Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy tạo ô-xy

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Máy tạo ô-xy

    Ô-xy rất cần thiết cho sự sống, trong y học người ta dùng o-xy có hàm lượng cao để giúp cho bệnh nhân hô hấp được tốt hơn. (nếu liều lượng % oxy quá lớn sẽ gây xung huyết phế nang phổi) Muốn tạo ra o-xy có rất nhiều cách, sau đây betraihn xin giới thiệu một máy tạo o-xy di động thường dùng trong các bệnh viện. Như chúng ta đã biết, trong không khí chúng ta đang thở chủ yếu chứa nitơ + o-xy trong đó hàm lượng o-xy chiếm trên 20%, còn lại là nitơ và một phần nhỏ các khí khác. Máy tạo o-xy này cho không khí chạy qua sau đó loại bỏ nitơ đưa ra o-xy có hàm lượng 95% O2.

    Sơ đồ nguyên lý máy như sau:

    Trước tiên không khí được qua lọc thô, lọc tinh được đưa vào một máy nén khí compersor, sau khi được làm mát không khí dưới dạng khí nén sẽ đi qua hệ thống van A1;A2 - F1; F2 hệ thống van này lần lượt đóng mở để đưa không khí nén qua dồn vào bình, đồng thời đẩy nitơ do hạt tạo ô-xy giữ lại trong hai ống molecular sieve A & B.
    - Khi van A1 F2 mở A2 F1 đóng khí nén qua bình A có tác dụng cho o-xy đi qua (giữ nitơ lại) qua van một chiều (check valve) sang bình tích áp chứa o-xy.
    - Khi van A1 F2 đóng A2 F1 mở Khí ném qua bình B có tác dụng cho o-xy đi qua (giữ nitơ lại) qua van một chiều (check valve) sang bình tích áp chứa o-xy. Một phần khí O2 nén được đưa qua Purging Nozzle tới bình A đẩy phần Nitơ giữ lại từ pha trước qua van F1 ra ngoài.
    Cứ như vậy không khí nén được đưa qua hệ thống van và bình lọc để đưa ra sản phẩm o-xy một phần được trích lại qua sensor o-xy để theo dõi hàm lượng o-xy nếu thấp quá 60% sẽ được máy báo động để sửa chữa hoặc thay hạt lọc...
    Attached Files

  • #2
    Nếu PT không nhầm thì máy này được gọi là "Máy làm giàu oxy" thì chính xác hơn.

    PT.
    Núi cao bởi có đất bồi
    Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
    Muôn dòng sông đổ biển sâu
    Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
      Nếu PT không nhầm thì máy này được gọi là "Máy làm giàu oxy" thì chính xác hơn.

      PT.
      Tên chính xác là máy ngăn nitơ
      Nhưng trong điện tử y sinh hoặc Trang Thiết bị y tế thường gọi là: Máy tạo o-xy
      Các bạn ủng hộ mình post tiếp sơ đồ mạch điện của máy tạo o-xy này.

      Comment


      • #4
        Bạn giải thích sơ sài quá, có thể bạn giải thích kỹ hơn nữa đựoc không?
        Ví dụ: chu trình đóng mở van thế nào ? bao nhiêu giây? áp suất ở hai cột hấp thụ sẽ diễn ra như thế nào? tại sao phải có 2 van một chiều? ...
        Chúc vui!

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi pvkhai Xem bài viết
          Bạn giải thích sơ sài quá, có thể bạn giải thích kỹ hơn nữa đựoc không?
          Ví dụ: chu trình đóng mở van thế nào ? bao nhiêu giây? áp suất ở hai cột hấp thụ sẽ diễn ra như thế nào? tại sao phải có 2 van một chiều? ...
          Chúc vui!
          Thường bài mở đầu mình giải thích một cách dễ hiểu tránh rối rắm, hiểu thế nào viết thế ấy. Mục đích để bạn đọc dễ hiểu tránh căng thẳng, thêm mày mò nghiên cứu lĩnh vực này.
          Tuỳ vào từng máy tạo o-xy mà quy trình đóng mở van sẽ khác nhau (căn cứ vào độ dài của cột lọc; kích cỡ của ống dẫn khí Purging nozzle mà người ta thay đổi tần số đóng mở của 2 van này sao cho Nitơ được thải hết. Như ta đã biết Nitơ chiếm trên 70% không khí)
          - Thường trong máy tạo o-xy đóng mở van này theo tần suất 2s/lần
          - Áp xuất ở hai cột hấp thụ dao động từ 1,5 bar - 1,7 bar.
          - Hai van một chiều có tác dụng ngăn không cho lượng o-xy đã được làm giàu quay trở về qua hệ thống van A1 A2 thất thoát ra ngoài hết. (người ta đã tính khẩu độ của van Purging nozzle và tần suất đóng mở các van A1A2 F1F2 đã đẩy đúng 70% lượng Nitơ thừa ra ngoài rồi)
          Chúc vui!

