Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hệ thống gọi cấp cứu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Tốc độ tối đa của Modbus là 10 Mb/s ở khoảng cách dưới 100 m, đủ để xem phim / thu thập dữ liệu từ các máy.

    Mạng Ethernet
    • Nếu đi dây kiểu xương cá, phải dùng chuẩn 10Base2 với cáp đồng trục - chuẩn từ thời xa xưa. giờ mua đồ giá cứ gọi là trên trời. Các chuẩn trên tốc độ cũng chỉ 10 Mb/s với khoảng cách tối đa 125 m.
    • Để đạt được tốc độ 100 Mb/s bắt buộc phải dùng cáp Ethernet đủ 8 sợi và đi dây hình sao - nối tập trung về switch. Cáp nếu nối xa vài chục m phải là loại có bọc giáp chống nhiễu, đủ 8 sợi và bấm đầu nối đúng thứ tự đôi dây, phải dùng switch chứ không thể dùng hub rẻ tiền. Và cũng bị giới hạn khoảng cách.
    • Hiện thời loại switch chuyện dụng trên thị trường nhiều nhất cũng chỉ có 32 cổng. Nếu 300 giường - tốn khá nhiều đây.
    • Cáp dùng cho truyền tin tốc độ 100 Mb/s cũng không rẻ đâu.

    Vậy thì Ethernet có hơn gì ?


    Tóm lại trong phạm vi ứng dụng này, dùng Ethernet có thể có một chút ích lợi hơn nhưng phải trả giá quá lớn. Modbus hoặc CAN chưa dám khẳng định tốt, nhưng rất phù hợp và rất linh động: thích nhanh thì có nhanh, thích truyền có truyền xa, thích nhiều trạm có nhiều trạm, thích tin cậy thì CAN là tin cậy nhất trong tất cả các loại mạng công nghiệp và cao hơn Ethernet. Trong ứng dụng khác thì Ethernet có thể chiếm ưu thế: môi trường văn phòng toàn máy tính, môi trường truyền thông đa phương tiện, trung tâm dữ liệu ...

    So sánh thế này để VNarmy dễ hiểu: sao VN không mua máy bay MIG29, SU35 cho nó xịn mà cứ phải duy trì đội MIG21 cũ + mua thêm SU27, sao không thay AK47 bằng AK74 hay M16A2, sao không dùng tàu ngầm động cơ hạt nhân, sao không sắm tàu chiến tuần dương hạm hay tàu khu trục mà cứ mua mấy cái tàu nhỏ + tự đóng, sao không dàn quân chiếm hết các đảo... Đi làm ăn có phải duy ý chí là được đâu.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #17
      Sao bác F không promote PLC (Power Line Communication) cho cái đề tài này. Khỏi phải lo dây rợ vì đã có sẵn đường dây điện đến từng phòng rùi tèn ten ten. Vấn đề còn lại là thiết bị đầu cuối sao cho down bằng 20$ để cạnh trạnh với VNarmy
      “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

      Comment


      • #18
        Những ứng dụng kiểu này nếu có đủ ổ cắm thì dùng truyền tin dây diện (PLC) là phù hợp nhất. Mạng CN cũng khó cạnh tranh nổi.

