế một mạch bơm nước ở 3 giai đoạn phụ thuộc vào TI của động cơ ép từ 120A đến 160A mong các bác giúp đỡ mạch nguyên lý hoặc bác nào thiết kế được em đặt hàng

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
            bxngoc nói gần đúng cho phần "cơ" anh định làm. Tuy nhiên chưa nghĩ ra mạch đơn giản cho trường hợp nam châm đóng lần lượt Reed Hi và Reed Lo, nên đành phải dùng 2 nam châm vậy. PT định làm 2 phao, 2 Reed đẻ đóng cho 2 mức. Mức thấp phao lên cao nhất đủ đóng Reed_Lo là dừng (không dâng cao nữa lại ngắt mất). Một phao trượt trong ống phía trên (hoặc ống riêng) để dò mức cao (có thể chỉnh được bằng di chuyển Reed bên ngoài ống)

            Để kích hoạt được reed relay, quan trọng là phải đặt nam châm cho đúng, sao cho đường sức từ đi xuyên qua từng cực của Reed. Hãy đặt như hình dưới đây. Nếu bạn đặt nam châm đó vuông góc với Reed tại điểm giữa, thì nam châm mạnh mấy cũng chỉ càng làm 2 lá xa nhau hơn.


            Không dùng SCR, mà PT đang tính dùng một con OPAM để xử lí cái đám này.

            PT.

            Phanta không cần làm 2 phao.

            Máy cất nước 2 lần Nhật sản xuất dùng swich từ,có 3 vị trí:cạn nước,thiếu nước,đủ nước.Máy chỉ có 1 cái phao bên trong là nam châm.
            Có 3 cảm biến là transistor từ gắn tại 3 vị trí,tùy mực nước, phao sẽ nổi nhiều hay ít, swich có trạng thái tương ứng.

            Chợ Nhật Tảo có bán mấy con transistor Fet từ này mà.

            Comment


            • #7
              Mấy máy tạo hơi nước của tàu vẫn dùng cách này để báo nước cạn và tắt mạch mà. Nam châm đặt trong cái phao hình xuyến bên ngoài công tắc.
              Mà cách dùng cặp tiếp điểm lợi dụng tính dẫn điện của nước thì dòng có đáng bao nhiêu mà bác lo điện phân nước có hại cho sức khỏe ?
              Thất nghiệp :(

              Comment


              • #8
                Em cũng tính làm theo cách của bác phanta rùi. Cũng đã mua hall sensor bán tại TME rùi (70k) nhưng gặp khó khăn ở chỗ là hall sensor nó phân biệt cực tính của nam châm mà nam châm gắn trong phao nó sẽ xoay tròn tự do. Chỉ nghĩ ra cách là dùng cái ống vuông thay vì ống tròn, cắt miếng xốp hình vuông đặt nam châm lên thì nó sẽ không xoay nữa. Có điều chưa kiếm ra được cái ống nước vuông hihi.
                “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

                Comment


                • #9
                  Có cách của bác nào bên luồng chuyển xe đạp thường thành xe đạp điện ấy : luộc cái ống PVC lên rồi đút một thanh gỗ tiết diện vuông vào trong.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                    Phanta không cần làm 2 phao.

                    Máy cất nước 2 lần Nhật sản xuất dùng swich từ,có 3 vị trí:cạn nước,thiếu nước,đủ nước.Máy chỉ có 1 cái phao bên trong là nam châm.
                    Có 3 cảm biến là transistor từ gắn tại 3 vị trí,tùy mực nước, phao sẽ nổi nhiều hay ít, swich có trạng thái tương ứng.

                    Chợ Nhật Tảo có bán mấy con transistor Fet từ này mà.
                    "transistor Fet từ", lần đầu em nghe đến. Bác nõi rõ hơn cho em được không?

                    Một phao nam châm "lướt" qua các sensor thì em chưa nghĩ ra cái mạch nào nó đơn giản một chút so với mạch dùng 1 OPAM.

                    Nguyên văn bởi fireman Xem bài viết
                    Mấy máy tạo hơi nước của tàu vẫn dùng cách này để báo nước cạn và tắt mạch mà. Nam châm đặt trong cái phao hình xuyến bên ngoài công tắc.
                    Mà cách dùng cặp tiếp điểm lợi dụng tính dẫn điện của nước thì dòng có đáng bao nhiêu mà bác lo điện phân nước có hại cho sức khỏe ?
                    Tôi không "lo", mà do nhiều người "ngại"

                    Nguyên văn bởi bxngoc Xem bài viết
                    Em cũng tính làm theo cách của bác phanta rùi. Cũng đã mua hall sensor bán tại TME rùi (70k) nhưng gặp khó khăn ở chỗ là hall sensor nó phân biệt cực tính của nam châm mà nam châm gắn trong phao nó sẽ xoay tròn tự do. Chỉ nghĩ ra cách là dùng cái ống vuông thay vì ống tròn, cắt miếng xốp hình vuông đặt nam châm lên thì nó sẽ không xoay nữa. Có điều chưa kiếm ra được cái ống nước vuông hihi.
                    Do bxngoc chưa chọn đúng loại nam châm và đặt đúng chiều đường sức của nó thôi.

