Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp đỡ làm máy đo huyết áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp đỡ làm máy đo huyết áp

    Hiện giờ em đang làm mạch đo huyết áp và đang vướng mắc về một số vấn đề:
    _ Tạo một nguồn dòng 1.5mA dùng opamp? Ai có cách nào thì chỉ em với.
    _ Tạo mạch sửa dạng sóng để đếm xung dùng opamp. Opamp dùng để sửa dạng sóng được bán trên thị trường thường là opamp nào? Em kiếm hoài mà không thầy, mong các tiền bối giúp đỡ

  • #2
    Nguyên văn bởi rongbattuvl Xem bài viết
    Hiện giờ em đang làm mạch đo huyết áp và đang vướng mắc về một số vấn đề:
    _ Tạo một nguồn dòng 1.5mA dùng opamp? Ai có cách nào thì chỉ em với.
    _ Tạo mạch sửa dạng sóng để đếm xung dùng opamp. Opamp dùng để sửa dạng sóng được bán trên thị trường thường là opamp nào? Em kiếm hoài mà không thầy, mong các tiền bối giúp đỡ
    Nếu chỉ tạo nguồn dòng 1,5mA, theo tôi hiểu ở đây là bạn sử dụng nguồn dòng 1,5mA để cung cấp cho mạch sensor áp suất bạn có thể dùng các phương án khác để thay thế cho Op-Amp. Ví dụ như dùng các mạch tạo nguồn dòng đơn giản hơn (kiểu như LM134...). Dễ mua linh kiện, lắp ráp, điều chỉnh hơn....
    Tham khảo thiết kế mạch và tính toán ở đây:

    http://www.bdtic.com/DataSheet/NSC/L...M234_LM334.pdf

    Vấn đề sửa dạng sóng và đếm xung, về nguyên tắc có thể dùng Op-Amp. Tuy nhiên, chuyên nghiệp hơn thì người ta sẽ dùng các "Op-Amp" được thiết kế đặc biệt để làm việc theo chế độ SO SÁNH (comparator). Như vậy có thể thực hiện bắt ngưỡng và chuyển trạng thái chính xác hơn...

    Tài liệu trên mạng rất nhiều, bạn có thể tìm kiếm và tham khảo. Ví dụ như ở đây, toàn bộ project (kèm theo cả CODE) nữa nhé...

    Portable Digital Blood Pressure Monitor

    Chúc thành công!
    Last edited by thuaimi; 23-10-2012, 10:32.

    Comment


    • #3
      Em đã ra chợ Nhật Tảo và kiếm IC LM134, LM234, LM334 mà không có, do vậy ko thể thiết kế nguồn dòng như thế được, anh chỉ em cách thiết kế khác với.

      Comment


      • #4
        Không kiếm được mấy đồ đó thì chơi kiểu khác. Ví dụ làm con LM317 mắc theo kiểu nguồn dòng là xong (chỉ cần thêm 1 điện trở; tính toán R đó thế nào bạn tra datasheet của LM317 nhé). Nhưng có điều là con LM317 thường bán có dạng vỏ TO-220 nên to xác quá, không cân đối và cần thiết đến mưc khủng vậy. Kiếm được con có dạng vỏ kiểu mạch "dán" thì ổn. Nhưng nếu mới ở mức độ "thí nghiệm" thì bạn xài nguồn dòng bằng transistor với mấy con điện trở cũng ổn lắm rồi...đảm bảo gọn, rẻ mà vẫn chính xác...

        Comment


        • #5
          Cám ơn anh đã giúp đỡ rất nhiều.
          Em giờ đang làm luận văn nên cứ mua linh kiện cắm, test thành công thì đặt mua linh kiện dán ở nước ngoài về luôn nên ko lo về vấn đề kiểu vỏ lắm.
          Anh cho em hỏi thêm vấn đề là boost điện áp từ 2 cục pin tiểu 3V lên các điện áp cao hơn, em tính dùng con MCP1650 và MCP1652 nhưng lại phải ship ở nước ngoài về, anh ó biết ở thị trường Việt Nam có bán sẵn linh kiện nào để boost điện áp lên thành 5V và 12V từ 3V không?
          Chân thành cám ơn anh rất nhiều!

          Comment


          • #6
            Mình cũng đang quan tâm vấn đề này. Bạn có thể cho mình biết có thể mua cảm biến động cơ bơm khí ở đâu không?

            Comment


            • #7
              Cảm biến thì mình dùng con ADP1121 xin của anh khóa trước, nếu bạn muốn mua thì có con MPXV7025GC6U mua ở thế giới IC Pressure sensors
              còn động cơ bơm và túi khí thì hên xui nhen, ra chợ Nhật Tảo săn lùng đồ cũ đi chứ ko có bán đâu, chọn loại đồ cũ bơm ở 3V đó.

