Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy đo thính lực

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Máy đo thính lực

    hiện tài e đang phải làm đề tài tìm hiểu về máy đo thính lực
    có pro nào có nguyên lý hoạt động hay phương pháp đo của máy đo thính lực thì giúp e với ạ. E đang rất rất cần ạ mà tìm mãi k thấy
    E xin cám ơn các pro nhiều!

  • #2
    Nguyên văn bởi htleanhtran Xem bài viết
    hiện tài e đang phải làm đề tài tìm hiểu về máy đo thính lực
    có pro nào có nguyên lý hoạt động hay phương pháp đo của máy đo thính lực thì giúp e với ạ. E đang rất rất cần ạ mà tìm mãi k thấy
    E xin cám ơn các pro nhiều!
    Máy đo thính lực là máy phát ra tần số âm thanh mà tai nghe được, có thể tăng hay giảm cường độ âm thanh.

    Khi đo, kỹ thuật viên cho người khám đeo tai nghe và dặn rằng nếu không nghe thấy âm thanh thì báo động bằng tay. Kỹ thuật viên cho bệnh nhân nghe các tần số và giảm dần cường độ đến khi không nghe nữa thì đọc giá trị decibel hiện hữu.

    Như thế sẽ biết bệnh nhân điếc ở tần số nào, lãng tai tại tần số nào với cường độ bao nhiêu decibel.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi htleanhtran Xem bài viết
      hiện tài e đang phải làm đề tài tìm hiểu về máy đo thính lực
      có pro nào có nguyên lý hoạt động hay phương pháp đo của máy đo thính lực thì giúp e với ạ. E đang rất rất cần ạ mà tìm mãi k thấy
      E xin cám ơn các pro nhiều!
      Tìm mãi không thấy chắc hẳn vì bác chưa quan tâm nhiều đó thôi. Những tài liệu có giá trị quý hiếm thì đúng là không dễ có sẵn (kiểu mì ăn liền được). Nhưng với những kiến thức mang tính chất tổng quan thì cũng không đến nỗi khó tìm. Một lời khuyên chân thành với bác, nên tìm kiếm thêm các tài liệu của nước ngoài (thường là bằng tiếng Anh) vì thường là được cập nhật các kiến thức công nghệ mới.
      Với góc độ "nhập môn" thì bác thử ghé qua mấy thông tin ở đây xem sao:

      Các phương pháp đo thính lực - Kiểm tra khả năng nghe - Tai mũi họng | Benh.vn

      Lướt qua tìm hộ bác chút xíu vậy, hy vọng ít nhiều cũng hữu ích với bác.

      Comment


      • #4
        thank các bác nhưng vấn đề của e là nguyên lý của cái máy đo ấy.tức là mổ xẻ cái máy ra xem nó hoạt đọng ntn(nhận tín hiệu ntn,xử lý tín hiệu đưa ra máy tính ntn...)
        chứ k phải là phương pháp thực hiện kiểm tra thính lực ạ

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi htleanhtran Xem bài viết
          thank các bác nhưng vấn đề của e là nguyên lý của cái máy đo ấy.tức là mổ xẻ cái máy ra xem nó hoạt đọng ntn(nhận tín hiệu ntn,xử lý tín hiệu đưa ra máy tính ntn...)
          chứ k phải là phương pháp thực hiện kiểm tra thính lực ạ
          Không chịu suy nghĩ gì cả, đợi nấu cơm xong thì ăn?
          Nguyên tắc là máy phát tần. Tần số bao nhiêu bác Thuaimi nói rồi. Thêm đơn vị đo decibel. Máy tính chỉ vẽ biểu đồ thính lực mà thôi.

          Đã nói nguyên tắc hoạt động của máy, phương pháp đo. Không chịu động nảo, cứ đợi đấy xem ai có lòng tốt cho sơ đồ kỹ thuật thì làm.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
            Không chịu suy nghĩ gì cả, đợi nấu cơm xong thì ăn?
            Nguyên tắc là máy phát tần. Thêm đơn vị đo decibel. Máy tính chỉ vẽ biểu đồ thính lực mà thôi.

            Đã nói nguyên tắc hoạt động của máy, phương pháp đo. Không chịu động nảo, cứ đợi đấy xem ai có lòng tốt cho sơ đồ kỹ thuật thì làm.
            Xin MOD đừng nổi nóng, làm em nó "nhụt chí" sớm thì box này lại kém vui. Nhân vì nhàn rỗi sinh nông nổi, Có vài ý kiến thế này với bác chủ thớt:
            - Về nguyên lý chung thì đã được trình bày rõ trong các tutorial (hoặc các tài liệu khác) mà bác có thể tìm kiếm trên mạng rồi. Hãy nghiên cứu kỹ từ các phương pháp đo (cơ bản) rồi mới đi vào tiếp cận đến từng nguyên tắc hoạt động của máy. Rồi tiếp đó mới xác định chọn lựa phương án nào cho thích hợp với mục tiêu và KHẢ NĂNG của mình.

