Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[Thắc mắc] Tìm hiểu về máy xét nghiệm sinh hóa

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
    Cháu không hiểu bác đang nói về tế bào quang điện hay điốt quang. Tế bào quang điện là bóng chân không 2 cực, tại sao lại có tiếp giáp pn?

    Chủ thớt hỏi I là cường độ sáng, bác lại cho công thức I dòng điện??

    Công thức I(V) ở trên phụ thuộc vào nhiệt độ, vậy nó dùng cho cảm biến nhiệt hay cảm biến quang???
    -Pin mặt trời và tế bào quang điện có lớp chuyển tiếp pn nằm nằm trong phần IV của mặt phẳng tọa độ ta có chế độ làm việc của 1 máy phát điện, linh kiện nay gọi là pin mặt trời và tế bào quang điện.
    -Nằm trong phần I và III người ta gọi đó là photo diode.
    Mặt phẳng tọa độ từ công thức trên mà ra.

    Kiến thức của TLM cứ lẫn lộn lung tung, trong máy x quang thì nhầm đèn nhân quang điện với đèn nhân quang.Trong máy hấp thì nhầm hơi nước bảo hòa với hơi nước quá nhiệt. Ở đây lại đem cái tế bào quang điện chân không cũ rích ra hỏi lớp chuyển tiếp pn nằm ở đâu?




    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
    Nếu hở mạch thì áp do tế bào quang điện sinh ra không đổi bác ạ. Cường độ sáng khác nhau chỉ làm thay đổi dòng thôi. Đồng hồ kim ráp trực tiếp với tế bào quang điện là loại điện kế đo dòng. Nếu muốn nối với mạch khuếch đại thì phải dùng dạng mạch đổi từ dòng sang áp. Độ nhạy của tế bào quang điện tính bằng (dòng quang điện)/(cường độ sáng)
    Lấy gì chứng minh:" Nếu hở mạch thì áp do tế bào quang điện sinh ra không đổi " khi đồng hồ kim có tổng điện trở không đổi mà áp cũng không đổi thì dòng cũng không đổi thế đo được cái gì?

    Comment


    • #17
      Ấy là do bác dùng từ không rõ ràng. Muốn biết dòng và áp thế nào, bác cứ nêu ra datasheet của 1 con "tế bào quang điện" cụ thể.

      Kiến thức của TLM cứ lẫn lộn lung tung, trong máy x quang thì nhầm đèn nhân quang điện với đèn nhân quang.Trong máy hấp thì nhầm hơi nước bảo hòa với hơi nước quá nhiệt. Ở đây lại đem cái tế bào quang điện chân không cũ rích ra hỏi lớp chuyển tiếp pn nằm ở đâu?
      Bác mau quên quá. Lúc đó cháu nói về hơi quá nhiệt thì bác lại đem hơi bão hòa ra cãi.

      "Tia X đi qua vật chụp, qua hệ thống kính, hội tụ vào ccd truyền tín hiệu qua máy tính sau đó in kết quả."
      Tử điển - Bách khoa tri thức - http://www.bachkhoatrithuc.com.vn

      Tia X vào ống nhân quang điện, biến thành chùm điện tử, cuối cùng thành dòng điện i xuất ra ở anốt. Vậy bác có thể giải thích xem cái gì hội tụ vào CCD?
      sau.ph

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
        Ấy là do bác dùng từ không rõ ràng. Muốn biết dòng và áp thế nào, bác cứ nêu ra datasheet của 1 con "tế bào quang điện" cụ thể.


        Bác mau quên quá. Lúc đó cháu nói về hơi quá nhiệt thì bác lại đem hơi bão hòa ra cãi.

        "Tia X đi qua vật chụp, qua hệ thống kính, hội tụ vào ccd truyền tín hiệu qua máy tính sau đó in kết quả."
        Tử điển - Bách khoa tri thức - http://www.bachkhoatrithuc.com.vn

        Tia X vào ống nhân quang điện, biến thành chùm điện tử, cuối cùng thành dòng điện i xuất ra ở anốt. Vậy bác có thể giải thích xem cái gì hội tụ vào CCD?