          Comment


          • #6
            Cảm ơn bạn nhiều! Còn mạch điện thì sao? Nhất là mạch đo nồng độ Oxy?

            Comment


            • #7
              Tháo một máy tạo o-xy

              Đây là một máy tạo ô-xy di động mini:


              Nào bây giờ chúng ta cùng tiến hành tháo máy tạo o-xy này để cùng nghiên cứu:


              Tháo công tắc nguồn cùng ống dẫn ô-xy ra ngoài.


              Đây là hình hai cột đựng hạt lọc o-xy và cụm van A1A2; F1F2


              Main board và sensor oxy


              Máy nén khí cùng giàn làm mát khí nén

              Comment


              • #8
                Gần đây Tôi gặp một số cái AEROPLUS 6 gần giống như trong hình của bạn, nhưng có thêm màn hình LCD và 2 phím điều chỉnh lưu lượng, màn hình hiển thị lưu lượng và nồng độ Oxy. Lưu lượng được điều khiển qua van được điều khiển bằng VDK. Mạch điện có cả pin CMOS. Mấy cái trước đây khi hết pin thì máy treo không hoạt động thay pin rồi nó cũng không hoạt động, còn cái gần đây thì còn hoạt động nhưng khi tháo pin và lắp lại thì cũng treo luôn. Hình như tụi Tây nó thiết kế ba xạo quá. Những cái này tôi làm lại mạch khác và thay phần mềm của mình vào, nồng độ Oxy ra bình thường, chỉ có điều không đo được nồng độ mà thôi vì mạch đo Oxy tôi chưa nắm.
                Chúc Vui!

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi pvkhai Xem bài viết
                  Gần đây Tôi gặp một số cái AEROPLUS 6 gần giống như trong hình của bạn, nhưng có thêm màn hình LCD và 2 phím điều chỉnh lưu lượng, màn hình hiển thị lưu lượng và nồng độ Oxy. Lưu lượng được điều khiển qua van được điều khiển bằng VDK. Mạch điện có cả pin CMOS. Mấy cái trước đây khi hết pin thì máy treo không hoạt động thay pin rồi nó cũng không hoạt động, còn cái gần đây thì còn hoạt động nhưng khi tháo pin và lắp lại thì cũng treo luôn. Hình như tụi Tây nó thiết kế ba xạo quá. Những cái này tôi làm lại mạch khác và thay phần mềm của mình vào, nồng độ Oxy ra bình thường, chỉ có điều không đo được nồng độ mà thôi vì mạch đo Oxy tôi chưa nắm.
                  Chúc Vui!
                  Chú ý: khi thay Pin CMOS ta phải đấu song song vào một quả Pin khác bằng với điện áp danh định ghi trên Pin được thay.
                  Nồng độ Ô-xy được đo bằng một sensor Ô-xy kết hợp với một mạch điện, tuỳ vào phương pháp chỉ báo (bằng Led hay màn hình LCD). Thường mạch điện này hoạt động rất tin cậy bền bỉ. Chỉ cái anh sensor Ô-xy là mau hỏng (do dùng phương pháp oxy hoá điện cực) nên tuổi thọ của sensor này chỉ có 1 năm. Mà sensor này rất đắt, nếu máy của bạn chạy bình thường thì thỉnh thoảng đi kiểm tra nồng độ Ô-xy out một lần. Nhớ đo sau khi chạy khảng 30' mới chính xác. Không phải thay sensor cho tốn kém, chỉ những máy hỏng sensor => máy báo lỗi không cho chạy mới cần phải thay. (Là vì tôi thấy bạn hơi ki bo có mỗi nút Thanks mà không bấm mà cứ hỏi hoài ! )

