Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy đo nhịp tim đơn giản dùng led hồng ngoại đếm nhịp tim

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Máy đo nhịp tim đơn giản dùng led hồng ngoại đếm nhịp tim

    cho em hỏi có ai có kinh nghiệm về đề tài này ,về vấn đề led hồng ngoại để đếm số nhịp tim .nguyên lý là 1 led thu và 1 led phát đặt dưới ngón tay , khí có dòng máu sẽ có tín hiệu phản xạ ,em đã kiểm tra mạch ở ngoài hoạt đọng phát và thu tín hiệu tốt ,nhưng khi gắn vào tay thì không biết gắn như thế nào vị trí nào , để dòng máu qua nhìu nhất , em xin dc hỏi anh chị nào bít chỉ giùm em với , hoặc có kinh nghiệm gì thì chỉ giúp em ,
    Em xin chân thành cảm ơn!!!!!!

  • #2
    trong mạch lúc nào mà ko có máu chảy hả bạn, ai đưa ra ý tưởng đo nhịp tim lạ vậy @@

    Comment


    • #3
      tim chúng ta đập ,cứ mõi lần đập bơm 1 dòng máu bạn , nó không liên tục ,ở nước ngoài chủ đề này có nhưng không hiểu sao việc thực hiện đặt led hồng ngoại quá khó khăn .BẠN CÓ THỂ GÕ SEARCH GOOGLE :HEART RATE FINGER LÀ CÓ ĐÓ , MÌNH MUỐN HỎI CÁC BẠN XEM AI CÓ KINH NGHIỆM CHI VỀ LAỌI NÀY KHÔNG ,THỰC HIỆN TRÊN CƠ THỂ KHÔNG CHẠY, KHÓ CHỊU QUÁ

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi halo1990 Xem bài viết
        cho em hỏi có ai có kinh nghiệm về đề tài này ,về vấn đề led hồng ngoại để đếm số nhịp tim .nguyên lý là 1 led thu và 1 led phát đặt dưới ngón tay , khí có dòng máu sẽ có tín hiệu phản xạ ,em đã kiểm tra mạch ở ngoài hoạt đọng phát và thu tín hiệu tốt ,nhưng khi gắn vào tay thì không biết gắn như thế nào vị trí nào , để dòng máu qua nhìu nhất , em xin dc hỏi anh chị nào bít chỉ giùm em với , hoặc có kinh nghiệm gì thì chỉ giúp em ,
        Em xin chân thành cảm ơn!!!!!!
        Về cái project này, do yêu cầu của bạn chỉ cần để đo nhịp tim (bằng infrared LED) thì công nghệ liên quan đến nó là Pulse Oxymetry (SpO2).
        Vắn tắt một chút thì đây là một trong những "dấu hiệu sinh tồn"-(vital sign) của cơ thể sống nên được theo dõi thường xuyên trên các hệ thống monitor theo dõi bệnh nhân (patient monitor) hoặc tách riêng chức năng đo SpO2 thành những thiết bị đo riêng lẻ (sử dụng trong y tế gia đình). Một cách nôm na về cảm biến của nó: độ bão hòa oxy trong máu sẽ tác động đến "màu sắc" của dòng máu trong động/tĩnh mạch...Máu "nhiều" oxy --> màu đỏ "tươi", ít oxy---> màu đỏ thẫm...
        Các sensor hiện nay phổ biến thường có dạng như 1 chiếc "kẹp" (để phơi quần áo) sử dụng các LED thu/phát hồng ngoại như bạn đã thực hiện. Với thiết kế này, khi sử dụng có thể dễ dàng kẹp trên đầu các chi của cơ thể (cụ thể là đầu ngón tay...), phần dưới tai, dưới gan màn chân.... Mặc dù về nguyên lý thì không quá cao siêu, phức tạp nhưng đã là "cảm biến" thì cũng phải theo một số "tiêu chuẩn" nhất định của y tế nên không phải dễ mà chế tạo tràn lan được. Nếu bạn thực sự muốn nghiên cứu, hoàn thiện cái project này thì 1 lời khuyên là bạn nên mua 1 dây sensor SpO2 (có bán rộng rãi ở các cửa hàng thiết bị y tế- dạng phụ tùng thay thế - spare parts, giá cả chắc không đến nỗi quá đắt) về và thiết kế các board mạch khuếch đại, xử lý tín hiệu v.v... đế lấy ra tín hiệu nhịp tim (HR) hoặc cả dạng sóng SpO2, nếu muốn...
        Ngoài ra, nếu bạn (hoặc những ai đó) đang sở hữu 1 chiếc Smart Phone thì có thể trải nghiệm đo cái này ngay trên điện thoại của mình (chỉ với camera và đèn LED trên smart phone) khi cài đặt thêm Apps (thường là free, hoặc rất rẻ...)
        Chắc hẳn bạn đã có tìm hiểu, nghiên cứu sâu về món này rồi và tôi không dám "chém gió" thêm nữa, nhưng vẫn muốn gửi thêm (link) thông tin để mọi người tham khảo. Với các cao thủ thì không quan trọng, nhưng cách giới thiệu, minh họa ở đây theo tôi khá dễ hiểu và gần gũi:

        http://www.maxtecinc.com/docs/pulsox...seOximetry.pdf

        Chúc bạn thành công với sản phẩm của mình...
        Last edited by thuaimi; 28-08-2012, 15:59.

        Comment

        Về tác giả

        Collapse

        halo1990 Tìm hiểu thêm về halo1990

        Bài viết mới nhất

        Collapse

        Đang tải...
        X