        - Cần gì datasheet, cái phát biểu: "Nếu hở mạch thì áp do tế bào quang điện sinh ra không đổi bác ạ. Cường độ sáng khác nhau chỉ làm thay đổi dòng thôi . Đồng hồ kim ráp trực tiếp với tế bào quang điện là loại điện kế đo dòng", đã nói lên cái nhảm nhí.
        Điện trở đồng hồ đo cố định, áp không tăng thì dòng cũng không tăng, thế đồng hồ đo cái gì?


        Cái bầu tăng sáng là đèn nhân quang điện có phủ thêm lớp lân quang. Hình ảnh hiện lên lớp lân quang, hệ thống kính hội tụ thu nhỏ hình ảnh, rọi vào ccd chứ không phải ccd nằm trong bầu tăng sáng. Cứ như ông thầy bói mù xem voi rồi lại đi cãi nhau.

        Comment


        • #19
          Tế bào quang điện là nguồn dòng (phụ thuộc cường độ ánh sáng). Nếu mắc vào mạch khuếch đại có tổng trở vào lớn thì sẽ đo được áp không đổi. Phải mắc tế bào quang điện với điện trở shunt hoặc phân cực, dòng quang điện thay đổi dẫn đến áp trên điện trở thay đổi.

          Bây giờ bác mới biết trong bầu tăng sáng có lớp lân quang. Lúc trước thì bác không biết ánh sáng khả kiến (do lớp lân quang phát ra) là cái quái gì

          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          Tia X đi qua vật chụp, qua hệ thống kính, hội tụ vào ccd truyền tín hiệu qua máy tính sau đó in kết quả.
          Đây là hình cái ống nhân quang điện trong link của bác cho. Nhờ bác giải thích trong bầu tăng sáng cái ống này nằm ở đâu? lớp lân quang nằm ở đâu, ảnh được tạo ra như thế nào?
          sau.ph

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
            Tế bào quang điện là nguồn dòng (phụ thuộc cường độ ánh sáng). Nếu mắc vào mạch khuếch đại có tổng trở vào lớn thì sẽ đo được áp không đổi. Phải mắc tế bào quang điện với điện trở shunt hoặc phân cực, dòng quang điện thay đổi dẫn đến áp trên điện trở thay đổi.

            Bây giờ bác mới biết trong bầu tăng sáng có lớp lân quang. Lúc trước thì bác không biết ánh sáng khả kiến (do lớp lân quang phát ra) là cái quái gì


            Đây là hình cái ống nhân quang điện trong link của bác cho. Nhờ bác giải thích trong bầu tăng sáng cái ống này nằm ở đâu? lớp lân quang nằm ở đâu, ảnh được tạo ra như thế nào?
            Dòng tô màu đỏ:Lại nói nhảm, cá độ đi, tôi đem tế bào quang điện máy coleman, không cần phân cực xem áp có thay đổi không?
            Bớt nói nhảm đi cho các thành viên mới được nhờ.
            Dòng tô màu xanh:Tôi không muốn giảng dạy cho 1 người mù, nên xem lý do ở đây: http://www.dientuvietnam.net/forums/.../index252.html

            Ông thầy bói vì mù nên đâu có biết bầu tăng sáng giống đèn nhân quang điện ở đâu và khác thế nào.

            Thôi nhé từ cái tế bào quang điện phát ngôn nhảm nhí, để đánh trống lãng kéo sang cái đèn nhân quang điện.
            Last edited by vi van pham; 26-01-2015, 09:13.

