Thông báo

Collapse
No announcement yet.

một can 5l nước có bao nhiêu giọt nước?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • một can 5l nước có bao nhiêu giọt nước?

    trong một cuốn sách về toán cao cấp (Nga) có bài toán về tính toán về tốc độ, thể tích khi một giọt nước khi chảy ra khỏi một cái lỗ và chiều cao mức nước giảm dần theo thời gian ( pt vi phân ).

    avr đang làm thử cách để kiểm tra có đúng không . bằng cách đếm thử có bao nhiêu giọt nước trong 1 cái ca vài lit. tuy nhiên vấn đề là tia hồng ngoại lại trong suốt với nước ( loại khe hẹp có thu và phát). ai có ý gì hay xin mời chỉ giáo.

    đang rãnh nên không biết làm gì cho đỡ chán.
    Last edited by cooloo; 14-12-2007, 21:04.

  • #2
    Theo tôi thì nên pha vào nước 1 loại phẩm màu nào đó có khà năng hấp thụ tia hồng ngoại.

    Comment


    • #3
      Pha thế thì chất nước sẽ khác, tính chất khác thì kết quả sẽ khác hehe.
      Tốt nhất vẫn là nước cất, nhưng mà đong 5lit làm sao đúng đến từng giọt nước được nhỉ ???
      Nếu đong được thì tui nghĩ cho giọt nước giọt lên một cái lẫy bập bênh như chày giã gạo, đầu kia thích hồng ngoại thì hồng ngoại, kô thì laser hêhê.

      Comment


      • #4
        Dùng hồng ngoại làm chi cho tốn kém?
        Lấy 2 cái kim khâu đặt song song với nhau (cách nhau khoảng 2mm). Khi giọt nước rơi xuống sẽ biến 2 chiếc kim đó thành 1 điện trở. Có thể nối 2 đầu kim với mạch đếm...

        Miễn là giọt nước to cỡ... giọt nước mũi của AVR
        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

        Comment


        • #5
          khi giọt nuớc đi qua thì 2 chiếc kim cũng dính nhau luôn.
          hihi.
          -->Đo đuợc 1 giọt nước mũi.

          Sông dài, Thuyền lớn, Biển rộng bao la.
          Tháo neo ngôn ngữ, lèo lái con thuyền kiến thức nhân loại.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
            Dùng hồng ngoại làm chi cho tốn kém?
            Lấy 2 cái kim khâu đặt song song với nhau (cách nhau khoảng 2mm). Khi giọt nước rơi xuống sẽ biến 2 chiếc kim đó thành 1 điện trở. Có thể nối 2 đầu kim với mạch đếm...

            Miễn là giọt nước to cỡ... giọt nước mũi của AVR
            Tia hồng ngoại không có trong suốt đối với nước đâu . Tia hồng ngoại có bước sóng khoảng 3.2-3.3um ( Micron Meter ) thì nhìn thấy nước. AVR dùng cái IR detector loại xịn thì có thể nhìn được ( khoảng 800 USD ) . Đong nước xong rùi mang cái 800 USD IR detector ra đong nước mắt ( tốn tiền qué!!!! )

            Ha ha ha ha Nước cất hông có dẫn điện . Nước mũi thì dẫn điện (cái này Cooloo biết chắc vì nó mằn mặn) . Chờ cho Nhathung đong cho đầy 5L nước mũi rùi hén cho mượn mà làm thí nghiệm .
            Last edited by cooloo; 10-12-2007, 09:39.

            Comment


            • #7
              Cu Lu có kinh nghiệm liếm... mũi hay sao mà biết nước mũi nó mặn?

              Đọc kỹ lại đầu bài đi nhé! Mà cái kim khâu rất có ích trong nghề điện tử. Chịu khó thí nghiệm sẽ thấy cái hay của nó.

              VD:
              - Tháo IC dán nếu không có hàn khò.
              - Nối vào que đo đồng hồ để đo chân linh kiện LSI, hoặc đo đường mạch mà không cần cạo mạch.
              ...v...v...
              Và nó tròn, nhẵn nên không giữ được nước. Không tin Cu Lu cứ thử làm xem.
              Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

              Comment


              • #8
                Cách của nhathung1101 là khá ổn và đơn giản. Thực tế với đầu nhọn như vậy, nếu là nước máy thường ( không có độ nhớt) thì để cach nhau 1 mm cũng chưa chắc đã đính nhau được đâu. Và chuyện dẫn điện là chuyện đã được kiểm chứng và nhiều ứng dụng thực tế rồi. "Nước cất hông có dẫn điện", đó là lý thuyết khi trong phòng thí nghiệm và mọi thứ là tuyệt đối. Còn với điều kiện của bạn thì... Thử xem.

                PT.
                Núi cao bởi có đất bồi
                Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                Muôn dòng sông đổ biển sâu
                Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                Comment


                • #9
                  Đã thế cần gì thí nghiệm nữa. Vì sai số đầy ra rùi. Hehe.

                  Comment


                  • #10
                    cái khe hồng ngoại chỉ to = giọt nước nên không tiện. nguyên lí : bước sóng hn > khoảng cách trung bình giữa các p/tử h20 thì nó sẽ trong suot với nước. tuy nhien nêu che bên phát bằng lớp bãng keo trong thì có tin hieu. Nhưng không theo kịp giọt nước rơi tự do ( 4v>0v nhưng chỉ nhúc nhích quanh 4v thôi).
                    loại khe hẹp là như vay.
                    thank các góp ý . sẽ thử lại bằng loại xa.