        Mức giá 20$ cho mỗi trạm Ethernet không nói lên điều gì, bởi vì còn rất nhiều chi phí khác cho hệ thống
        • Trạm Ethernet 20$ là loại tốc độ 10 Mb/s, nếu vậy thì trạm Modbus 5$ cũng truyền được với tốc độ này rồi
        • Trạm Ethernet loại tốt độ 100 Mb/s giá chắc chắn > 22$
        • Cáp mạng: cỡ 1,1 tr cuộn 285 m, và nên nhớ là đi dây hình sao (mỗi giường đi một sợi cáp riêng về trung tâm); cáp Modbus loại 4 lõi (có thể tải cả nguồn 24 VDC luôn), có bọc giáp chống nhiễu chỉ 5000 đ/m nếu mua lẻ từng m, vả lại chỉ cần đi 1 sợi đường trục, nếu cần dự phòng thì đi 2 sợi.
        • Đầu nối: cỡ 4000 đ/chiếc nếu mua cả hộp 100 chiếc; Modbus : không cần
        • Kìm bấm đầu nối: 110-160k; Modbus: tô vít giá 5000 đ
        • Switch 48 cổng: của DLink thấp nhất là 4,8 tr; của 3Com cao gấp đôi; 300 giường cần khoảng 7 chiếc như vậy; Modbus: không cần switch, để ghép với máy tính chỉ cần 1 bộ chuyển đổi USB/RS485 giá cỡ 1 tr.


        Giá thành của cả hệ không chỉ gồm mỗi giá 1 trạm thôi đâu ạ.
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #19
          bqviet nói vậy thì ổn rùi. Có ngay một giải pháp liền. Mỗi phòng cần 1 PLC modem + Switching Power Supply vị chi là $49.95 + $8.95 = $58.9. Giá modem chỉ là $44.96 khi mua 10 bộ trở lên.
          http://www.sparkfun.com/commerce/pro...oducts_id=8974
          Hoặc có thể tìm kiếm nhà cung cấp khác rẻ hơn nữa để có giá cho OEM chẳng hạn.
          Giả sử mỗi phòng có 10 giường bệnh thì cần 10 nút bấm thì sẽ dùng 1 chú PIC/AVR 18 chân để nhận phím nhấn và giao tiếp với modem.
          Phòng trực thì cần 1 PLC + power và máy tính hay LCD, led liếc gì đó để hiển thị.
          Vậy là chiến thôi nhỉ.
          “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

          Comment


          • #20
            Thì như bqviet đã nói từ đầu vấn đề đâu có khó/đắt, chỉ chưa thấy bác vi van pham có ý kiến chỉ đạo gì thôi.
            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
              Tốc độ tối đa của Modbus là 10 Mb/s ở khoảng cách dưới 100 m, đủ để xem phim / thu thập dữ liệu từ các máy.

              Mạng Ethernet
              • Nếu đi dây kiểu xương cá, phải dùng chuẩn 10Base2 với cáp đồng trục - chuẩn từ thời xa xưa. giờ mua đồ giá cứ gọi là trên trời. Các chuẩn trên tốc độ cũng chỉ 10 Mb/s với khoảng cách tối đa 125 m.
              • Để đạt được tốc độ 100 Mb/s bắt buộc phải dùng cáp Ethernet đủ 8 sợi và đi dây hình sao - nối tập trung về switch. Cáp nếu nối xa vài chục m phải là loại có bọc giáp chống nhiễu, đủ 8 sợi và bấm đầu nối đúng thứ tự đôi dây, phải dùng switch chứ không thể dùng hub rẻ tiền. Và cũng bị giới hạn khoảng cách.
              • Hiện thời loại switch chuyện dụng trên thị trường nhiều nhất cũng chỉ có 32 cổng. Nếu 300 giường - tốn khá nhiều đây.
              • Cáp dùng cho truyền tin tốc độ 100 Mb/s cũng không rẻ đâu.

              Vậy thì Ethernet có hơn gì ?


              Tóm lại trong phạm vi ứng dụng này, dùng Ethernet có thể có một chút ích lợi hơn nhưng phải trả giá quá lớn. Modbus hoặc CAN chưa dám khẳng định tốt, nhưng rất phù hợp và rất linh động: thích nhanh thì có nhanh, thích truyền có truyền xa, thích nhiều trạm có nhiều trạm, thích tin cậy thì CAN là tin cậy nhất trong tất cả các loại mạng công nghiệp và cao hơn Ethernet. Trong ứng dụng khác thì Ethernet có thể chiếm ưu thế: môi trường văn phòng toàn máy tính, môi trường truyền thông đa phương tiện, trung tâm dữ liệu ...

