Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Một số vấn đề về máy X quang.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Một số vấn đề về máy X quang.

    Trong luồng Phát minh vĩ đại về máy Xquang Compact năm 2014, còn một số vấn đề chưa được trả lời. Em xin tiếp tục bên đây.

    Bác vi van pham cho rằng máy capacitor discharge cho ra "tia ngũ sắc" vì điện áp không ổn định. Nhưng bác chưa trả lời câu hỏi:
    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
    Điện áp tụ lọc có tăng ngay từ 0 lên 100KV được không? Ngắt dao động điện áp có giảm ngay từ 100KV xuống 0V được không?
    Từ một số thông tin mà em gom được (còn chờ bác vvp xác nhận lại) máy HF30 có:
    -Điện áp 125KV.
    -Dòng 500mA.
    -Công suất 60KW.
    -Lọc bằng 4 tụ 0,23uf mắc nối tiếp (tương đương 0,0575uF)

    Tính ra được tụ lọc ở 125KV chứa ~ 450J
    Để nạp đầy tụ lọc, nguồn cần thời gian là 450J/60KW=7,5ms (thực tế thì lâu hơn vì nguồn còn phải cung cấp dòng cho bóng x quang nữa). Rồi khi tắt nguồn, tụ xả điện. Em không tính được thời gian xả bao lâu, tạm cho là 7,5ms nữa.

    Bình thường, chụp 1 tấm phim cần khoảng 10mAs. Với máy HF30 chụp hết 20ms. Trong đó hết khoảng 15ms là điện áp trồi sụt. Trong khi đó máy capacitor-discharge chỉ sụt áp khoảng 10%. Nhìn vào đồ thị, các bác xem thử điện áp nào ổn định hơn?



    Máy capacitor discharge, dù áp giảm nhưng vẫn ở mức cao, cho ra tia X cứng. Máy HF30 khi điện áp thấp cho ra tia X mềm bị cơ thế hấp thu hết. Vậy máy nào có hại cho bệnh nhân hơn? (dù cả 2 máy đều có tấm lọc bớt tia X mềm).
    Attached Files
    Last edited by T.L.M; 10-12-2014, 23:54.
    sau.ph

  • #2
    1- Với câu hỏi : "Điện áp tụ lọc có tăng ngay từ 0 lên 100KV được không? Ngắt dao động điện áp có giảm ngay từ 100KV xuống 0V được không?"
    trả lời: bất cứ kỹ thuật viên điện tử nào cũng biết trả lời câu này, tại sao em không biết? Trong chuyên ngành người ta có biện pháp giảm thời gian nạp để tăng nhanh lên 100kv.
    2- Để giảm liều bức xạ vào bệnh nhân, người ta có biện pháp không cần can thiệp vào thiết bị, em nên tìm hiểu vấn đề này trước khi phát biểu linh tinh, xem buồn cười lắm.
    3- Đây không phải là nơi giảng dạy, nghiên cứu, tính toán để sáng tạo. Tất cả phát minh "vĩ đại cảm tính" sẽ bị xóa bỏ.

    Comment


    • #3
      1- "Điện áp tụ lọc có tăng ngay từ 0 lên 100KV được không? Ngắt dao động điện áp có giảm ngay từ 100KV xuống 0V được không?" bất cứ kỹ thuật viên điện tử nào cũng biết trả lời câu này, tại sao em không biết?
      Cháu không biết mà lại tính ra được thời gian nạp tụ một cách tương đối. Bác biết, nhưng cố tình lờ đi máy HF cũng có "tia ngũ sắc" và cả tia X mềm nữa.
      Trong chuyên ngành người ta có biện pháp giảm thời gian nạp để tăng nhanh lên 100kv.
      Thưa bác cần phải có chuyên ngành X quang hay chuyên ngành điện tử công suất mới làm được? Cháu chẳng chuyên ngành nào cả nên chỉ thấy chỉ có cách tăng công suất nguồn hoặc giảm tụ+tăng tần số. Đối với máy capacitor-discharge cũng có biện pháp giảm sụt áp bằng cách tăng tụ. Cháu tin rằng người ta chọn giá trị tụ bao nhiêu là đã có cân nhắc kỹ lưỡng.

      2- Để giảm liều bức xạ vào bệnh nhân, người ta có biện pháp không cần can thiệp vào thiết bị
      Cháu chỉ biết người ta dùng bìa tăng sáng, phim/detector độ nhạy cao, "photoshop"... cách này cũng có thể áp dụng cho các loại máy X quang khác, không chỉ riêng cho máy HF.

      3- Đây không phải là nơi giảng dạy, nghiên cứu, tính toán để sáng tạo. Tất cả phát minh "vĩ đại cảm tính" sẽ bị xóa bỏ.
      Cháu chỉ phân tích máy sẵn có chứ không phát minh gì cả. Chính vì không muốn "cảm tính" nên mới phải dùng công thức tính toán. Bác cũng nên đưa ra bằng chứng cụ thể thay vì nói một cách cảm tính (chụp ra "phim đen thui", "hại đến sức khỏe", "sản xuất máy này bán chỉ có mấy người tâm thần mua"...) "Tia ngũ sắc" chụp trên "phim đơn sắc" liệu có thể phân biệt được bằng mắt thường? KV được phép thay đổi trong khoảng bao nhiêu?

