Thông báo

Collapse
No announcement yet.

mô phỏng ánh sáng truyền trong mô sinh học

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • mô phỏng ánh sáng truyền trong mô sinh học

    chào mọi người ! Em mới được thầy giao đề tài cho Project 1 ( mô phỏng ánh sáng truyền trong mô sinh học ) , nhiệm vụ của em là mô phỏng trường siêu âm được tạoTrasducer bán cầu lõm . Mọi người có thể cho em xin tài liệu về chủ đề này và cho em hỏi như thế nào là đầu dò siêu âm lõm được không ạ . Cảm ơn rất nhiều

  • #2
    Trasducer bán cầu lõm là một trasducer dạng vỏ bán cầu, sóng siêu âm được phát vào trong theo phương vuông góc với bề mặt (bên trong) của bán cầu. Như vậy sóng siêu âm sẽ tập trung tại tâm của bán cầu với mật độ cao nhất.
    Bạn có thể vào trang web của các công ty Annon hoặc APC để xem các transducer dạng bán cầu, hoặc cầu cũng như các hình dạng "quái chiêu" khác.

    Như vậy bài tập của bạn là mô phỏng sóng siêu âm truyền trong mô sinh học, chứ không phải là mô phỏng ánh sáng...
    Bạn đã chuẩn bị được những gì để thực hiện bài toán về mô phỏng ?
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
      Trasducer bán cầu lõm là một trasducer dạng vỏ bán cầu, sóng siêu âm được phát vào trong theo phương vuông góc với bề mặt (bên trong) của bán cầu. Như vậy sóng siêu âm sẽ tập trung tại tâm của bán cầu với mật độ cao nhất.
      Bạn có thể vào trang web của các công ty Annon hoặc APC để xem các transducer dạng bán cầu, hoặc cầu cũng như các hình dạng "quái chiêu" khác.

      Như vậy bài tập của bạn là mô phỏng sóng siêu âm truyền trong mô sinh học, chứ không phải là mô phỏng ánh sáng...
      Bạn đã chuẩn bị được những gì để thực hiện bài toán về mô phỏng ?
      cảm ơn bạn nhiều lắm thực ra thầy mình nói đề tài của nhóm là : mô phỏng ánh sáng truyền trong mô sinh học , còn công việc mình được giao là Mô phỏng trường siêu âm được tạo ra từ Transducer bán cầu lõm ( dạng 2 D) sử dụng matlab ( đúng như bạn nói ạ ) .
      Hiện giờ thầy mình yêu cầu tìm hiểu về phần mềm Matlab và các đối tượng vật lý ( ví dụ như trường áp suất âm là gì , hình dáng của nó , đầu dò siêu âm lõm ....) và mình phải đưa ra dự định mô phỏng nữa . Nhưng mình cũng chưa tìm được nhiều thông tin lắm về đề tài này ( nên rất mong được mọi nhười giúp đỡ ạ

      Comment


      • #4
        tớ cũng phải làm đề tài gần giống hệt bạn,chờ tin vậy

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi gnut_bk Xem bài viết
          tớ cũng phải làm đề tài gần giống hệt bạn,chờ tin vậy
          thế cùng nhóm 44 à )) thầy Đức hả bạn

          Comment


          • #6
            chuẩn rồi cậu ah,,sđt mình này 01672603439,có gì gặp nc,tớ là tùng lớp điện tử 6

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết

              Như vậy bài tập của bạn là mô phỏng sóng siêu âm truyền trong mô sinh học, chứ không phải là mô phỏng ánh sáng...
              MOD HTTTTH giải thích làm rõ khái niệm cho bác chủ thớt như vậy là rất chính xác. Theo dõi mấy bài trong box này thấy về khái niệm của bác chủ thớt (cùng một vài bạn sinh viên) còn chưa rõ về cách tiếp cận vấn đề. Phải chăng các vị thày giáo hướng dẫn (sư phụ) của các bác này cũng muốn "đánh đố" chăng?
              Trước đây khái niệm này đã được MOD vivanpham giới thiệu rồi, nhưng ít người vào quá nên "trôi" mất. Hôm nay xin "khai quật" lại và bổ sung thêm tí chút, mặc dù chưa được chi tiết như kiểu tutorial...