              So sánh thế này để VNarmy dễ hiểu: sao VN không mua máy bay MIG29, SU35 cho nó xịn mà cứ phải duy trì đội MIG21 cũ + mua thêm SU27, sao không thay AK47 bằng AK74 hay M16A2, sao không dùng tàu ngầm động cơ hạt nhân, sao không sắm tàu chiến tuần dương hạm hay tàu khu trục mà cứ mua mấy cái tàu nhỏ + tự đóng, sao không dàn quân chiếm hết các đảo... Đi làm ăn có phải duy ý chí là được đâu.
              Với bài toán này dường như BQViet cố ý che những nhược điểm của RS485 và nêu rõ những khó khăn của ethernet.
              Thứ nhất về cable: Giá 1,1T cho một cuộn 285m có lẽ hơi xịn. Trong khi một cuộn tại Phúc Anh giá 700k/cuộn 300m là hoàn toàn có thể sài được.
              Thứ hai về switch: Giá xấp xỉ 2 triệu cho một cái 48 cổng.
              Thứ ba về đầu nối: Có lẽ cũng tương đương 485(Ko lẽ 485 ko cần đầu nối?)
              Kìm bấm dây chỉ đầu tư một lần.

              Thế với Modbus/485 thì sao: Cứ cho với ưu điểm vượt trội của dây dợ lằng nhằng đi thì em cũng đố các bác ra chợ giời kiếm được một con twisted pair ngon với giá khoảng 3k/m đấy. Còn nếu dây thường thì chắc chắn ko chống nhiễu tốt bằng ethernet rồi. Vậy tốc độ có thể đạt tối đa đc ko?

              Cuối cùng: Modbus có thể đạt 10M baud nhưng nếu chui qua cái lỗ COM ảo ở trên máy tính thì có lẽ chỉ còn khoảng hơn 200k thôi nhỉ.

              Đối với bài toán thì cần có dữ liệu đầy đủ. Nếu các bác đi khảo sát qua một vài bệnh viện thì sẽ thấy bố trí theo hình sao là khá hợp lý. Bởi vì phòng điều hành của y tá thường nằm ở trung tâm khoa. Thế nên trong trường hợp này mạng dạng xương cá cũng không tiết kiệm dây hơn mạng hình sao là mấy. Ngoài ra các bác cứ ra đơn vị hàng trăm giường với cả khoảng cách km nó lớn lắm. Em đoán chắc số giường n<100 và khoảng cách từ mỗi giường đến trung tâm từ 20-50m.
              À nhân tiện cái so sánh về súng ống tầu chiến của bác em chả hiểu gì cả. Nếu bác bảo cũ vẫn dùng tốt thì thật ra bác vẫn chưa hiểu gì về mấy cái vụ súng ống đấy đâu.
              AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
              Xem thêm tại Online Store ---> Click here
              Mob: 0982.083.106

              Comment


              • #22
                Nếu dùng bộ chuyển đổi Ethernet/RS485, tốc độ hoàn toàn có thể đạt 10 Mb/s, thậm chí cao hơn.

                Mấy loại cáp, switch mà VNarmy nói rẻ không thể đạt được tốc độ 100 Mb/s ở khoảng cách cỡ 80 m trở lên. VNarmy thì tham khảo trên mạng, còn bqviet đã từng làm cho Trần Anh.

                Vụ tàu bè súng ống thì "bơ quờ" làm sao rành bằng Quân đội nhân dân, chỉ lấy làm ví dụ gần gũi với VNarmy rằng: tất nhiên đồ cũ kém hơn đồ mới, nhưng ta phải "liệu cơm gắp mắm", đâu phải cứ trang bị cao cấp phứa đi là xong. Tiền đầu tư ban đầu là một chuyện, chi phí vận hành lại là một chuyện khác, công lắp đặt và trình độ người vận hành, người bảo trì lại là một chuyện khác nữa. Con voi đâu chỉ gồm mỗi cái chân, cái vòi, cái đuôi ...

