Ngày nay, các máy đo đường huyết cá nhân (Blood Glucose Meter-BGM) cũng như các thiết bị y tế dùng trong gia đình khác đã trở nên phổ biến và thân thiện bởi nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng, với giá thành vừa phải. Những yếu tố thể hiện cho một máy đo tốt là được người sử dụng thường xuyên và cho các kết quả tin cậy, chính xác. Trong những năm qua xu hướng phát triển của các BGM luôn nhằm tạo sự thoải mái và thuận tiện tối đa cho người sử dụng cũng như giảm tối thiểu thể tích (lượng) mẫu máu cần thử. Giờ đây kích cỡ của giọt máu thử đã đủ nhỏ để có thể trích lấy từ các vị trí khác thay vì chỉ tại đầu ngón tay. Độ tin cậy và chính xác của kết quả đo cũng đã được cải thiện nhiều bằng cách sử dụng các test thử, các linh kiện điện tử cao cấp và các thuật toán, phần mềm đo lường tiên tiến.
Các chủng loại máy (sử dụng các kiểu test thử khác nhau):
Ngoài các chủng loại máy đo đang phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm cả các chủng loại máy đo theo dõi liên tục và đo theo dõi dùng riêng cho cá nhân (single-test), các thế hệ máy đo có thể cấy dưới da và các máy đo theo phương pháp không xâm lấn (noninvasive) cũng đang được nghiên cứu phát triển. Các thiết bị đo theo dõi liên tục được chỉ định dùng trong chuyên môn sử dụng các bộ cảm biến (sensor) điện hóa có thể cấy được ở dưới da để thực hiện đo và ghi kết quả theo những khoảng thời gian được lập trình. Các máy đo theo dõi riêng cho cá nhân sử dụng các bộ cảm biến (sensor) điện hóa hoặc phản xạ quang học để đo mức độ đường huyết và cho kết quả theo các đơn vị phổ biến là mg/dL hoặc mmol/L.
Phần lớn các máy đo đường huyết cá nhân hiện nay sử dụng công nghệ đo bằng sensor điện hóa. Các điện cực được đặt trong sensor dưới dạng test thử và được cấp một điện áp phân cực chính xác, kết quả của phản ứng điện hóa trên test thử sinh ra tín hiệu dòng điện tuyến tính với độ đường trong máu được máy xử lý đo và xuất ra kết quả. Tín hiệu dòng điện ở đây thường được chuyển đổi sang tín hiệu điện áp bằng cách sử dụng bộ khuếch đại biến đổi trở kháng (transimpedance amplifier-TIA) để đưa đến xử lý ADC. Khoảng đo của tín hiệu dòng điện trên test thử nằm trong phạm vi 10μA đến 50μA với độ phân giải ở mức dưới 10nA. Nhiệt độ môi trường nơi đo cũng cần được đo và tham chiếu bởi vì các test thử có cấu tạo khá nhạy với yếu tố nhiệt độ.
Khác với công nghệ đo bằng sensor điện hóa, một số loại máy đo trước đây lại sử dụng công nghệ phản xạ quang học (Optical reflectometry) bằng cách phân biệt độ màu để xác định lượng đường trong máu. Điển hình chung của loại này là một dòng điện đã được hiệu chuẩn đưa qua 2 diode phát quang (LED) nháy luân phiên dưới test thử đã chuyển màu sau khi phản ứng. Một cảm biến quang dùng để đo cường độ ánh sáng phản xạ tùy thuộc vào màu sắc của test thử có tương quan với lượng đường trong máu. Tín hiệu dòng điện của cảm biến quang cũng được chuyển đổi sang tín hiệu điện áp bằng cách sử dụng bộ khuếch đại biến đổi trở kháng (TIA) để chuyển đổi đo với ADC. Khoảng đo của tín hiệu dòng điện với cảm biến quang (photodiode) nằm trong phạm vi 1μA đến 5μA với độ phân giải ở mức dưới 5nA. Nhiệt độ môi trường nơi đo cũng cần được đo và tham chiếu bởi vì các test thử có cấu tạo khá nhạy với yếu tố nhiệt độ.
Vấn đề hiệu chuẩn Test thử (sensor):
Các test thử thường cần phải được hiệu chuẩn với máy đo vì các yếu tố biến động ngẫu nhiên trong quá trình sản xuất test thử có thể dẫn đến gây sai số cho phép đo. Việc hiệu chuẩn được thực hiện bằng cách nhập một mã số (CODE- do người sử dụng máy tự thao tác bằng tay), hoặc “cài” một “con chip nhớ” đã được nhà sản xuất cung cấp sẵn trong hộp đựng test thử vào khe của máy đo. “Con chip nhớ (kiểu EPROM hoặc EEPROM” này cho phép bổ sung cập nhật các thông tin tốt hơn so với việc chỉ nhập mã số (CODE) bằng tay.Việc nhận dạng mã số định danh ID duy nhất này nhằm đảm bảo cho máy đo làm việc đúng với que test thử được sử dụng với máy.
