Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
à cách xác định chân của BJT có đúng không chỉ mình với cám ơn chước nha
Xin hướng dẫn bạn một cách đọc BJT dể nhớ : cầm BJT quay mặt chử đối diện mắt mình (tức khi đó đọc được kí hiệu ), thứ tự chân xác định lần lượt từ trái sang phải như sau : E-C-B ( tạm dịch là Em - Còn - Bú )!
cúc vui!
ĐƯỜNG ĐI KHÓ,
KHÔNG KHÓ VÌ NGĂN SÔNG CÁCH NÚI
MÀ CHỈ SỢ LÒNG NGƯỜI NGẠI NÚI E SÔNG !
Mình đã mua thử 10 con led siêu sáng về thử,kết quả nghiên cứu là:không thể dùng 2 cục pin tiểu 1.5V để thắp sáng led siêu sáng được,vì pin tiểu kéo dòng rất tệ mình đã mắc thử nối tiếp tới 4 cục pin tiểu,tổng áp lên tới 4.4V,mắc trực tiếp vào 1 led,dùng VOM đo lại áp trên led,thấy bị sụt áp còn 2.8V,đo dòng qua led thấy 15mA,led sáng yếu,giống led thường.Sau đó mình lại lấy pin dtdd,áp của nó là 3.8V,mắc trực tiếp vào 1 led,led rât sáng,ánh sáng đúng là có thể giúp đọc được sách khi cúp điện,dùng VOM đo thấy áp trên led là 3.7V,dòng là 95mA.Sau đó lại dùng nguồn DC của mình,chỉnh áp khoảng 4.2V rồi mắc trực tiếp vô led,thấy dòng hơn 100mA,tuy nhiên để lâu thấy ánh sáng chuyển sang màu xanh,và sáng yếu hẳn đi,ko biết để lâu hơn nũa có cháy ko,và led ko thể phục hồi lại độ sáng như lúc ban đầu khi em giảm áp lại.mấy bác giải thích giúp em,ko biết ớ áp 4.2V đúng là sáng thật ,nhưng led để lâu chắc sẽ chaýmình mắc nt với trở 100ohm thì áp trên led tự dưng sụt xuống còn 3,4V,ko còn sáng như lúc mắc trực tiếp,vậy mình mắc với trở 0.5 ohm có cải thiện được ko,em thử thì thấy áp trên led đúng là ko bị sụt thật,vẫn là 4.1V nhưnh ko biết để lâu có cháy led ko.Còn cái mạch của anh Vuthaonguyen,ko biet cho dòng qua led là bao nhiêu,áp trên led lúc mắc vào mạch là bao nhiêu,led có sáng như của em ko.
Ko biết đến thời điểm này thì bạn duyanh đã giải thích được cái vấn đề của LED siêu sáng chưa nhỉ? Ko rõ các thông số trên có chính xác hoàn toàn hay ko nhưng mình dùng và đo thử loại LED này và thấy cái thông số trên "kỳ wa' ta".
LED siêu sáng nếu là loại zin thì sụt thế trên LED luôn vào khoảng 2.9V , tuy nhiên mình mua ngoài trợ giời thì đã dính phải lô hàng mà các con LED lại khác nhau đến bât ngờ: có con sụt có 2.8V, có con sụt 3.3V. Bạn đo dòng qua LED siêu sáng mà lên tới 100mA thì .... kiểm tra lại đồng hồ đê Với loại LED zin mà mình đã đo thì dòng qua LED khi sáng đẹp nhất là tầm 30mA, có thể nhỉnh hơn chút ít, nhưng ko thể lên tới 100mA được. Mà đã LED đã như thế thì có 3 hay 4 quả pin tiểu thì ... LED có thể cháy nhưng điện áp trên 2 chân LED ko chênh lệch đáng kể đâu Thế mà bạn lại còn cấp cho 4.2V, LED chuyển mầu là đúng roài, mà LED đã phải chuyển màu tức là biểu hiện của thần chết rồi. Tóm lại là mua được loại có độ sụt áp là tầm 2.9 - 3V, dòng tiêu thụ lúc đó đạt khoảng 20 - 30 mA là đẹp rồi. Và đừng cấp thế vào lớn quá, nguồn yếu 1 chút thì LED ko sao chứ nguồn mà khỏe (như lúc pin điện thoại đầy chẳng hạn) thì chả mấy mà nó die.