                Tất nhiên Modbus và CAN truyền chậm hơn Ethernet. Tuy nhiên trên thực tế (1) chậm không nhiều, (2) rất tiết kiệm, (3) ổn định, (4) rất đơn giản, (5) là chuẩn công nghiệp "tried-and-true" mãi rồi. Khi nhìn toàn cục, cách giải vấn đề này tất cả chỉ nằm trong một chữ đủ: đủ nhanh, đủ rẻ, đủ đơn giản, đủ tin cậy, đủ dự phòng cho tương lai. Chạy theo tốc độ hay mốt "thời thượng" làm chi.
                Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                Comment


                • #23
                  Mỗi cái đều có những ưu điểm riêng về giá thành, tốc độ, độ tin cậy. Khi triển khai ta cần cân nhắc bài toán thiệt hơn. Nhưng trong bênh viện, thì có lẽ vấn đề giá thành nên xếp sau mà cái chính là tốc độ và sự ổn đinh.
                  Xét bài toán dùng Ethernet và vấn đề đi dây cho hệ thống thì không cần đưa tất cả đầu dây về trung tâm như a Việt nói. Vẫn có thể đi 1 trục kiểu xương cá được.
                  Giả thiết bài toán ta có 20 phòng, mỗi phòng 6 giường bệnh thì có thể thiết kế mỗi phòng 1 switch 8 port. cách đi dây:

                  Main <=====> SW1 <====>SW2<====> ... <====>SW20<

                  SW1 là switch cho phòng 1: 6 Port nối đến 6 giường là 6 bộ ra lệnh (nút bấm.v.v.), mỗi bộ này dùng 1 con PIC18F67j60 (em hay dùng PIC nên đưa luôn vào trong thiết kế ) để làm nhiệm vụ nhận lệnh và giao tiếp. Mỗi bộ này làm nhiều cứ cho hết 200K/bộ. 2 Port còn lại dùng để giao tiếp về trung tâm và đưa tín hiệu mạng sang phòng 2.

                  SW2 là switch cho phòng 2 cũng làm tương tự, 6 port đến 6 giường, 2 port để tạo kết nối mạng LAN.
                  Như vậy ta có được một thiết kế mạng mở và ít tốn dây, tiết kiệm hơn có thể dùng loại SW 16 port dùng cho 2 phòng.

                  Tính toán chi phí:
                  20 phòng = 20 switch x 300K(giá thị trường có thể rẻ hơn) = 6 triệu
                  6 bo mạch/phòng x 20 x 200K = 24 triệu
                  Tiền dây mạng em khó tính, cứ cho 5 triệu nữa
                  Tông vật tư tính sơ khoảng 35 triệu/120 giường. Như vậy chi phí trung bình chưa đến 300K/ giường. Chi phí thực tế có thể sẽ cao hơn. Nhưng đó cũng không phải là một khoản đầu tư quá lớn cho mỗi giường bệnh. Các bệnh viện dư sức triển khai. Thiết kế lại có tính mở, cho cả mấy trăm giường cũng OK. Bác VVP thấy sao? Các anh thấy sao?
                  Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
                  CallerID, Cảnh báo BTS, ...
                  0988006696
                  linhnc308@gmail.com
                  http://linhnc308.blogspot.com

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                    Nếu dùng bộ chuyển đổi Ethernet/RS485, tốc độ hoàn toàn có thể đạt 10 Mb/s, thậm chí cao hơn.

                    Mấy loại cáp, switch mà VNarmy nói rẻ không thể đạt được tốc độ 100 Mb/s ở khoảng cách cỡ 80 m trở lên. VNarmy thì tham khảo trên mạng, còn bqviet đã từng làm cho Trần Anh.