                  Comment


                  • #10
                    Còn đây là sơ đồ khối phần điện của máy tạo Ô-xy

                    Comment


                    • #11
                      bạn betraihn viết còn thiếu chi tiết quan trọng tôi xin phép được bổ xung thêm:
                      1-Tùy theo loại hóa học mà áp suất trong các bình cũng khác nhau. Tôi đã từng thay các hạt hóa học trong các bình này và phải điều chỉnh áp suất mới đạt tỷ lệ oxy là 95%.
                      2- Không khí được bơm vào bình với 1 áp suất thích hợp. Khí N sẽ bị hóa chất hấp thu .
                      - Với 1 áp suất cao nào đó tùy theo nhà sản xuất Oxy sẽ được xã vào bình chứa (làm áp suất giãm đi).
                      - Từ áp suất cao đến áp suất thấp nào đó van hơi sẽ đóng đường nạp oxy và xã khí N vừa hấp thu ra ngoài để tái tạo hóa chất.
                      Tùy theo loại máy mà có 2 đến 3 bình chứa và có từ 4 đến 5 van hơi.Do nguyên tắc hoạt động trên,khi máy hoạt động bạn sẽ nghe thấy tiếng "bụp" và "xè". Tiếng "bụp" là khi nén áp suất,tiếng ""xè" là khi xả khí N ra ngoài tái tạo hóa chất.Thời gian đóng mở van rất quan trọng cho tỷ lệ oxy
                      Các máy cho thời gian sử dụng là 10.000 giờ nhưng tôi thấy chỉ 5-6.000 giờ là rách bao vải chứa hóa chất, hóa chất nát vụn sẽ làm nghẹt các đường ống.Lúc trước tụi Tây viện trợ máy này cho BV tôi và đào tạo s.c tài liệu lâu quá chẳng biết nơi mô? để tôi kiếm lại pót cho các bạn.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi betraihn Xem bài viết
                        Chú ý: khi thay Pin CMOS ta phải đấu song song vào một quả Pin khác bằng với điện áp danh định ghi trên Pin được thay.
                        Nồng độ Ô-xy được đo bằng một sensor Ô-xy kết hợp với một mạch điện, tuỳ vào phương pháp chỉ báo (bằng Led hay màn hình LCD). Thường mạch điện này hoạt động rất tin cậy bền bỉ. Chỉ cái anh sensor Ô-xy là mau hỏng (do dùng phương pháp oxy hoá điện cực) nên tuổi thọ của sensor này chỉ có 1 năm. Mà sensor này rất đắt, nếu máy của bạn chạy bình thường thì thỉnh thoảng đi kiểm tra nồng độ Ô-xy out một lần. Nhớ đo sau khi chạy khảng 30' mới chính xác. Không phải thay sensor cho tốn kém, chỉ những máy hỏng sensor => máy báo lỗi không cho chạy mới cần phải thay. (Là vì tôi thấy bạn hơi ki bo có mỗi nút Thanks mà không bấm mà cứ hỏi hoài ! )
                        Bạn có biết không? Tôi hỏi để bạn có lý do mà viết bài, chứ mấy thứ này tôi đâu có lạ gì? vì tôi chỉ cần 1 compressor, 2 cột lọc, 1 Oxy sensor, 1 press sensor là tôi có thể chế tạo được 1 " máy tạo Oxy" đó.
                        Chúc Bạn tích cực hơn!

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi pvkhai Xem bài viết
                          Bạn có biết không? Tôi hỏi để bạn có lý do mà viết bài, chứ mấy thứ này tôi đâu có lạ gì? vì tôi chỉ cần 1 compressor, 2 cột lọc, 1 Oxy sensor, 1 press sensor là tôi có thể chế tạo được 1 " máy tạo Oxy" đó.
                          Chúc Bạn tích cực hơn!
                          Mình nghĩ nếu chế tạo máy tạo oxy đơn giản thì chẳng cần sensor ôxy + press sensor, chỉ cần: một máy nén khí, 2 cột lọc, hệ thống van, bình tích áp thôi là đủ chế tạo máy tạo oxy. Phần mạch điện dùng luôn mạch dao động đa hài để đóng mở hai van là được.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi betraihn Xem bài viết
                            Mình nghĩ nếu chế tạo máy tạo oxy đơn giản thì chẳng cần sensor ôxy + press sensor, chỉ cần: một máy nén khí, 2 cột lọc, hệ thống van, bình tích áp thôi là đủ chế tạo máy tạo oxy. Phần mạch điện dùng luôn mạch dao động đa hài để đóng mở hai van là được.
                            .

                            @Betrai hn và Pvkhai: 2 bác đều là người có kinh nghiệm trong ttbyt và là thành viên tích cực cho đtys, hôm nào đẹp trời 2 bác kết hợp với nhau thì "vui mửng vui quá vui".

                            Comment


                            • #15
                              Cảm ơn bác vivanpham, được bác động viên em cảm thấy ngại quá quả thực cũng chưa có kinh nghiệm gì nhiều trong lĩnh vực TBYT & DTYS. Betraihn vào diễn đàn cũng mong học hỏi nhiều kinh nghiệm của các bậc đàn anh đi trước, đồng thời cũng mạo muội viết ra những điều mình biết để anh em cùng thảo luận. Đôi khi dùng lời lẽ chưa đúng, mong AE lượng thứ.
                              @ bác pvkhai hôm nào bác rảnh, mời bác đi cafe với betrai nhé.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              betraihn Tìm hiểu thêm về betraihn

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X