LED tương đương DIOD nối tiếp R (mà nó là một loại diod còn gì). Led tốt thì trị số R nhỏ. Diod có điện áp sụt khá ổn định khi thay đổi dòng, do đó bạn nên dùng nguồn dòng chứ không nên dùng nguồn áp (đơn giản nhất là dùng trở hạn dòng).
Về thứ tự chân BJT thì tôi thấy (đã gặp) có 3 loại: Em-Còn-Bú (ECB), Em-Bú-Cùng (EBC) và Bú-Cùng-Em (BCE) (Em chả chui vào giữa bao giờ). Thằng Em-Còn-Bú hay gặp nhất, kiểu vỏ thường là TO92 (C945). Đứa Bú-Cùng-Em thì thường là công suất, vỏ thường là T0220 (TIP41). Em-Bú-Cùng ít gặp hơn, ở mình hay có S9013, S9014, S8050, S8850, 2N2222...
Mà bạn longphi54 có biết đo kiểm BJT không đấy?
Nếu các bạn ngại quấn biến áp thì thử tham khảo mạch này xem. Cuộn cảm 100uH khá dễ mua, mà nhổ cuộn cũ cũng được.
Các trị số linh kiện không cần chính xác, mà tôi cũng chả nhớ rõ có đúng trị số như trên không!? Để tôi ráp lại rồi post sau vậy!
[ATTACH]9932[/ATTACH]
Các mạch kích LED dùng pin 1V5 đều có dạng nâng áp. Nếu bạn dùng 2 pin trở lên, hay pin điện thoại thì chịu khó lắp thêm trở. Nếu sợ tốn điện thì chỉ có Step-down (băm hạ áp đệm cảm)!
Rất xin lỗi anh em vì cái mạch trên, chả hiểu tại sao, tôi lắp mà nó cũng không phát được.
Tôi đã sửa lại một chút như thế này
thêm tụ 100p và 1 Led. Giảm trị số R1 nếu muốn tăng dòng qua Led.
Nguyên nhân: ???
Tóm lại là nguyên lý dao động đã khác! ???
và nó đã không đơn giản bằng mạch VuThaoNguyen đưa ra.
tiện đây cho em hỏi ở chợ trời người ta bán dây emay kiểu j hả các bác, bán theo cuộn hay theo mét, bao nhiu xiền ạ??? cả giá của thanh ferit nữa ạ. e đang muốn nghịch vài mạch liên quan đến siêu cao tần nên muốn hỏi lun ^^
ps:trong mạch đầu anh nguyên cuốn L1 và L2 có cùng chiều ko ạ???
tiện đây cho em hỏi ở chợ trời người ta bán dây emay kiểu j hả các bác, bán theo cuộn hay theo mét, bao nhiu xiền ạ??? cả giá của thanh ferit nữa ạ. e đang muốn nghịch vài mạch liên quan đến siêu cao tần nên muốn hỏi lun ^^
ps:trong mạch đầu anh nguyên cuốn L1 và L2 có cùng chiều ko ạ???