                    Vụ tàu bè súng ống thì "bơ quờ" làm sao rành bằng Quân đội nhân dân, chỉ lấy làm ví dụ gần gũi với VNarmy rằng: tất nhiên đồ cũ kém hơn đồ mới, nhưng ta phải "liệu cơm gắp mắm", đâu phải cứ trang bị cao cấp phứa đi là xong. Tiền đầu tư ban đầu là một chuyện, chi phí vận hành lại là một chuyện khác, công lắp đặt và trình độ người vận hành, người bảo trì lại là một chuyện khác nữa. Con voi đâu chỉ gồm mỗi cái chân, cái vòi, cái đuôi ...

                    Tất nhiên Modbus và CAN truyền chậm hơn Ethernet. Tuy nhiên trên thực tế (1) chậm không nhiều, (2) rất tiết kiệm, (3) ổn định, (4) rất đơn giản, (5) là chuẩn công nghiệp "tried-and-true" mãi rồi. Khi nhìn toàn cục, cách giải vấn đề này tất cả chỉ nằm trong một chữ đủ: đủ nhanh, đủ rẻ, đủ đơn giản, đủ tin cậy, đủ dự phòng cho tương lai. Chạy theo tốc độ hay mốt "thời thượng" làm chi.
                    Vẫn chưa thấy BQViet tính chính xác xem mỗi node sử dụng loại gì, có sẵn hay ko. Chi phí mỗi node khoảng bao nhiêu, tổng thể khoảng bn. Theo quan điểm của VNArmy để đạt được tốc độ 10M với RS485 ko hề đơn giản với các trang thiết bị và linh kiện có sẵn. Và chi phí cũng không rẻ chút nào.
                    @BXNgoc: Con này có 30K thì nhỏ quá. Dùng để đk thiết bị thì đc chứ data thì quá đuối.
                    AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                    Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                    Mob: 0982.083.106

                    Comment


                    • #25
                      Cái này hình như bác Phàm đang làm hệ thống báo cháy thì đúng hơn .
                      Còn BV thì ai lắp hệ thống này ? Theo tôi nếu là giường BN thì tối thiểu cũng cần phải truyền ít nhất là 4 tơi 10 số liệu
                      1 Theo dõi nhịp tim : Để còn biết tim của BN dừng đập lúc nào ? giờ nào ? lúc đó là ca của ai trực ???
                      2 Theo dõi nhiệt độ: Để BS không phải hàng ngày đi đến từng giường bệnh , dễ bị lây bệnh truyền nhiễm
                      3 Có đường âm thanh Intecom : để hỏi thăm tình hình BN ra sao . Đỡ phải nói chuyện trực tiếp với BN . Nhỡ hít phải vi trùng của BN thì tai nạn nghề nghiệp
                      4 Có đường để BN báo ăn cơm hay ăn cháo ( chấm cơm )
                      5 Có đường báo huyết áp ....
                      6 Có đường báo cấp cứu ......
                      7 Có đường báo .......
                      8 có đường ....
                      9 Có máy ghi chép nhật ký tự động để còn làm bằng chứng sau này . Khi BN gọi mà BS không tới hay BS bỏ ra khỏi phòng trực ......
                      10 Có hệ thống ......

                      Còn chuyện chiều dài thì thấy cũng vui vui . Phòng trực của BS cách xa giường BN tới ngàn mét hả ? Chắc khi BN báo cấp cứu thì sang thế giới bên kia rồi BS mới chạy đến nơi . Vì vậy hệ thống không cần dài quá 100 mét đâu .
                      Còn số lượng kênh đầu vào hả ? Cũng hay . Một phòng trực ( vài BS ) mà phụ trách tới hàng ngàn gường bệnh thì ????? chắc BS toàn tốt nghiệp trường siêu nhân . Vì vậy hệ thống chắc không cần quá tới 256 đường vào ( 256 giường ).

