Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thận nhân tạo

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Em cứ tưởng máy chỗ em là cổ rồi chị Hương lai đưa hình máy thờ kỳ đồ đá mới lên nữa đúng là tội cho dân nghèo thật. Nhưng tại sao ngày càng nhiều người bị suy thận vậy ta? Ngoài yếu tố khách quan( nhiễm độc, bệnh lý..) còn có phải do chính dân ta hại dân mình không?
    By three methods we may learn wisdom:
    First, by reflection, which is noblest;
    Second, by imitation, which is easiest;
    and third by experience, which is the bitterest

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi phuong.hng Xem bài viết
      Em cứ tưởng máy chỗ em là cổ rồi chị Hương lai đưa hình máy thờ kỳ đồ đá mới lên nữa đúng là tội cho dân nghèo thật. Nhưng tại sao ngày càng nhiều người bị suy thận vậy ta? Ngoài yếu tố khách quan( nhiễm độc, bệnh lý..) còn có phải do chính dân ta hại dân mình không?
      phuong.hng lại hỏi ... ngoài kỹ thuật rồi, huhu. Nhưng cũng phải trả lời vậy.

      Các BV lớn nhỏ tại VN đều chơi đồ cổ không à. Kể cả Bạch Mai, BV GTVT, Chợ Rẫy, Tập Đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ v.v... đều không có gì khác hơn là các máy to như cái Ti vi đời cũ. Bao gồm các mã hiệu BAXTER, GAMBRO AK 93 AK 100, FRESENIUS 4008B, 4008S, NIPRO ( SURDIAL ), COBE CENTRY 2,3, HOSPAL, DIALOG v.v...

      Các loại hiện đại cỡ cái mũ bảo hiểm thì dân ta ... hổng thèm chơi.

      Chỗ phuong.hng dùng đời máy nào thế ? Nếu lạ thì Lan Hương cho người thu thập + điều nghiên xem ra sao.

      Nguyên văn bởi phuong.hng
      ... có phải do chính dân ta hại dân mình không?
      Có đấy. Nhưng lại ... ngoài lề rồi. Hihi.

      Thân ái.

      Lan Hương.

      Comment


      • #18
        Nếu sản xuất thiết bị này các bước để đưa vào thực tế thế nào.

        Hội đồng khoa học nào ở VN dám công nhận.

        Thủ tục để thử lâm sàng.

        Có vẻ dù làm đc nhưng mà VN chắc khó mà có sản phẩm ?
        Vẫn biết mỗi lần xa là một lần về lại...

        Comment


        • #19
          máy lọc thận nhân tạo cấy ghép vào cơ thể mới chỉ có trên ý tưởng và nghiên cứu thôi, chắc trong tương lai xa lắm mới nhìn thấy nó..."Máy thận nhân tạo to bằng mũ bảo hiểm" là máy lọc màng bụng đấy(lọc màng bụng và thận nhân tạo là hai kỹ thuật khác nhau, phương pháp thực hiện và diễn biến trong quá trình lọc khác nhau,tuy mục đích cuối cùng là một) bởi vậy nó là hai loại máy khác nhau. Viết tiêu cực quá dễ làm người khác hiểu sai lệch, sao không viết về những mặt tích cực hơn của nó, ví dụ như nếu không có nó thì phải làm sao...chắc phải xin về nhà nằm chờ...???