              Comment


              • #8
                Cảm ơn bạn nhé

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi rongbattuvl Xem bài viết
                  Cám ơn anh đã giúp đỡ rất nhiều.
                  Anh cho em hỏi thêm vấn đề là boost điện áp từ 2 cục pin tiểu 3V lên các điện áp cao hơn, em tính dùng con MCP1650 và MCP1652 nhưng lại phải ship ở nước ngoài về, anh ó biết ở thị trường Việt Nam có bán sẵn linh kiện nào để boost điện áp lên thành 5V và 12V từ 3V không?
                  Các máy đo huyết áp (kiểu đo ở cổ tay)phổ biến thường dùng một cặp Pin (=3V) nên thường sử dụng 1 IC kiểu dán (SMT) để "nâng" điện áp nguồn lên 5V cung cấp cho khối mạch khuếch đại đo, chip MCU, bộ nhớ EEPROM ngoài và panel LCD. IC này thường được lắp với mạch rất đơn giản kèm theo 1 cuộn cảm (L) và một vài diode, tụ (hóa)...
                  Tuy nhiên, phần "điện cơ" (Bơm + Van) thường sử dụng luôn cấp điện áp 3V chứ không qua IC boost đó (nếu không thì IC "ốm" nặng).
                  Bạn có thể tìm cách bóc gỡ ở mấy cái máy cũ ra để lấy mấy IC đó xài lại. Đặt mua thì quá phức tạp và không tiện đâu.
                  Còn vấn đề boost từ 3V lên 12V thì ít thấy dùng (và chắc chắn là hiệu suất không cao), và cũng chưa hiểu bạn định xài 12V cho món gì ở đâY???
                  Lưu ý rằng hiện nay, các MCU và mạch ngoại vi trong máy đo HA cũng đã chuyển xuống xài mức nguồn 3V nhiều rôi. Nhưng vì lý do kiểm soát nguồn và đòi hỏi độ ổn định cao nên phần boost này vẫn phải cần đến..

                  Nếu bạn ở HN, tôi có thể giúp bạn vài con IC đó mà vọc cho biết. Nó nhỏ xíu (chỉ transistor dán mà thôi...), ở xa thì không biết "gửi" thế nào...
                  Last edited by thuaimi; 26-10-2012, 11:09.

                  Comment


                  • #10
                    Hix, em thấy các con IC MCP1650, MCP1652, đặc biệt là con MCP1652 có thể khuếch đại từ 3V lên 5V/1A nhưng ở Việt Nam mình ko có nên hiện giờ em đã đặt mua ở nước ngoài, 15 ngày nữa sẽ có em sẽ test thử vì anh khóa trước đã boost lên được 12V nhưng dòng không cao lắm chỉ khoảng hơn 50mA một tí thôi.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi rongbattuvl Xem bài viết
                      Hix, em thấy các con IC MCP1650, MCP1652, đặc biệt là con MCP1652 có thể khuếch đại từ 3V lên 5V/1A nhưng ở Việt Nam mình ko có nên hiện giờ em đã đặt mua ở nước ngoài, 15 ngày nữa sẽ có em sẽ test thử vì anh khóa trước đã boost lên được 12V nhưng dòng không cao lắm chỉ khoảng hơn 50mA một tí thôi.
                      OK! bạn đã giải quyết được vậy thì quá tốt. Tuy nhiên, như tôi đã tham gia (ở #9) thì không nên "lạm dụng" IC boost để cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống (máy đo) của bạn vì hiệu suất của vấn đề boost chỉ đến một giới hạn nào đó thôi. Còn thực tế thì boost lên mức cao hơn nữa cũng có thể làm được, nếu CỐ...
                      Hy vọng sau khi trải nghiệm thực tế bạn sẽ có câu trả lời chính xác...

                      Comment


                      • #12
                        Hix, anh ơi đặt con LM317 linh kiện dán giá báo là 30k mà giá vận chuyển đến 85$ lận, kiểu này lại phải đổi thiết kế!

                        Comment


                        • #13
                          sorry các bạn hơi lạc chủ đề 1 tí, cho mình hỏi đã có bạn nào làm xong mạch đo huyết áp, đo thân nhiệt, đo tim mạch... ổn định chưa? Mình cần mua hoặc hợp tác để làm các phần mềm theo dõi bệnh nhân qua máy tính. Nếu bạn nào có hứng thú liên hệ với mình nhé
                          Mail: tungk49d@gmail.com

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          rongbattuvl Tìm hiểu thêm về rongbattuvl

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X