      Bác không trả lời mà lại đóng luồng là không công bằng.
      sau.ph

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
        Cái màn đó không phải là cái màn trập như máy chụp hình đâu bác tuyennhan. Nó điều chỉnh đường kính lỗ thoát tia x. Người ta không dùng nó để bảo vệ vì collimator đã có chức năng này rồi. Nó làm ảnh chụp được nét. Đường kính lỗ càng nhỏ ảnh càng nét.
        Bác cho cháu hỏi cái lỗ đó nằm ở đâu trong máy X quang vậy? Lỗ nhỏ cho ra chùm tia nhỏ xíu thì làm sao chụp.
        sau.ph

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          khi các âm điện tử từ K bay đến đâm sâu vào chất liệu A sẽ có được các loại tia x khác nhau.
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          nếu kv thấp "electron đâm vào dương cực cạn", nếu kv cao "electron đâm sâu vào dương cực" làm thay đổi chiều dài sóng.
          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
          Làm gì có chuyện electron đâm sâu vào dương cực mới cho ra bước sóng ngắn. Đúng ra là electron đâm sâu vào lớp vỏ của nguyên tử. Nguyên tử này nằm trên bề mặt anot cũng phát ra sóng ngắn được.
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          Không nói điều này ra thì chẳng ai nói mình ngu, vì nếu đặt 50-60-70-80-90-100kv đều có chiều dài sóng như nhau thì bỏ luôn việc chọn kv cho máy đơn giản và máy xquang chụp ung thư ngực cũng giống máy xquang thường quy.
          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
          Cháu không nói KV khác nhau đều cho ra chiều dài sóng như nhau.


          - Bác có thể giải thích nguyên tử nằm sâu khác với nguyên tử bề mặt như thế nào? Tại sao nguyên tử nằm sâu phát ra tia X bước sóng ngắn được mà nguyên tử bề mặt không phát sóng ngắn được?

          - Điện tử đâm sâu vào Anot liệu có còn đủ năng lượng để phát ra tia X bước sóng ngắn?
          sau.ph

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

            - Bác có thể giải thích nguyên tử nằm sâu khác với nguyên tử bề mặt như thế nào? Tại sao nguyên tử nằm sâu phát ra tia X bước sóng ngắn được mà nguyên tử bề mặt không phát sóng ngắn được?

            - Điện tử đâm sâu vào Anot liệu có còn đủ năng lượng để phát ra tia X bước sóng ngắn?
            Muốn biết vấn đề này xem dương cực đầu đèn thì biết.
            Hãy tự lượng sức mình trước khi làm việc gì đó. Nhiều sinh viên leo lên nóc nhà ngồi chơi vì bệnh tâm thần.

            Comment


            • #7
              Gớm thật mấy bữa trước đọc cái datasheet còn chẳng nên hồn, nay đã đến vật lý lượng tử, vật lý hạt nhân cơ à !
              Ở cái VN này (hay bên tây) chắc chỉ vài ông giáo sư tiến sĩ đến trên đầu ngón tay dám nhận là biết, hiểu vật lý lượng tử thôi cơ đấy gớm thật, "hàn lâm" quá
              Từ chối trách nhiệm:
              Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
              Blog: http://mritx.blogspot.com

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                - Bác có thể giải thích nguyên tử nằm sâu khác với nguyên tử bề mặt như thế nào? Tại sao nguyên tử nằm sâu phát ra tia X bước sóng ngắn được mà nguyên tử bề mặt không phát sóng ngắn được?

                - Điện tử đâm sâu vào Anot liệu có còn đủ năng lượng để phát ra tia X bước sóng ngắn?
                Mình không rành món này, nhưng theo mình nghĩ. Khi electron đâm vào nguyên tử thì năng lượng electron có động năng càng cao thì đâm càng sâu vào nguyên tử và bức xạ ra sóng có năng lượng càng cao, bước sóng càng ngắn.
                Như vậy những nguyên tử ở bề mặt sẽ nhận được electron có động năng lớn nhất và bức xạ tia X "cứng" hơn

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                  4- Để lọc bỏ tia mềm, chụp với grid tỉnh phải tăng 5kv, với grid động phải tăng 10kv. Do chụp với máy xquang flash, cao thế phải tăng đến 10kv (không phải 1kv đâu nhé) để loại bỏ các tia "ngũ sắc". Như vậy 1 bệnh nhân chụp phổi dùng máy xquang thường quy chỉ cần 65kv + 10 kv grid động =75 kv. Máy xquang flash sẽ là: 65kv + 10 kv grid động + 10kv lọc tia ngũ sắc= 85 kv. Đó chỉ là thông số chụp phổi, chụp cột sống còn cao hơn nhiều lần.
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  Vậy mà cháu cứ tưởng tấm nhôm để lọc tia X mềm, grid để lọc tia tán xạ. Vậy sao người ta không để grid phía trước bệnh nhân để họ đỡ phải ăn tia?
                  Bác có thể giải thích nguyên tắc hoạt động của grid được không?
                  sau.ph