          Comment


          • #20
            Tôi đề nghị chúng ta không nên tranh cải những chuyện đâu đâu, đi vào kỹ thuật của chúng ta thì hơn. Tôi thấy trong máy thận nhân tạo ở Viêt Nam đang dùng (tôi không phân biệt được loại nào cỗ loại nào không cỗ) có nhiều mạch chức năng như : đo áp lúc máu ( động mạch hay tĩnh mạch gì đó tôi quên rồi hoặc cả hai gì đó), áp lực dịch thẫm phân, đo nhiệt độ, đo độ dẫn điện của dịch thẫm phân, phát hiện bọt khí trong đoạn ống dẫn máu về cơ thể ( gọi là tĩnh mạch), phát hiện rò rỉ máu ra ngoài dịch thẫm phân khi rách màng lọc...
            Một số mạch đo áp lực và đo nhiệt độ có thể khỏi bàn, theo tôi nên bàn đến các mạch :
            - Phát hiện bọt khí trong ống dẫn máu về cơ thể, vì nếu để cho bọt khí đi vào mạch máu bệnh nhân thì sẽ gây ra hậu quả khó lường do tắc mạch máu ( nếu tắc mạch não có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức). Về nguyên lý tôi nghe nói nó dò bọt khí theo nguyên lý siêu âm, còn cụ thể thế nào tôi ...mít.
            - Mạch đo độ dẫn điện dịch thẫm phân, đây là một thông số quan trọng, quyết định chất lượng của một cuội lọc máu: tôi thấy cảm biến có 2 điện cực nhúng trong dịch thẫm phân để đo độ dẫn điện của dịch thẫm phân, tôi cũng nghe nói dùng xung điện như thế nào đó để để đo và không làm hỏng điện cực do hiện tượng điện phân, cụ thể thế nào tôi cũng ...mít.
            - Mạch phát hiện rò rỉ máu cũng rất quan trọng vì nếu không phát hiện thì bệnh nhân sẽ bị mất máu và nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao do dịch thẫm phân chảy vào cơ thể: mạch này dùng phương pháp quang học. Hình như máu thấm vào dịch thẫm phân làm giảm độ dẫn sáng của dịch (làm đục) thì phải.
            Bạn nào có hứng thú thì cùng nhau nghiên cứu các mạch này nhé!
            Chúc vui!

            Comment


            • #21
              Tại sao phải có bộ phận kiểm soát và điều khiển nhiệt độ dịch thẩm phân?
              - Trong quá trình lọc máu, máu từ cơ thể người bệnh sẽ được lấy ra khỏi cơ thể để thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể bởi bơm máu-bộ dây dẫn máu- màng lọc máu( nơi diễn ra quá trình lọc máu ) rồi đưa trở lại cơ thể người bệnh. Khi máu được đưa ra khỏi cơ thể người bệnh sẽ bị mất nhiệt ra môi trường ngoài cơ thể vì vậy khi máu trở lại cơ thể người bệnh sẽ bị lạnh. Để giải quyết vấn đề này người ta đã thiết kế bộ gia nhiệt cho dòng dịch thẩm phân để khi dòng dịch này đi vào trong quả lọc (nơi diễn ra quá trình lọc) sẽ bù một lượng nhiệt nhất định cho lượng máu lấy ra khỏi cơ thể người bệnh, vì vậy lượng máu khi quay trở lại cơ thể người bệnh vẫn đủ ấm và không làm giảm nhiệt độ cơ thể người bệnh.
              Attached Files

              Comment


              • #22
                Phần mạch điện chi tiết không thể post lên được do kích thước file lớn quá , bác nào cần tham khảo để lại địa chỉ E-mail tôi gửi cho
                Attached Files

                Comment


                • #23
                  Bác cho tôi "đặt gạch" nhé: phuong.hng@gmail.com
                  By three methods we may learn wisdom:
                  First, by reflection, which is noblest;
                  Second, by imitation, which is easiest;
                  and third by experience, which is the bitterest