                      Hệ thống của bác phàm chắc chắn 99% là hệ thống báo cháy tòa nhà chung cư nên chỉ cần một dữ kiện như vậy .
                      Mà làm cái đó thì cần gì công nghệ cao lắm đâu . Cứ Rơlay , 78xx , IC Logic , LED , chuông , công tắc , tủ điện mà phang vào thôi .
                      Hiện đại hơn nữa thì lắp thêm một cái máy tính pentium I ( pentium một ) cùng với một phần mềm tự tạo cho nó ghi chép trạng thái vài trăm kênh . Thế là có dữ liệu để mỗi tuần in ra một bản báo cáo tình hình hệ thống bằng văn bản .

                      Vài lời tiêm chích , các bác bỏ qua !
                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment


                      • #26
                        Các "sao" đến viếng nhà mà chủ nhân đi vắng thật là thất lễ.Xin thứ lỗi.
                        Các bác không làm việc trong ngành y tế mà tôi lại không thuyết minh rõ nên các bác chưa nắm được yêu cầu vấn đề.
                        1-Trước tiên là phòng cấp cứu.Tại đây các bệnh nhân nặng được nằm trong phòng đặc biệt,sát phòng bác sĩ trực,cách ly bằng kính.Bệnh nhân được hỗ trợ đủ loại máy chuyên dụng ko cần đến hệ thống gọi cấp cứu.
                        2-Phòng hậu phẫu hay săn sóc đặc biệt.Giống như phòng cấp cứu,bệnh nhân ko cần đến hệ thống cấp cứu.
                        3-Phòng điều trị.Các bệnh nhân này sức khỏe đã ổn định,nhưng đôi khi bị đột quỵ hay vì lý do nào đấy phải gọi bác sĩ.Tại phòng trực nhân viên chỉ cần biết số phòng và tên bệnh nhân là đã có đầy đủ hồ sơ bệnh án.Phòng này ko cần truyền nhiều số liệu,cách phòng trực tối đa 100 m.Khu vực này mới cần hệ thống cấp cứu.

                        Yêu cầu không quá cao siêu và cũng không quá đơn giàn.
                        Tóm lại: bệnh nhân chỉ cần ấn nút, đèn gọi sáng.Tại phòng trực chuông kêu,nhân viên trực biết được số giường bệnh nhân và tắt đèn gọi (báo cho bệnh nhân biết đã nhận được tín hiệu).Số đường dây truyền tín hiệu và giá thành càng ít càng tốt.
                        Last edited by vi van pham; 16-02-2009, 21:10.

                        Comment


                        • #27
                          Một bó dây cáp điện thoại 4 sợi + mỗi nốt (1 con 2051 + 1 led outdoor + 1 phím ấn) + nốt chủ thêm vài led 7 thanh -> xong phim
                          Siêu rẻ.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                            Các "sao" đến viếng nhà mà chủ nhân đi vắng thật là thất lễ.Xin thứ lỗi.
                            Các bác không làm việc trong ngành y tế mà tôi lại không thuyết minh rõ nên các bác chưa nắm được yêu cầu vấn đề.
                            1-Trước tiên là phòng cấp cứu.Tại đây các bệnh nhân nặng được nằm trong phòng đặc biệt,sát phòng bác sĩ trực,cách ly bằng kính.Bệnh nhân được hỗ trợ đủ loại máy chuyên dụng ko cần đến hệ thống gọi cấp cứu.
                            2-Phòng hậu phẫu hay săn sóc đặc biệt.Giống như phòng cấp cứu,bệnh nhân ko cần đến hệ thống cấp cứu.
                            3-Phòng điều trị.Các bệnh nhân này sức khỏe đã ổn định,nhưng đôi khi bị đột quỵ hay vì lý do nào đấy phải gọi bác sĩ.Tại phòng trực nhân viên chỉ cần biết số phòng và tên bệnh nhân là đã có đầy đủ hồ sơ bệnh án.Phòng này ko cần truyền nhiều số liệu,cách phòng trực tối đa 100 m.Khu vực này mới cần hệ thống cấp cứu.