            Comment


            • #21
              - Cảm biến quang điện có nhiều loại, như quang trở, photodiode, tế bào quang điện (CdS. PbS,...), cáp quang; các cảm biến quang điện dùng trong máy ảnh như CMOS, CCD,...vv... (tham khảo sách" Kỹ thuật cảm biến").
              Bộ nhân quang vẫn có đầu vào là 1 tế bào quang điện; các anode sau đó làm việc với dòng điện tử.
              Bước sóng (màu) của ánh sáng mới ảnh hưởng đến điện thế hãm của tế bào quang điện.
              - Mỗi loại cảm biến có ngưỡng/ vùng độ nhạy khác nhau. Do đó khi nói về hoạt động của cảm biến cũng có nghĩa là nói về hoạt động của nó trong vùng bước sóng và cường độ mà nó làm việc rồi.
              Không ai lấy cảm biến UV để đo trong vùng ánh sáng nhìn thấy hay hồng ngoại, vì nó sẽ không chính xác hoặc trơ ra, không có phản ứng thì vô nghĩa.
              Cũng chỉ người thiếu hiểu biết mới lấy cảm biến độ nhạy cao đem ra ngoài trời giữa trưa nắng mùa hè để đo đo đạc đạc .
              Cảm biến quang cũng bị bão hòa dưới cường độ ánh sáng vượt ngưỡng...
              ---> Muốn nói cho đầy đủ thì nên trích dẫn luôn 1 đoạn sách, chứ phát biểu nhỏ giọt thì không thể đầy đủ được.
              - Tế bào quang điện đúng là nguồn dòng, nhưng người ta thường cho dòng đó chảy qua 1 điện trở và đo áp rơi trên điện trở... Điện áp rơi trên điện trở tỷ lệ tuyến tính với dòng mà cảm biến sinh ra. Do đó phát biểu về điện áp cũng đâu có sai?
              Cũng bởi mạch khuếch đại điện áp thì dễ thực hiện hơn mạch khuếch đại dòng, nên người ta vẫn thích đo qua giá trị điện áp
              Last edited by HTTTTH; 26-01-2015, 12:25. Lý do: Sửa lỗi
              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

              Comment


              • #22
                - Tế bào quang điện đúng là nguồn dòng, nhưng người ta thường cho dòng đó chảy qua 1 điện trở và đo áp rơi trên điện trở... Điện áp rơi trên điện trở tỷ lệ tuyến tính với dòng mà cảm biến sinh ra. Do đó phát biểu về điện áp cũng đâu có sai?
                Thì em đâu có nói ai nói sai. Em chỉ giải thích rõ thêm thôi mà.
                sau.ph

                Comment


                • #23
                  -Tế bào quang điện: đã có bác HTTTTH xác nhận rồi.

                  Bầu tăng sáng máy xquang là đèn nhân quang điện có thêm màn lân quang.Tia x xuyên qua cơ thể bệnh nhân đến đèn nhân quang điện, hiện hình ảnh trên màn lân quang
                  Đèn nhân quang điện cho ra dòng anốt ia. Rồi dòng ia làm sao hiện được hình ảnh trên màn lân quang? Bác giải thích được chỗ này thì cháu chịu mang tiếng là nói nhảm.
                  sau.ph

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    . Cường độ sáng khác nhau chỉ làm thay đổi dòng thôi. Đồng hồ kim ráp trực tiếp với tế Nếu hở mạch thì áp do tế bào quang điện sinh ra không đổi bác ạbào quang điện là loại điện kế đo dòng. Nếu muốn nối với mạch khuếch đại thì phải dùng dạng mạch đổi từ dòng sang áp. Độ nhạy của tế bào quang điện tính bằng (dòng quang điện)/(cường độ sáng)
                    Nếu hở mạch thì áp do tế bào quang điện sinh ra không đổi bác ạ.



                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    Tế bào quang điện là nguồn dòng (phụ thuộc cường độ ánh sáng). Nếu mắc vào mạch khuếch đại có tổng trở vào lớn thì sẽ đo được áp không đổi. Phải mắc tế bào quang điện với điện trở shunt hoặc phân cực, dòng quang điện thay đổi dẫn đến áp trên điện trở thay đổi.
                    Nếu mắc vào mạch khuếch đại có tổng trở vào lớn thì sẽ đo được áp không đổi.



                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    Thì em đâu có nói ai nói sai. Em chỉ giải thích rõ thêm thôi mà.
                    Nếu không sai thì cá độ với tôi, tôi lấy tế bào quang điện của máy quang phổ coleman ra làm thí nghiệm. Dùng oscilo đo áp của nó, nếu áp thay đổi mất gì với tôi?



                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    Đèn nhân quang điện cho ra dòng anốt ia. Rồi dòng ia làm sao hiện được hình ảnh trên màn lân quang? Bác giải thích được chỗ này thì cháu chịu mang tiếng là nói nhảm.
                    Dạy cho học trò mù nó hay cãi lắm. Để nó tự lên gu gồ học hay hơn.