            Nếu như bác nóng vội muốn sục ngay vào (như ở #4) thì e rằng thật khó cho bác.

            Nguyên văn bởi htleanhtran Xem bài viết
            thank các bác nhưng vấn đề của e là nguyên lý của cái máy đo ấy.tức là mổ xẻ cái máy ra xem nó hoạt đọng ntn(nhận tín hiệu ntn,xử lý tín hiệu đưa ra máy tính ntn...)
            chứ k phải là phương pháp thực hiện kiểm tra thính lực ạ
            Các phương pháp đo khác nhau thì cũng sẽ có nguyên tắc hoạt động tương ứng khác nhau. Có thể khác nhau rất nhiều về nguyên lý và độ phức tạp (của thiết bị). Các năm xưa (từ thế kỷ trước), máy đo thính lực có thể chỉ bao gồm vài con Op-Amp, mạch logic v.v.... đến nay có thể nó chỉ là 1 cái laptop (notebook, netbook...) kèm theo cái tai nghe (headset) và một vài phụ kiện "đồ chơi" cùng với một software là thành một hệ thống đo thính lực hoàn chỉnh. Không lẽ bác lại định tháo ra MỔ XẺ xem cấu tạo bên trong LAPTOP sao?

            Ví dụ minh họa ở đây, hy vọng bác hiểu ý tôi:
            http://hearing.siemens.com/Resources...ublicationFile

            Tùy từng mức độ đề tài, hãy lựa chọn cho mình sao cho thích hợp. Nếu thấy cần thiết, bác có thể tham khảo một ví dụ ở đây:

            http://intl.welchallyn.com/documents...ioscopeIII.pdf

            Thân ái,
            Last edited by thuaimi; 06-05-2014, 10:35.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
              Máy đo thính lực là máy phát ra tần số âm thanh mà tai nghe được, có thể tăng hay giảm cường độ âm thanh.

              Khi đo, kỹ thuật viên cho người khám đeo tai nghe và dặn rằng nếu không nghe thấy âm thanh thì báo động bằng tay. Kỹ thuật viên cho bệnh nhân nghe các tần số và giảm dần cường độ đến khi không nghe nữa thì đọc giá trị decibel hiện hữu.

              Như thế sẽ biết bệnh nhân điếc ở tần số nào, lãng tai tại tần số nào với cường độ bao nhiêu decibel.
              e thấy giải thích như thế này còn gì nữa để giải thích nữa đâu mà hỏi.
              còn mạch làm thì phải chịu khó tìm hiểu chứ ai lại để người khác dọn cơm lên mâm rồi ăn sẵn.

              Comment


              • #8
                Cái máy đo thính lực gồm 2 thành phần chính là bộ xung tín hiệu và cái ..... Amply
                1) Bộ phận phát xung: Tạo ra xung tín hiệu có tần số từ 16Hz đến 20kHz với biên dạng Sine chuẩn!
                2) Bộ phận khuyếch đại là 1 cái ... Amply có thể thay đổi cường độ âm thanh mà nôm na ta gọi đó là cái .... Volume!
                Có 2 thứ cơ bản nhất về phái bệnh nhân là cái tai nghe úp vào tai và cái tương tự tai nghe nhưng kẹp từ gáy lên trán đo truyền âm trên xương (và càng về sau này càng lắm thứ!)
                Khi đo thì tùy ông bác sĩ, có ông vặn Volume từ 0dB lên khi nào bệnh nhân bắt đầu nghe thấy thì nhấn nút đèn, bác sĩ sẽ đánh dấu tần số và cường độ nghe được vào đồ thị rồi chuyển qua tần số khác. Công cuộc đo lại lặp lại ... y chang! Hết cái tần số quy định đo trong giả tần âm thanh nghe được, ông bác sĩ có 1 đống cái chấm trên đồ thị (như các đốm đèn trên cần gạt bộ Equalizer) và ... nối các chấm lại là ta có biểu đồ đặc tuyến nghe của bệnh nhân. Chỗ nào dB tụt xuống là bác đó điếc tần số đó, còn cao lên là ngược lại ... thế thôi!
                Túm lại nó là cái Function generator máy phát tần số dải nghe được từ 16Hz đến 20kHz sóng hình Sine chuẩn!
                Tập đoàn MIN, MOD là đao phủ của tự do ngôn luận!

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                htleanhtran Tìm hiểu thêm về htleanhtran

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X