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi pvkhai Xem bài viết
                    Tôi đề nghị chúng ta không nên tranh cải những chuyện đâu đâu, đi vào kỹ thuật của chúng ta thì hơn. Tôi thấy trong máy thận nhân tạo ở Viêt Nam đang dùng (tôi không phân biệt được loại nào cỗ loại nào không cỗ) có nhiều mạch chức năng như : đo áp lúc máu ( động mạch hay tĩnh mạch gì đó tôi quên rồi hoặc cả hai gì đó), áp lực dịch thẫm phân, đo nhiệt độ, đo độ dẫn điện của dịch thẫm phân, phát hiện bọt khí trong đoạn ống dẫn máu về cơ thể ( gọi là tĩnh mạch), phát hiện rò rỉ máu ra ngoài dịch thẫm phân khi rách màng lọc...
                    Một số mạch đo áp lực và đo nhiệt độ có thể khỏi bàn, theo tôi nên bàn đến các mạch :
                    - Phát hiện bọt khí trong ống dẫn máu về cơ thể, vì nếu để cho bọt khí đi vào mạch máu bệnh nhân thì sẽ gây ra hậu quả khó lường do tắc mạch máu ( nếu tắc mạch não có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức). Về nguyên lý tôi nghe nói nó dò bọt khí theo nguyên lý siêu âm, còn cụ thể thế nào tôi ...mít.
                    - Mạch đo độ dẫn điện dịch thẫm phân, đây là một thông số quan trọng, quyết định chất lượng của một cuội lọc máu: tôi thấy cảm biến có 2 điện cực nhúng trong dịch thẫm phân để đo độ dẫn điện của dịch thẫm phân, tôi cũng nghe nói dùng xung điện như thế nào đó để để đo và không làm hỏng điện cực do hiện tượng điện phân, cụ thể thế nào tôi cũng ...mít.
                    - Mạch phát hiện rò rỉ máu cũng rất quan trọng vì nếu không phát hiện thì bệnh nhân sẽ bị mất máu và nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao do dịch thẫm phân chảy vào cơ thể: mạch này dùng phương pháp quang học. Hình như máu thấm vào dịch thẫm phân làm giảm độ dẫn sáng của dịch (làm đục) thì phải.
                    Bạn nào có hứng thú thì cùng nhau nghiên cứu các mạch này nhé!
                    Chúc vui!
                    Đúng vậy! Mạch này nó nhạy lắm nhiều khi do máy rung động hay áp lực đẩy máu nhích lên chút là nó cảnh báo rồi. Không ra chỉnh thì toi cuộc lọc(tùy loại máy thôi nhé) và bộ lọc cỡ >5.000.000VND
                    By three methods we may learn wisdom:
                    First, by reflection, which is noblest;
                    Second, by imitation, which is easiest;
                    and third by experience, which is the bitterest

                    Comment


                    • #25
                      nó báo động mới là hay, chứ không báo động mới là toi vì khi có bất thường nó mới báo động, chứ không phải do máy rung động đâu mà là do nhiều yếu tố khác do vòng tuần hoàn ngoài cơ thể gây nên...kể ra thì có nhiều tình huống lắm và cả do tình trạng bệnh lý của người bệnh nữa

                      Comment


                      • #26
                        Tôi đang quan tâm phần phát hiện bọt khí, Bác nào biết về phần này post lên cho anh em hỏi hỏi với.

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi pvkhai Xem bài viết
                          Tôi đang quan tâm phần phát hiện bọt khí, Bác nào biết về phần này post lên cho anh em hỏi hỏi với.
                          Bọt khí có kích thước tương đối là d = 1/16 mm trở lên là có nguy hiểm huyết học cho người (theo Dr Dann Watson). Ngoài các phương pháp hiển vi - phân loại ra thì các máy lọc máu hiện đại dùng phương pháp cao tần để phát hiện bọt khí, đo đạc dung lượng khí trên CC.

                          Tiếc là chị Lan Hương không chịu post bài ở đây nữa. Mạch phát hiện và đo đạc bọt khí dùng tần phổ 33 MHz do chị ấy chế tạo đang được dùng vài nơi trong TP HCM.

                          Mình chỉ biết đến đấy thôi.

                          Comment


                          • #28
                            Đây là một mạch điện của bộ phát hiện bọt khí của một máy thận nhân tạo,các bác có thể tham khảo
                            Attached Files

                            Comment


                            • #29
                              hoạt động của mạch phát hiện bọt khí
                              Attached Files

                              Comment


                              • #30
                                Luồng này nằm ở box đã khóa "các mạch điện ứng dụng". Tôi thấy còn nhiều vấn đề để thảo luận, đã đề nghị BQT cho chuyển về box "Điện tử y sinh".
                                Mời các chuyên gia tiếp tục thảo luận...
                                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nhapvanlong Tìm hiểu thêm về nhapvanlong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X