Ko biết bạn ở Tphcm hay Hà Nội ? Nếu ở Tphcm bạn ra chợ Nhật Tảo ở đó có rất nhiều chỗ bán dây điện từ, bạn cứ nói cỡ dây, ở đó ng ta quấn sẵn các cuộn 1 lạng,2 lạng, nửa ký hay 1 ký v.v... tùy theo túi tiền mà mua. Ví dụ cuộn dây 0.14 mm cuộn 1 lạng thì có giá từ 18k - 22k 1 cuộn. Thanh ferrite dạng như trong mấy cái radio AM thì mình cũng chưa rõ chỗ nào trong Nhật Tảo có bán, chủ yếu ra chỗ bán đồ cũ, mua lại rồi lấy thanh ferrite trong đó ra. Trong mạch bác Nguyên thì mình lắp lâu quá rồi cũng ko nhớ rõ là nó cùng chiều hay ngược chiều, cứ lắp xong rồi nếu ko chạy thì ta đảo lại 1 trong 2 cuộn dây thì mạch sẽ chạy thôi. Mạch liên quan đến siêu cao tần, theo mình thấy thì kỹ thuật siêu cao tần cũng ko dễ để mà "nghịch" (trừ ai có cách nào khác thì mình chưa biết)vì mạch UHF trở lên, tần số làm việc rất là cao (thường là trên 300Mhz), chạy đường mạch hay thiết kế ko tốt sẽ làm cho mạch ko chạy hoặc nếu có chạy thì chạy ko tốt, nhiễu hài v.v...
Vài cái link để xem sơ qua mấy mạch dao động UHF: http://ok1ike.c-a-v.com/soubory/tipy...OSCILLATOR.JPG http://www.instructables.com/id/UHF-oscillator/
Muốn đèn sáng hơn thì bạn có thể giảm giá trị của trở, quấn tăng số vòng của cuộn nối vào B thì cũng tăng độ sáng.
Theo tôi nên để trị số trở >330ohm.
Đèn không sáng có thể do khả năng phát sáng của nó có hạn. Nếu LED sáng một lúc mà sờ chân (sát vỏ) thấy ấm thì phải tăng trở lên.
em quấn thêm vòng rồi nhưng nó không sáng hình như không đều nhau thì nó không sáng . Em tăng số vòng quấn lên mỗi bên 40/40 vòng thì nó cũng sáng như cũ hình như có sáng lên chút siếu.nhưng cuộn giây lại phát ra âm thanh thật nhức đầu không biết làm sao đây.ai chỉ cho em làm sáng bóng đèn hơn nủa không
em quấn thêm vòng rồi nhưng nó không sáng hình như không đều nhau thì nó không sáng . Em tăng số vòng quấn lên mỗi bên 40/40 vòng thì nó cũng sáng như cũ hình như có sáng lên chút siếu.nhưng cuộn giây lại phát ra âm thanh thật nhức đầu không biết làm sao đây.ai chỉ cho em làm sáng bóng đèn hơn nủa không
Bạn nên để LED đó chiếu vào một cái quang trở, rồi đo quang trở để kiểm tra độ sáng thay đổi thế nào. Chứ bằng mắt thường thì khó xác định lắm. Tiếng kêu nhức đầu đó là do cuộn day đang dao động ở tần số khoảng từ 16KHz đến 18KHz. điều chỉnh cuộn dây có thể thay đổi tần số sang vùng cao hơn để không nghe thấy tiếng nhưng vẫn có thể nhức đầu. Hãy thực nghiệm nhiều để trao đổi và rút kinh nghiệm nhé!
PT.
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
nhân tiện cho mình hỏi thêm về cái phần test hipot (cao áp),là để kiểm tra độ bền cách điện giưa các cuộn dây,mà thấy thông số test thường ở mức 4kvac,vậy nếu mấy con fail đó xài bình thường vẫn dduocj phải không ạ,vì điện mình làm gì lên tới mức đó
Xin chào mọi người, tôi đã sử dụng Flashforge Inventor 2 được gần 5 năm và rất hài lòng với nó, nhưng tuần trước đã xảy ra sự cố. Có vẻ như động cơ bước đưa sợi in vào đầu nóng đã bị hỏng. Mọi thứ khác có vẻ ổn trên máy...
Comment