                            Yêu cầu không quá cao siêu và cũng không quá đơn giàn.
                            Tóm lại: bệnh nhân chỉ cần ấn nút, đèn gọi sáng.Tại phòng trực chuông kêu,nhân viên trực biết được số giường bệnh nhân và tắt đèn gọi (báo cho bệnh nhân biết đã nhận được tín hiệu).Số đường dây truyền tín hiệu và giá thành càng ít càng tốt.
                            Giải pháp tổng thể cho mỗi nút bấm đặt ở bất kỳ đâu, mỗi nút bấm tốn khoảng 30K (giá bán ra), chưa kể vỏ hộp cộng với đường dây.

                            Lấy luôn đường tín hiệu để cấp nguồn cho PIC, sử dụng PIC16F54 rẻ tiền nhất quả đất, nhiều chân cực kỳ (chưa tới 10K giá bán lẻ) + mạch in lèo tèo + nút bấm 1K.

                            Nếu các giường đặt gần nhau thì lại càng rẻ tiền, không phải xài thêm PIC nữa. Giữa các phòng với nhau thì dùng RS232 (LIN) đẩy đi. Số dây thì tùy loại, tùy khoảng cách bác muốn. Nhưng giải pháp tối giản có thể là 2 dây, 3 dây, 4 dây, 5 dây (tối đa). Thậm chí có thể gửi tín hiệu ngược lại để confirm hoặc thông báo chờ,...

                            Bác làm kiểu gì cũng được cả.

                            Em nghĩ giải pháp này là giải pháp tin cậy, không cần phải cân chỉnh khi lắp đặt. Giá cả siêu rẻ so với mấy giải pháp khác.

                            Nếu làm kiểu cù nhầy, có thể giá rẻ hơn, nhưng khoảng cách xa thì em không biết.

                            Giải pháp kiểu này đã được dùng hàng chục năm trước trong khách sạn, và dùng rất nhiều nút bấm đầu giường. Em không biết giường bệnh có cần làm giống khách sạn không nữa.


                            Chúc vui.
                            Falleaf
                            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                            Comment


                            • #29
                              Như vậy giải pháp đã bàn tạm ổn, phần lựa chọn là tùy bác vi van pham.
                              • Kiểu cổ điển của anh NDV: rơ-le, IC logic và một bó dây tương đối.
                              • Kiểu rất hiện đại dùng Ethernet đi dây hình sao của VNarmy: đa năng, mở rộng tốt, bó dây to, bộ switch khủng
                              • Kiểu Ethernet tổ chức kiểu hình cây của linhnc: đa năng, mở rộng tốt, bó dây vừa vừa
                              • Kiểu truyền tin dây điện Yitran của F: giá mỗi trạm tương đối, không tốn cáp và công đi dây cáp
                              • Kiểu truyền tin mạng Modbus, LIN, 1-wire: 1 đường trục cáp 4 lõi hoặc 2 lõi.


                              Còn vấn đề "địa lý" triển khai nữa thôi. Trong Nam, ngoài Bắc, ở Trung đội Mod đều có đủ cả.
                              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                                Như vậy giải pháp đã bàn tạm ổn, phần lựa chọn là tùy bác vi van pham.
                                • Kiểu cổ điển của anh NDV: rơ-le, IC logic và một bó dây tương đối.............................lý" triển khai nữa thôi. Trong Nam, ngoài Bắc, ở Trung đội Mod đều có đủ cả.
                                Dạ ! vẫn chỉ cần 2 dây là đủ mà ?? Chỉ có điều là hơi tốn tí điện thôi . Hệ thống báo khói cũng chỉ có 2 dây chạy chung cả toà nhà hàng trăm phòng . Nhưng ở phòng thường trực vẫn biết được vị trí , số phòng , số tầng có cảnh báo .
                                Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                                nguyendinhvan1968@gmail.com

                                Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X