              http://www.dientuvietnam.net/forums/...m-thanh-85054/

              Kỹ thuật "lái tia" siêu âm này hiện đang được dùng cực kỳ phổ biến trong các thế hệ máy siêu âm chẩn đoán (diagnostic Ultrasound) hiện nay...(xem file minh họa...). Nhưng để nó hoạt động được, ngoài yếu tố về công nghệ chế tạo đầu dò (với nhiều chấn tử phát siêu âm-một số tài liệu gọi là CÁCH TỬ, elements hoặc grating...) rất tinh xảo còn phải kèm theo đó hệ thống board mạch điều khiển/xử lý với các chip tốc độ cao (ASIC, hoặc FPGA gì đó-chuyên dụng của từng hãng) để kích thích các tổ hợp nhóm cách tử siêu âm. Với công nghệ này có thể điều khiển "lái" (hoặc hội tụ) các chùm tia siêu âm bằng phần mềm mà không phụ thuộc nhiều vào hình dạng/cấu trúc vật lý của đầu dò siêu âm.

              Tham khảo thêm:
              http://www.ob-ultrasound.net/lineararrays.html

              Mong các bác cho thêm ý kiến trao đổi để hoàn thiện thêm.

              Thân ái,
              Attached Files
              Last edited by thuaimi; 27-02-2013, 15:07.

              Comment


              • #8
                Bác thuaimi, ta nên gọi là chấn tử , vì em nó đang dùng từ transducer là phần tử phát (truyền) sóng siêu âm vào môi trường.
                Trong lĩnh vực của tôi, transducer thường hay được dịch là biến tử (phát) để phân biệt với sensor được dịch là cảm biến (thu). Đó là quy ước và thói quen thôi, có thể không chính xác.
                Nhiều thành viên như bác vivanpham, lanhuong lại dùng từ chấn tử ("phần tử gây chấn động" chăng? ), trong khi trong anten, các thanh dẫn xạ và phản xạ cũng được gọi là các chấn tử...
                Tiếp theo, đầu dò (probe) là từ để dùng chỉ cái cảm biến thu tín hiệu, có thể có cả chức năng phát, như trong máy đo tim thai.
                Quy ước như vậy cho nó khỏi nhầm lẫn, chứ mấy "ông Tây" nhiều khi tùy hứng gọi lung tung thì mình cũng sầu theo...
                Còn cách tử là dụng cụ phân tích quang, liên quan đến hiện tượng nhiễu xạ, bác nhỉ.
                Last edited by HTTTTH; 27-02-2013, 17:50.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
                  MOD HTTTTH giải thích làm rõ khái niệm cho bác chủ thớt như vậy là rất chính xác. Theo dõi mấy bài trong box này thấy về khái niệm của bác chủ thớt (cùng một vài bạn sinh viên) còn chưa rõ về cách tiếp cận vấn đề. Phải chăng các vị thày giáo hướng dẫn (sư phụ) của các bác này cũng muốn "đánh đố" chăng?
                  Trước đây khái niệm này đã được MOD vivanpham giới thiệu rồi, nhưng ít người vào quá nên "trôi" mất. Hôm nay xin "khai quật" lại và bổ sung thêm tí chút, mặc dù chưa được chi tiết như kiểu tutorial...