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    Bác có thể giải thích nguyên tắc hoạt động của grid được không?
                    Vỏ nguyên tử nằm ở đâu, nằm trên dương cực hay nằm ở sao Hỏa?
                    Tiếp tục trả lời là hại em vì vậy tôi khuyên em nên đi khám bệnh, tiếng Việt đọc không hiểu thì đừng nghĩ đến vật lý hạt nhân nữa.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                      Tụ xả ra trong 1 thời gian nhất định, thí dụ 0,3s. Máy chụp bằng thông số mA x S.
                      Như thế máy xquang flash sẽ không chụp đươc 0,1s-0,2s-0,4s-0,5s-0,6s-0,7s-0,8s-0,9s-1s v.v. Công suất bóng đèn bây giờ chỉ có điều chỉnh dòng đốt tim để có tích số phù hợp, như thế kv sẽ không phù hợp với thời gian phát tia x thật sự mong muốn.
                      Càng cãi càng thấy nhảm bác ạ.
                      Cực lưới dùng để điều khiển thời gian phát tia, tại sao bác lại cho rằng thời gian phát tia cố định?

                      (Đây không phải là box tâm tình, đề nghị các bác trả lời thẳng vào câu hỏi, không phát biểu linh tinh)
                      sau.ph

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                        Cực lưới dùng để điều khiển thời gian phát tia, tại sao bác lại cho rằng thời gian phát tia cố định?

                        (Đây không phải là box tâm tình, đề nghị các bác trả lời thẳng vào câu hỏi, không phát biểu linh tinh)
                        Đây không phải là box tâm tình, đề nghị không QUOTE mấy cái post bên đó bỏ sang đây, không phát biểu linh tinh.
                        Phải biết nhận thức được sự khác biệt giữa box chém gió xả stress và box thuần kỹ thuật.

                        @ bác vi van pham, bác ép em nó quá làm nó rối loạn rồi đó !
                        Từ chối trách nhiệm:
                        Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                        Blog: http://mritx.blogspot.com

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                          Cực lưới dùng để điều khiển thời gian phát tia, tại sao bác lại cho rằng thời gian phát tia cố định?

                          (Đây không phải là box tâm tình, đề nghị các bác trả lời thẳng vào câu hỏi, không phát biểu linh tinh)
                          Thằng bé TLM này bệnh ngày càng nặng, ngày càng nói nhảm, thời gian phát tia không cố định, để tia x chiếu vào bệnh nhân bao lâu cũng được à?
                          Bức xúc cá nhân tạo luồng mới, trình độ giới hạn chỉ toàn nói nhảm, đóng luồng được rồi.

                          Comment


                          • #14
                            Một số vấn đề về máy X quang (2)

                            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                            Các máy xquang di động dùng nguồn điện 1 pha dòng nhỏ hay dùng bank tụ, không phải để thay thế nguồn điện AC bác ạ, nó bù khi phát tia X mà nguồn AC không đáp ứng được.
                            Không phải loại C-arm nào cũng có bank tụ lớn, có loại C-arm dòng phát tia X đơn vị là Micro Ampe (không phải mA) bank tụ của nó nhỏ thôi. Tia X đi qua vật chụp, qua hệ thống kính, hội tụ vào ccd truyền tín hiệu qua máy tính sau đó in kết quả.
                            Thưa bác hệ thống kính làm bằng vật liệu gì mà có khả năng hội tụ được tia X vậy? Nếu tạo ra được thấu kính X quang, tại sao người ta không để một cái thấu kính sau X ray tube để tạo ra chùm tia song song, chiếu qua người sẽ cho hình ảnh bằng với kích thước thật, mà lại phải để đầu đèn cách >1m để lấy chùm tia gần song song vậy?
                            sau.ph

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                              Thưa bác hệ thống kính làm bằng vật liệu gì mà có khả năng hội tụ được tia X vậy? Nếu tạo ra được thấu kính X quang, tại sao người ta không để một cái thấu kính sau X ray tube để tạo ra chùm tia song song, chiếu qua người sẽ cho hình ảnh bằng với kích thước thật, mà lại phải để đầu đèn cách >1m để lấy chùm tia gần song song vậy?
                              Tôi nói rồi, em dốt mà hay chứng minh mình thông thái. Bầu tăng sáng làm nhiệm vụ gì? Bìa tăng sáng làm việc chi?
                              Đừng đặt cây viết lên miệng túi áo để chứng tỏ mình thông thái, nếu không khiêm tốn học hỏi, mù chữ vẫn hoàn mù chữ.

                              Nếu bức xúc cá nhân lập luồng mới mà hỏi ngu như thế này tôi lại sẽ tiếp tục đóng thread đấy.
                              Last edited by vi van pham; 20-12-2014, 09:12. Lý do: cảnh báo đóng thread.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              T.L.M Tìm hiểu thêm về T.L.M

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X