                    @nhathung 1011: có 2 lí do mà avr khong muon trao đổi với anh > ko co k/thức chuyên môn lại hay nhảm, tán vu vơ.
                    Last edited by avr; 12-12-2007, 15:34.

                    Comment


                    • #11
                      Cái máy đếm loại đó chỉ cần sử dụng một cái Caculato là được
                      Giá không qua 15000 đồng + 2 cái kim giá ...? không biết

                      Cảm biến sử dụng hồng ngoại cũng tốt , chỉ có điều lắp như thế nào thôi .
                      Hình dạng các giọt nước có hình tròn nên nó có tác dụng tán xạ tia sáng mạnh . Các cảm biến sẽ nhận dạng được tốt
                      Last edited by nguyendinhvan; 13-12-2007, 09:15.
                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment


                      • #12
                        kqua!!

                        Nguyên lí cơ bản là :
                        Giọt nước có r =20k-30k rơi xuống khe 2 dây điện > nối mạch cho bộ khuếch đại > rờ le đóng mở liên tục theo mỗi giọt nước rơi > 3 cách kết nối :

                        Nhắp chuột tự động và kích mô phỏng tính bằng 8051 trong Protues

                        Kích tự động bộ đếm hồng ngoại.

                        Dùng bảng tính Excell. Và đây là cách avr có hứng thú nhất.
                        Attached Files

                        Comment


                        • #13
                          Mỗi ô của bảng Excell có số thứ tự (địa chỉ), mỗi khi nhấn phím mũi tên trên bàn phím thì con trỏ trên bảng tính sẽ tự nhảy xuống ô kế tiếp. Nhờ kết nối phím mũi tên bằng hai dây ra role nên mỗi khi giọt nước rơi thì phím mũi tên giống như được nhấn.xuống và con trỏ trên bảng tính sẽ nhảy lần lượt qua các ô. Số thứ tự của ô tính cuối cùng khi đã đủ 500ml nước chính là số giọt nước có trong 500ml nước. Bảng excel có 1048576 dòng và XFD cột nên số ô nó chứa tất cả là:

                          1048576 * (26+26*26+24*6*4) = CHỤC TỶ Ô ( nhiều hơn cả dân số trên thế giới).

                          Chỉ cần dùng một cột (1048576 ô) để tính rồi khi hết thì nhấn Ctrl - Home để về ô đầu tiên A1 và đếm lại cho lần khác.
                          Bình lớn 5 lit đựng nước cho nhỏ giọt từ từ vào lọ nhựa 500ml (có thang đo) để tính số gần đúng trong 500ml từ đó tính được trong vài lít. Sai sót có thể xảy ra là giọt nước rơi thành dòng hoặc quá chậm làm số ô không nhảy hay nhảy liên tục ( cũng có khi phần mềm quét virus trong máy tính kiểm tra xong và bật cửa sổ lên làm con chuột trên bảng tính excel không còn tác dụng)
                          Attached Files

                          Comment


                          • #14
                            Vậy bình nước đã trở thành nguồn xung tự động khá đều đặn cho việc đóng mở một con chuột hay một nút nhấn (khoảng 2 lần/ 1giây). Con chuột tự động này sẽ có thể dùng cho các việc phải nhắp chuột liên tục và quá nhiều tại một vị trí cố định đã chọn trên màn hình máy tính như : võ lâm truyền kì , Check Grammar trong các văn bản Word, nhấp chuột để tăng/ giảm một con số nào đó, chẳng hạn số người ghé thăm một website hay di chuyển tuần tự con trỏ như ở đây, hoặc để kiểm tra độ bền của một thiết bị ví dụ một công tắc đóng mở bao nhiêu lần thì cháy. Giọt nước rơi đều đặn nếu rơi vào đỉnh đầu của con người thì không chịu nổi, đây cũng là một hình thức tra tấn tù binh trong quá khứ.
                            Còn để làm những gì nũa thì chưa biết nhưng nói chung đây là việc thưc hiện một lời hứa vu vơ (once up a time) và chỉ để vui vẻ thôi.
                            chưa phải là một sáng chế hay giải pháp hữu ích vì nó chưa đủ 3 điều kiện:
                            - Tính mới ( không dễ làm ra bởi một hiểu biết trung bình về kĩ thuật)
                            - Sáng tạo (chưa từng xuất hiện)
                            - ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.

                            Phần cuối là hình ảnh avr và thí nghiệm

                            với mấy đứa bạn đã nhờ đến phần chụp hình (đứa tài trợ chính ko có mặt vì nhà xa)

                            kết quả ở bảng sau:

                            Attached Files

                            Comment


                            • #15
                              Hi avr!

                              Đã mất công mod chuột và bàn phím, sao Avr không dùng cái Calculator trong máy tính mà đếm.

                              đầu tiên mở cacl lên. Bấm lần lượt "1", "+". Rồi thì mõi lần nước ởi, là một lần chuột nháy vào "=" hoặc cho bàn phím "=". Thế là có thể đếm đén hàng tỷ tỷ tỷ. Chứ không phải là chục tỷ đâu nhé.

                              PT.
                              Attached Files
                              Núi cao bởi có đất bồi
                              Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                              Muôn dòng sông đổ biển sâu
                              Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              avr Tìm hiểu thêm về avr

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X