                  http://www.dientuvietnam.net/forums/...m-thanh-85054/

                  Kỹ thuật "lái tia" siêu âm này hiện đang được dùng cực kỳ phổ biến trong các thế hệ máy siêu âm chẩn đoán (diagnostic Ultrasound) hiện nay...(xem file minh họa...). Nhưng để nó hoạt động được, ngoài yếu tố về công nghệ chế tạo đầu dò (với nhiều chấn tử phát siêu âm-một số tài liệu gọi là CÁCH TỬ, elements hoặc grating...) rất tinh xảo còn phải kèm theo đó hệ thống board mạch điều khiển/xử lý với các chip tốc độ cao (ASIC, hoặc FPGA gì đó-chuyên dụng của từng hãng) để kích thích các tổ hợp nhóm cách tử siêu âm. Với công nghệ này có thể điều khiển "lái" (hoặc hội tụ) các chùm tia siêu âm bằng phần mềm mà không phụ thuộc nhiều vào hình dạng/cấu trúc vật lý của đầu dò siêu âm.

                  Tham khảo thêm:
                  Linear arrays

                  Mong các bác cho thêm ý kiến trao đổi để hoàn thiện thêm.

                  Thân ái,
                  em cảm ơn các tiền bối nhiệt tình giúp đỡ thầy em cũng chả muốn đánh đố đâu ạ chỉ là chúng em chưa có nhiều kiến thức về y sinh thôi hihi .
                  nhân tiện đây , tiền bối có thể cho em một ít tài liệu về transducer bán cầu lõm được không ạ em chả kiếm được huhu

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                    Bác thuaimi, ta nên gọi là chấn tử , vì em nó đang dùng từ transducer là phần tử phát (truyền) sóng siêu âm vào môi trường.
                    Trong lĩnh vực của tôi, transducer thường hay được dịch là biến tử (phát) để phân biệt với sensor được dịch là cảm biến (thu). Đó là quy ước và thói quen thôi, có thể không chính xác.
                    Nhiều thành viên như bác vivanpham, lanhuong lại dùng từ chấn tử ("phần tử gây chấn động" chăng? ), trong khi trong anten, các thanh dẫn xạ và phản xạ cũng được gọi là các chấn tử...
                    Tiếp theo, đầu dò (probe) là từ để dùng chỉ cái cảm biến thu tín hiệu, có thể có cả chức năng phát, như trong máy đo tim thai.
                    Quy ước như vậy cho nó khỏi nhầm lẫn, chứ mấy "ông Tây" nhiều khi tùy hứng gọi lung tung thì mình cũng sầu theo...
                    Còn cách tử là dụng cụ phân tích quang, liên quan đến hiện tượng nhiễu xạ, bác nhỉ.
                    Thì ra là thế ạ hì hì em lúc đầu tìm hiểu hơi thấy loạn loạn báo cáo với thấy về mấy khái niệm , trong đó có cái khái niệm tiền bối giúp em thấy thầy giáo cũng gật gật chắc là ok ạ mà tiền bối có thể cho em xin tài liệu về transducer bán cầu lõm được không ạ

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi gnut_bk Xem bài viết
                      chuẩn rồi cậu ah,,sđt mình này 01672603439,có gì gặp nc,tớ là tùng lớp điện tử 6
                      thế tuần này đã đi báo cáo với thầy buổi nào chưa cậu bọn tớ thường là chiều thứ 3 lúc 2h , cậu không bận thì đến cùng nhá

                      Comment


                      • #12
                        Trong cái đống transducer này có cái bán cầu lõm:
                        Click image for larger version