                    Comment


                    • #25
                      Về tế bào quang điện cháu chỉ biết có nhiêu đó thôi. Nếu được bác tận tay làm thí nghiệm chỉ bảo thì cháu (và chắc chắn rất nhiều thành viên nữa) cám ơn lắm lắm.

                      Trước tiên bác rọi sáng để kim điện kế lên 50%. Sau đó tháo điện kế ra để đo U hở mạch được giá trị V1. Bước 2 tương tự đo giá trị hở mạch V2 khi kim lên kịch 100%. Theo bác thì V1=0,5V2. Theo cháu thì V1=V2. Vậy ta lấy mức trung bình là 0,75. Nếu kết quả đo thực tế V1<0,75V2 thì bác thắng. Nếu V1>0,75V2 thì cháu nói đúng.
                      sau.ph

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                        Về tế bào quang điện cháu chỉ biết có nhiêu đó thôi. Nếu được bác tận tay làm thí nghiệm chỉ bảo thì cháu (và chắc chắn rất nhiều thành viên nữa) cám ơn lắm lắm.

                        Trước tiên bác rọi sáng để kim điện kế lên 50%. Sau đó tháo điện kế ra để đo U hở mạch được giá trị V1. Bước 2 tương tự đo giá trị hở mạch V2 khi kim lên kịch 100%. Theo bác thì V1=0,5V2. Theo cháu thì V1=V2. Vậy ta lấy mức trung bình là 0,75. Nếu kết quả đo thực tế V1<0,75V2 thì bác thắng. Nếu V1>0,75V2 thì cháu nói đúng.
                        Làm chi cho rắc rối vậy? thua lại đỗ thừa ban đầu ráp với điện kế kim là có tải v.v và v.v.

                        Phát biểu của TLM là :
                        "Nếu hở mạch thì áp do tế bào quang điện sinh ra không đổi" và "Nếu mắc vào mạch khuếch đại có tổng trở vào lớn thì sẽ đo được áp không đổi".

                        Vậy ta cứ tiến hành ráp tế bào quang điện máy coleman với osclo rồi thay đổi cường độ sáng nếu áp thay đổi tôi thắng, áp không thay đổi tôi thua.

                        Chấp TLM 1 ăn 10 .Tôi thua chung 10, tôi thắng ăn 1. Chỉ cần 1 độ nhậu thôi, ai hưởng ứng ăn theo độ này đăng ký để TLM chuẩn bị tiền nhé.

                        Comment


                        • #27
                          Tức là theo TLM, với mọi cường độ sáng chiếu vào tế bào quang điện và với vôn kế có điện trở vô cùng lớn, thì ta đều đo được cùng 1 điện áp hở mạch ?
                          Và bác muốn cá độ theo điều ngược lại: Cường độ rọi sáng càng lớn thì giá trị điện áp mà vôn kế đo được càng cao ?

                          Ầy dà, biết theo ai đây ta ???
                          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                            Tức là theo TLM, với mọi cường độ sáng chiếu vào tế bào quang điện và với vôn kế có điện trở vô cùng lớn, thì ta đều đo được cùng 1 điện áp hở mạch ?
                            Và bác muốn cá độ theo điều ngược lại: Cường độ rọi sáng càng lớn thì giá trị điện áp mà vôn kế đo được càng cao ?

                            Ầy dà, biết theo ai đây ta ???
                            Dĩ nhiên cường độ sáng lớn quá thì v sẽ không đổi vì I đã bảo hòa.
                            Cậu TLM này chỉ biết có mỗi cái tế bào quang điện chân không, đem lý thuyết tế bào này ra độ thì thua là chắc.