                    Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                    Có cách của bác nào bên luồng chuyển xe đạp thường thành xe đạp điện ấy : luộc cái ống PVC lên rồi đút một thanh gỗ tiết diện vuông vào trong.
                    Luộc một cái ống dài hơn 1 mét cũng là cả một vẫn đề cần tính đó bqviet à.

                    Mà sao bxngoc không kiếm 2 miếng nhựa dài dán vô bên trong cái ống ấy nhỉ


                    Click image for larger version

Name:	OngPVC.JPG
Views:	1
Size:	4.0 KB
ID:	1349782

                    PT.
                    Núi cao bởi có đất bồi
                    Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                    Muôn dòng sông đổ biển sâu
                    Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                    Comment


                    • #11
                      Cảm biến từ loại này y như con ổn áp 78XX. Có 3 chân:
                      1-chân điện thế +
                      2-chân điện thế -
                      3-chân out
                      bình thường chân out mức L.Khi nam châm đến cảm biến,chân out lên mức H.
                      Loại này có bán tại cửa hàng điện công nghiệp.Bán nguyên bộ gồm có cảm biến từ và khung .Nếu Fanta cần xem hình tôi chụp gởi lên.Chắc chắn mạch không đơn giản như mạch Fanta thiết kế.

                      Comment


                      • #12
                        Con cảm biến của bác Vi van pham to thế luồn cũng hơi ngại. Con này chỉ nhỏ bằng con trans dán loại bé thôi. Thường gặp nhất trong các máy điện thoại trượt, gấp , quạt máy tính loại brushless. Việc gì phải tốn những 70k :P
                        Thất nghiệp :(

                        Comment


                        • #13
                          Con tháo trong fan máy tính là hall switch chỉ on/off khi có hoặc không có từ trường. Còn tốn 35k (xin đính chính lại giá) vì nó là linear hall sensor (Allegro A1302) có thể đo được cường độ từ trường và cực tính từ đó có thể suy ra được mức nước còn lại (1cm - 5cm) một cách tương đối.
                          “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi bxngoc Xem bài viết
                            Con tháo trong fan máy tính là hall switch chỉ on/off khi có hoặc không có từ trường. Còn tốn 35k (xin đính chính lại giá) vì nó là linear hall sensor (Allegro A1302) có thể đo được cường độ từ trường và cực tính từ đó có thể suy ra được mức nước còn lại (1cm - 5cm) một cách tương đối.
                            Nếu bxngoc gắn nam châm trên phao mà cảm biến thay đổi khi phao xoay thì chắc chắn là dùng nam châm không đúng loại. Thử lấy loại nam châm tròn, cực từ ở 2 phía, xoay đến mấy thì cũng vẫn ngần đấy từ thông. Không có chuyện sensor đảo chiều được.

                            PT.
                            Núi cao bởi có đất bồi
                            Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                            Muôn dòng sông đổ biển sâu
                            Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                            Comment


                            • #15
                              Mới vẽ được cái sơ đồ nguyên lý. Mong các bác đã, đang và sẽ quan tâm mổ sẻ giúp.

                              Các đầu Hi, Lo là dẫn đến công tắc từ tính (có thể sửa cho phù hợp nếu các bác vẫn muốn dùng điện trở nước) khi nước dâng đến Lo thì công tắc Lo nối đất. Dâng đến Hi thì cả hai nối đất.

                              Ban đầu cấp điện, bể không nước, áp điểm B (Ub) = 0, Ua = 1/2 Vcc. Đưa Out lên Vcc, kéo Ua = 2/3Vcc.

                              Nước dâng qua mức Lo: Ub = 1/2 Vcc, Ua=2/3Vcc nên Out = Vcc. Tiếp tục bơm.

                              Nước dâng đến mức Hi: Ub = 1/2 Vcc, Ua=0, nên Out = 0. Dừng bơm.

                              Xả nước dưới mức Hi: Ub = 1/2 Vcc, Out=0 nên Ua=1/3Vcc (< Ub) nên Out không đổi. Bơm vẫn tắt.

                              Xả tiếp dưới mức Lo: Ub = 0 < Ua nên Out=Vcc. Bật bơm.

                              Click image for larger version

Name:	BomNuocTD.JPG
Views:	1
Size:	12.7 KB
ID:	1349835

                              Cám ơn các bạn đã quan tâm.

                              PT.
                              Núi cao bởi có đất bồi
                              Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                              Muôn dòng sông đổ biển sâu
                              Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              phanta Tìm hiểu thêm về phanta

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X