Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tại sao lại bị điện giật

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Theo tôi nghĩ :
    Bị điện giật không phải do dây trung tính nối đất tạo thành mạch kín. Và cũng không có điều gì chứng minh là mạch hở thì không có dòng điện.
    Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích. Như vậy cứ có sự chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích là sẽ sinh ra dòng điện. Cái điều kiện mạch điện kín chỉ là một trường hợp nhỏ khi người ta muốn dòng điện này được duy trì liên tục theo thời gian và đạt được một cường độ nào đó.
    Dù ở trạm biến áp hay tại nơi nào đó dây trung tính không hề được nối đất vẫn có thể giật như thường.

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
      Theo tôi nghĩ :
      Bị điện giật không phải do dây trung tính nối đất tạo thành mạch kín. Và cũng không có điều gì chứng minh là mạch hở thì không có dòng điện.
      Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích. Như vậy cứ có sự chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích là sẽ sinh ra dòng điện. Cái điều kiện mạch điện kín chỉ là một trường hợp nhỏ khi người ta muốn dòng điện này được duy trì liên tục theo thời gian và đạt được một cường độ nào đó.
      Dù ở trạm biến áp hay tại nơi nào đó dây trung tính không hề được nối đất vẫn có thể giật như thường.
      ta đang xét trên mạng điện hạ thế nơi mà ai cũng dùng định luật Kirchhoff để phân tích mạch mà chú.

      Comment


      • #48
        Dòng điện không đi theo đường ngắn nhất mà nó có thể đi theo mọi đường để có thể đi từ A đến B, tuy nhiên dòng lớn nhất xảy ra ở đường có điện trở nhỏ nhất giữa 2 điểm A và B.
        "Hãy nhìn người yêu mình là đẹp
        Chứ đừng nhìn người đẹp mà yêu"

        Comment


        • #49
          bạn học lại môn an toàn điện nhé,phần mạng cao thế và điện áp bước nhé,bạn sẽ hiểu vì sao khi có sự chạm đất thì đi vào vùng đó bạn fair đi lò cò

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi chung1608 Xem bài viết
            điện lưới rà cá người ta thường dùng sào dài hơn sào của điện bình vì hướng đi của dòng 1 phần đi qua hai đầu sào 1 phần đi từ đầu sào dây L qua nước để vào đất. Chim đậu trên dây điện ko bị giật 1 phần là do lớp vảy sừng dưới chân chim cách điện phần lớn là do nó chỉ đứng trên 1 dây, điện áp trên 1 đoạn dây ngắn từ chân này qua chân kia bằng nhau => ko có sụt áp trên chim => nó ko bị giật. Chim thường chỉ đậu trên các dây từ 22kV trở xuống, các dây từ 110kV thường có độ cao lớn, gió thổi mạnh và bề mặt dây nóng nên chim ko đậu.
            Suy luận của bạn chưa hẳn đúng, vào những thời điểm giờ cao điểm chẳng hạn, dòng tiêu thụ trên đường dây rất lớn do vậy nên giữa 2 điểm khác nhau trên dây vẫn có điện áp, nó phụ thuộc vào dòng điện trên đường dây đó, nên để ý mình chỉ thấy chim nó đậu có 1 chân thôi.

            0988467839

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi duonghoang Xem bài viết
              Suy luận của bạn chưa hẳn đúng, vào những thời điểm giờ cao điểm chẳng hạn, dòng tiêu thụ trên đường dây rất lớn do vậy nên giữa 2 điểm khác nhau trên dây vẫn có điện áp, nó phụ thuộc vào dòng điện trên đường dây đó, nên để ý mình chỉ thấy chim nó đậu có 1 chân thôi.
              2 chân chim cách nhau xa lắm cho 5cm đi bạn, và điện áp xoay chiều từ 30V trở lên đc cho là nguy hiểm. Thử hình dung nếu trong 5cm mà sụt áp cho là 1volt/5cm thì 1m sụt 20V. Vậy đường dây dài 10m chắc ko còn đủ áp để sài nữa. Chim chắc chắn phải có những lúc nó đậu 2 chân, đó là những khi nó đi trên dây.

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                Theo tôi nghĩ :
                Bị điện giật không phải do dây trung tính nối đất tạo thành mạch kín. Và cũng không có điều gì chứng minh là mạch hở thì không có dòng điện.
                Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích. Như vậy cứ có sự chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích là sẽ sinh ra dòng điện. Cái điều kiện mạch điện kín chỉ là một trường hợp nhỏ khi người ta muốn dòng điện này được duy trì liên tục theo thời gian và đạt được một cường độ nào đó.
                Dù ở trạm biến áp hay tại nơi nào đó dây trung tính không hề được nối đất vẫn có thể giật như thường.
                có đòng điện nhưng cường độ nhỏ thì ko bị giật đâu bác

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi chung1608 Xem bài viết
                  ta đang xét trên mạng điện hạ thế nơi mà ai cũng dùng định luật Kirchhoff để phân tích mạch mà chú.
                  Vì là Kirchhoff áp dụng cho một mạch điện kín cô lập về điện. Nhưng ở đây hệ không cô lập nên khi áp dụng sẽ thấy nó sai.