                            Tế bào quang điện bình thường tác động trên 1 bước sóng, qua bước sóng khác là không đúng .Tế bào quang điện của máy quang phổ là loại đặc biệt tác dụng trên 7 phổ màu, không có mạch khuyếch đại, không có nguồn DC cho tế bào, nó như cái pin mặt trời, có ánh sáng là phát điện thế, đồng hồ kim đo giá trị điện thế này (không tính bằng v mà bằng %) Đến đây TLM sẽ cãi là đo dòng đấy . Do quá đơn giản việc sc cân chỉnh rất dễ dàng, tháo cuvett, đồng hồ đo ra, thay đổi bước sóng và đo V bằng oscilo, thay đổi cường độ sáng để có giá trị mẩu nhà sx cho là xong.

                            Năm 1990 rất khó có máy đo thời gian phát tia x và cao thế máy xq. Tôi lấy thông số tế bào quang điện máy quang phổ coleman, nạp cho mạch AD chế thành máy đo cao thế và thời gian phát tia x.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                              Dĩ nhiên cường độ sáng lớn quá thì v sẽ không đổi vì I đã bảo hòa.
                              Cậu TLM này chỉ biết có mỗi cái tế bào quang điện chân không, đem lý thuyết tế bào này ra độ thì thua là chắc.

                              Tế bào quang điện bình thường tác động trên 1 bước sóng, qua bước sóng khác là không đúng .Tế bào quang điện của máy quang phổ là loại đặc biệt tác dụng trên 7 phổ màu, không có mạch khuyếch đại, không có nguồn DC cho tế bào, nó như cái pin mặt trời, có ánh sáng là phát điện thế, đồng hồ kim đo giá trị điện thế này (không tính bằng v mà bằng %) Đến đây TLM sẽ cãi là đo dòng đấy . Do quá đơn giản việc sc cân chỉnh rất dễ dàng, tháo cuvett, đồng hồ đo ra, thay đổi bước sóng và đo V bằng oscilo, thay đổi cường độ sáng để có giá trị mẩu nhà sx cho là xong.

                              Năm 1990 rất khó có máy đo thời gian phát tia x và cao thế máy xq. Tôi lấy thông số tế bào quang điện máy quang phổ coleman, nạp cho mạch AD chế thành máy đo cao thế và thời gian phát tia x.
                              Bác vi van pham à, chú TLM sử dụng tế bào do chú ấy tự phát minh như vụ xq flash xenon, thì bác thua chắc

                              Mà thời buổi này mà còn kiếm được cái máy xét nghiệm sinh hóa xài tế bào quang điện chân không cơ à ! tưởng nó chỉ xất hiện trong viện bảo tàng thôi chứ !

                              Nghe tranh cãi giống như mấy anh đem kiến thức đèn điện tử đi sửa máy vi tính ấy.
                              Từ chối trách nhiệm:
                              Mọi thông tin từ ITX cung cấp với hi vọng nó có ích và không đi kèm với bất kì sự bảo đảm nào.
                              Blog: http://mritx.blogspot.com

                              Comment


                              • #30
                                Bác đã nói trong máy coleman "tế bào quang điện tuyến tính", "Ánh sáng chiếu vào tế bào quang điện càng mạnh điện thế phát ra càng lớn". Thì bây giờ bác phải chứng minh nó tuyến tính. Nếu bác chứng minh nó thay đổi (dù có thay đổi chút xíu cũng gọi là thay đổi) thì cháu thua ngay từ vòng gửi xe rồi.

                                Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                                Tức là theo TLM, với mọi cường độ sáng chiếu vào tế bào quang điện và với vôn kế có điện trở vô cùng lớn, thì ta đều đo được cùng 1 điện áp hở mạch ?
                                Và bác muốn cá độ theo điều ngược lại: Cường độ rọi sáng càng lớn thì giá trị điện áp mà vôn kế đo được càng cao ?

                                Ầy dà, biết theo ai đây ta ???
                                Dĩ nhiên là điện áp không tuyệt đối bằng nhau được. Cũng giống như điốt zenner, điện thế Vz có thể thay đổi chút xíu, nhưng người ta vẫn gọi nó là điốt ổn áp. Vấn đề chính là tế bào quang điện tuyến tính theo áp hay theo dòng?

                                Bác có thể google xem "đèn nhân quang điện" như ở hình trên tạo ảnh trên màn lân quang như thế nào không? Nếu tìm được em xin hậu tạ bác 1 chầu nhậu!
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nh0k Tìm hiểu thêm về nh0k

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X