Name:	APC.jpg
Views:	1
Size:	57.8 KB
ID:	1374894
                        Bạn vào trang này thử xem:
                        Piezoelectric Ceramic Ball/Hemisphere
                        Từ khóa: Ultrasonic Hemisphere Transducer hoặc Piezoelectric Hemisphere Transducer.
                        Tôi chưa đọc được bất cứ bài nào nói về việc tính toán đối với loại transducer này, kể cả các sách chuyên sâu. Ở đây các transducer để dao động theo mode chiều dày. Vì vậy bạn hẵng cứ coi như nó là rất nhiều transducer nhỏ ghép lại với nhau. Do đó, độ dày của vỏ bán cầu sẽ được tính toán sao cho siêu âm hội tụ tại tâm bán cầu hay bên ngoài tâm (tùy theo yêu cầu khai thác).
                        Bạn hãy liên lạc với bác vivanpham, một tiền bối đã thực hành với nhiều hệ thống siêu âm
                        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                          Bác thuaimi, ta nên gọi là chấn tử , vì em nó đang dùng từ transducer là phần tử phát (truyền) sóng siêu âm vào môi trường.
                          Trong lĩnh vực của tôi, transducer thường hay được dịch là biến tử (phát) để phân biệt với sensor được dịch là cảm biến (thu). Đó là quy ước và thói quen thôi, có thể không chính xác.
                          Nhiều thành viên như bác vivanpham, lanhuong lại dùng từ chấn tử ("phần tử gây chấn động" chăng? ), trong khi trong anten, các thanh dẫn xạ và phản xạ cũng được gọi là các chấn tử...
                          Tiếp theo, đầu dò (probe) là từ để dùng chỉ cái cảm biến thu tín hiệu, có thể có cả chức năng phát, như trong máy đo tim thai.
                          Quy ước như vậy cho nó khỏi nhầm lẫn, chứ mấy "ông Tây" nhiều khi tùy hứng gọi lung tung thì mình cũng sầu theo...
                          Còn cách tử là dụng cụ phân tích quang, liên quan đến hiện tượng nhiễu xạ, bác nhỉ.
                          Xin chào MOD HTTTTH, cảm ơn MOD đã chia sẻ những ý kiến rất thú vị. Đúng là trong một lĩnh vực chuyên môn không chỉ sâu mà lại còn rộng như món siêu âm này thì còn nhiều khái niệm rất mênh mông. Nhưng về quan điểm cá nhân và "thói quen" thì ý kiến của tôi cũng gần như trùng hợp với #8 của MOD, mặc dù nhiều khi vẫn đành phải để nguyên dạng "English" (ví dụ trong một số bản dịch tài liệu cho khách hàng) để tránh những rắc rối không cần thiết .
                          Ngoài ra, hoàn toàn nhất trí với MOD ở cái chỗ màu đỏ trên phần trích kia. Trong lĩnh vực các thiết bị đọc-phân tích quang học (ví dụ các máy UV; các máy quang phổ...) thì không có lựa chọn nào khác ngoài cách gọi chúng là CÁCH TỬ.
                          Để minh họa thêm cho cái sự phức tạp trong xử lý tín hiệu của đầu dò siêu âm trong #7, xin gửi kèm theo cái hình ví dụ của một đầu dò siêu âm chẩn đoán (loại đơn giản thôi nhé). Nhìn cái ổ cắm (socket) của nó cũng dễ thấy rằng kết cấu và mạch điều khiển/xử lý kèm theo nó là không hề đơn giản, mặc dù cái phần đầu dò (chính) thì nhìn như "đồ chơi" vậy...
                          Click image for larger version

Name:	ultrasound probe socket.jpg
Views:	1
Size:	10.0 KB
ID:	1374915

                          Thân ái,

                          Comment


                          • #14
                            "Đồ chơi" đây:
                            Click image for larger version

Name:	images.jpg
Views:	1
Size:	5.3 KB
ID:	1374932
                            Và đúng là nhiều khi phải để nguyên Inh-Lịch, để tránh nhầm lẫn và ... khỏi bị bắt bẻ.
                            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                            Comment


                            • #15
                              Trường áp suất âm là gì: Bạn có thể tham khảo bài này. Tôi cho đường link để các bạn có thể nhờ bác Gugồ làm hộ cho một ít:
                              https://docs.google.com/viewer?a=v&q...yd0m5cGOhkTbvw
                              P/S: Tôi không khuyến khích dịch bằng google nhưng ủng hộ dùng trình dịch này, chỉ để cho máy "đánh chữ" hộ. Sau đó ta phải sắp xếp, viết lại theo ý mình hiểu. Nếu chưa hiểu thì phải đọc bằng tiếng Anh cho hiểu để viết lại.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              phantrang Tìm hiểu thêm về phantrang

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X