                  Hạ thế thì là 220V hoặc chí ít là 110V . Với điện áp tầm 40V thì người bắt đầu có cảm giác bị giật rồi. Như vậy luôn có ít nhất một dây có điện thế so với đất >40 V. Với mạng điện nhỏ ( dùng biến áp cách li ) thì điện tích tự do ít nên khi chạm tay thì một lượng điện tích nhỏ truyền qua người tạo dòng điện nhỏ nên không gây giật. Với mạng điện rất lớn thì lượng điện tích cũng lớn hơn rất nhiều lần nên dòng điện qua người khi này cũng lớn theo nên sẽ gây giật.

                  Comment


                  • #54
                    các bác em hỏi với: điện khu em là cuối nguồn nên yếu lắm các bác ạ.nên người ta cắm dây mass xuống đất điện khỏe hơn rất nhiều.các bác giải thích giúp em với,thanks các bác

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
                      có đòng điện nhưng cường độ nhỏ thì ko bị giật đâu bác
                      Vậy theo bạn thì bao nhiêu là lớn ? Bao nhiêu sẽ bị giật ?
                      0.1A ? hay 1 A hay 10A ?

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                        Vậy theo bạn thì bao nhiêu là lớn ? Bao nhiêu sẽ bị giật ?
                        0.1A ? hay 1 A hay 10A ?
                        Sao ko có lựa chọn 100A vậy bác. Nếu có chắc em chọn nó.>

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                          Vì là Kirchhoff áp dụng cho một mạch điện kín cô lập về điện. Nhưng ở đây hệ không cô lập nên khi áp dụng sẽ thấy nó sai.

                          Hạ thế thì là 220V hoặc chí ít là 110V . Với điện áp tầm 40V thì người bắt đầu có cảm giác bị giật rồi. Như vậy luôn có ít nhất một dây có điện thế so với đất >40 V. Với mạng điện nhỏ ( dùng biến áp cách li ) thì điện tích tự do ít nên khi chạm tay thì một lượng điện tích nhỏ truyền qua người tạo dòng điện nhỏ nên không gây giật. Với mạng điện rất lớn thì lượng điện tích cũng lớn hơn rất nhiều lần nên dòng điện qua người khi này cũng lớn theo nên sẽ gây giật.
                          Không biết bác này tự nghĩ ra giải thích hay học được ở đâu nhỉ?
                          Tui nhớ hồi xưa học thầy kể câu chuyện: có 1 ông thợ điện tử giảng bài như thế này: điện áp chúng ta đang xài là hình sin (quá đúng), điện áp 220V. Nó có 2 bán kỳ, nên mỗi bán kỳ 110V, heheeee.
                          Tự suy ngẫm nữa nhé.

                          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                          Vậy theo bạn thì bao nhiêu là lớn ? Bao nhiêu sẽ bị giật ?
                          0.1A ? hay 1 A hay 10A ?
                          theo lý thuyết, 5mA bắt đầu có cảm giác. Còn bao nhiêu thì cháy đen tui hông được biết.
                          Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
                          Sao ko có lựa chọn 100A vậy bác. Nếu có chắc em chọn nó.>
                          Muốn có dòng điện cỡ này qua người thì mang theo sợi dây điện tiếp đất, leo lên và chạm vào dây điện 15KV thì được.
                          EDA Engineer - Design on Demand
                          Email:
                          Web:

                          Comment


                          • #58
                            Các bạn học điện tử có môn học về an toàn điện. Trong đó có trình bày rõ về nguyên nhân gây điện giật, giới hạn an toàn, cách cấp cứu người bị điện giật...
                            Việc con chim đứng trên dây điện mà không bị giật thì cũng quá nhiều chỗ giải thích rồi.

                            Do các thảo luận không có gì mới cũng như không đề xuất vấn đề gì liên quan đến box, Box Điện tử y sinh xin được đóng luồng này.
                            Cám ơn các bạn đã tham gia.
                            Các bạn có ham muốn trao đổi về chuyện điện giật, xin mời tiếp tục tại luồng tương tự ở box "Tâm tình dân Kỹ thuật".
                            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            qkhanh Tìm hiểu thêm về qkhanh

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X