Gần đây, một số loại máy đo sử dụng test thử mà không cần người sử dụng phải nhập CODE (được quảng cáo là CODE free...). Công nghệ “tự hiệu chuẩn” này có thể đạt được với ba yếu tố: (1) kiểm soát quy trình sản xuất chặt chẽ; (2)bổ sung cơ chế hiệu chuẩn nằm trong cùng mỗi que test thử; (3) hoặc tích hợp sẵn cơ chế hiệu chuẩn trên vỏ của các test thử được cài vào máy đo. Một bộ các test thử cài sẵn bên trong các máy đo cũng làm cho việc sử dụng thuận tiện hơn vì người sử dụng không cần phải cầm những que test thử nhỏ bé này để cài vào máy đo nữa.
(tiếp tục...)
Các chủng loại máy (sử dụng các kiểu test thử khác nhau):
Ngoài các chủng loại máy đo đang phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm cả các chủng loại máy đo theo dõi liên tục và đo theo dõi dùng riêng cho cá nhân (single-test), các thế hệ máy đo có thể cấy dưới da và các máy đo theo phương pháp không xâm lấn (noninvasive) cũng đang được nghiên cứu phát triển. Các thiết bị đo theo dõi liên tục được chỉ định dùng trong chuyên môn sử dụng các bộ cảm biến (sensor) điện hóa có thể cấy được ở dưới da để thực hiện đo và ghi kết quả theo những khoảng thời gian được lập trình. Các máy đo theo dõi riêng cho cá nhân sử dụng các bộ cảm biến (sensor) điện hóa hoặc phản xạ quang học để đo mức độ đường huyết và cho kết quả theo các đơn vị phổ biến là mg/dL hoặc mmol/L.
Phần lớn các máy đo đường huyết cá nhân hiện nay sử dụng công nghệ đo bằng sensor điện hóa. Các điện cực được đặt trong sensor dưới dạng test thử và được cấp một điện áp phân cực chính xác, kết quả của phản ứng điện hóa trên test thử sinh ra tín hiệu dòng điện tuyến tính với độ đường trong máu được máy xử lý đo và xuất ra kết quả. Tín hiệu dòng điện ở đây thường được chuyển đổi sang tín hiệu điện áp bằng cách sử dụng bộ khuếch đại biến đổi trở kháng (transimpedance amplifier-TIA) để đưa đến xử lý ADC. Khoảng đo của tín hiệu dòng điện trên test thử nằm trong phạm vi 10μA đến 50μA với độ phân giải ở mức dưới 10nA. Nhiệt độ môi trường nơi đo cũng cần được đo và tham chiếu bởi vì các test thử có cấu tạo khá nhạy với yếu tố nhiệt độ.
Khác với công nghệ đo bằng sensor điện hóa, một số loại máy đo trước đây lại sử dụng công nghệ phản xạ quang học (Optical reflectometry) bằng cách phân biệt độ màu để xác định lượng đường trong máu. Điển hình chung của loại này là một dòng điện đã được hiệu chuẩn đưa qua 2 diode phát quang (LED) nháy luân phiên dưới test thử đã chuyển màu sau khi phản ứng. Một cảm biến quang dùng để đo cường độ ánh sáng phản xạ tùy thuộc vào màu sắc của test thử có tương quan với lượng đường trong máu. Tín hiệu dòng điện của cảm biến quang cũng được chuyển đổi sang tín hiệu điện áp bằng cách sử dụng bộ khuếch đại biến đổi trở kháng (TIA) để chuyển đổi đo với ADC. Khoảng đo của tín hiệu dòng điện với cảm biến quang (photodiode) nằm trong phạm vi 1μA đến 5μA với độ phân giải ở mức dưới 5nA. Nhiệt độ môi trường nơi đo cũng cần được đo và tham chiếu bởi vì các test thử có cấu tạo khá nhạy với yếu tố nhiệt độ.
Vấn đề hiệu chuẩn Test thử (sensor):
Các test thử thường cần phải được hiệu chuẩn với máy đo vì các yếu tố biến động ngẫu nhiên trong quá trình sản xuất test thử có thể dẫn đến gây sai số cho phép đo. Việc hiệu chuẩn được thực hiện bằng cách nhập một mã số (CODE- do người sử dụng máy tự thao tác bằng tay), hoặc “cài” một “con chip nhớ” đã được nhà sản xuất cung cấp sẵn trong hộp đựng test thử vào khe của máy đo. “Con chip nhớ (kiểu EPROM hoặc EEPROM” này cho phép bổ sung cập nhật các thông tin tốt hơn so với việc chỉ nhập mã số (CODE) bằng tay.Việc nhận dạng mã số định danh ID duy nhất này nhằm đảm bảo cho máy đo làm việc đúng với que test thử được sử dụng với máy.
Gần đây, một số loại máy đo sử dụng test thử mà không cần người sử dụng phải nhập CODE (được quảng cáo là CODE free...). Công nghệ “tự hiệu chuẩn” này có thể đạt được với ba yếu tố: (1) kiểm soát quy trình sản xuất chặt chẽ; (2)bổ sung cơ chế hiệu chuẩn nằm trong cùng mỗi que test thử; (3) hoặc tích hợp sẵn cơ chế hiệu chuẩn trên vỏ của các test thử được cài vào máy đo. Một bộ các test thử cài sẵn bên trong các máy đo cũng làm cho việc sử dụng thuận tiện hơn vì người sử dụng không cần phải cầm những que test thử nhỏ bé này để cài vào máy đo nữa.
(tiếp tục...)
Comment