Bắt nguồn từ luồng này:
http://www.dientuvietnam.net/forums/...B%9Bc%29/page9
Tôi thấy rằng vấn đề siêu âm áp điện và chấn tử phát siêu âm đang được nhiều ACE quan tâm. Do điều kiện ít thời gian nên tôi "đành lòng" khởi động một tutor về "Siêu âm và chấn tử siêu âm", như một bài trả lời bạn viettien123 đồng thời post vào box này để ACE theo dõi. Tôi sẽ cố gắng tranh thủ thời gian đăng dần từng phần một dưới hình thức một chuyên đề. Tôi đã định post ở Elite Zone,nhưng quyết định post ở đây để nhiều ngưò được tham gia thảo luận.
Do hiểu biết có hạn, những sai sót nếu có, mong ACE lượng thứ.
1/. Bác pham rất biết chấn tử siêu âm và máy phát siêu âm áp điện như thế nào, adm F cũng biết rất rõ nguyên lý, chế tạo và hoạt động của một phần tử phát siêu âm áp điện. Tôi thì biết rất rõ một phần tử thu / phát siêu âm được chế tạo như thế nào từ nguyên liệu là các hóa chất mua từ các cửa hàng bán hóa chất ngoài thị trường. Vì thế tôi nói: "... chế tạo được tấm gốm này thì cả một vấn đề khá phức tạp." (#79). Bây giờ tôi sửa lại là "... rất phức tạp".
Sơ qua như thế này:
Năm 1940, trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước tham chiến có nhu cầu chế tạo những tụ điện kích thước nhỏ (tức là phải có hằng số điện môi lớn". Vật liệu đáp ứng được nhu cầu đó là BaTiO3 (titanat bari). Về sau người ta đi tìm nguyên nhân của hằng số điện môi lớn của BaTiO3 và thấy rằng đó là do BaTiO3 có tính sắt điện, tức là trong phân tử của nó tồn tại các vùng được phân cực gọi là các đô-men sắt điện.
Chất sắt điện có trở thành chất áp điện nếu như nó được phân cực, tức là sắp xếp các đô-men bằng điện trường ngoài.
Chất sắt điện bị đốt nóng quá nhiệt độ nào đó gọi là nhiệt độ Qui-ri (Tc) thì bị mất tính sắt điện, khi nguội đi thì lại có tính sắt điện trở lại. Tuy nhiên, tính áp điện không phục hồi được sau khi bị đốt nóng quá nhiệt độ Tc. Tc của BaTiO3 chỉ có 123 độ C. Tôi còn giữ lại được một chấn tử siêu âm dạng gương cầu lõm làm từ BaTiO3, do CHDC Đức sản xuất năm 1963.
Sau này người ta tiếp tục nghiên cứu tìm xem có còn vật liệu nào tốt hơn không và phát hiện ra PZT. Tại vùng PZT chứa khoảng 52% Zircon (Zr), tính chất sắt điện và áp điện của PZT là tốt nhất, đặc biệt khả năng phát (siêu âm) tốt hơn BaTiO3 rất nhiều lần; ở đó Tc khoảng > 360 độ C, nên khả năng hoạt động của PZT ở chế độ công suất lớn là tốt hơn nhiều so với BaTiO3.
Người ta lại có thể cải thiện được chất lượng của vật liệu này theo nhiều hướng ứng dụng khác nhau bằng phương pháp pha tạp (thêm các nguyên tố khác vào thành phần vật liệu) tương tự như đối với chất bán dẫn. Biến tử thu phát siêu âm dò tim thai có thể chế tạo từ PZT pha thêm Niobi (Nb) và Lantan (La). Biến tử phát siêu âm như loa gốm, phun hơi ẩm Picachu, máy rửa mạch (ở các tiệm sửa điện thoại di động) có thể chế tạo từ PZT pha thêm Mangan (Mn) hay Stronti (Sr), Chrom (Cr) vv...
Sự phức tạp nằm ở chỗ cần có thiết bị chuyên dụng để chế tạo vật liệu với quy trình nhiều bước, nhiệt độ tạo thành gốm PZT khoảng 1200 độ C, BaTiO3 cần nhiệt độ > 1300 độ C. Và không phải cứ muốn là được, và với hệ thống thiết bị đó không phải ai làm cũng thành công.
Một phần tử gốm áp điện có 2 tần số cộng hưởng cơ bản là cộng hưởng nối tiếp (fs) và cộng hưởng song song (fp); tại fs có trở kháng Zm nhỏ nhất, tại fp có trở kháng Zn lớn nhất và fp > fs. Những thông số này được đo bằng thiết bị chuyên dụng đắt tiền (tối thiểu 5600$, có thể đắt tới nhiều chục ngàn $).
Phần tử gốm áp điện có thể đồng thời dao động với nhiều kiểu (mode) khác nhau. Trong đó quan trọng nhất có 2 mode là theo bề mặt và theo chiều dày. Gốm trong máy rửa hoạt động ưu tiên dao động theo bề mặt với thông số đánh giá là hệ số liên kết theo bề mặt Kp (p = planar). Gốm trong máy phun sương hoạt động ưu tiên dao động theo chiều dày với thông số đánh giá là hệ số liên kết theo chiều dày Kt (t = thick). Hệ số K càng lớn thì hiệu suất chuyển đổi năng lượng giữa điện và cơ càng cao.
2/. Tần số dao động cộng hưởng của mảnh gốm phụ thuộc vào kích thước, mảnh gốm có đường kính càng nhỏ thì tần số dao động theo bề mặt càng cao. Mảnh gốm càng mỏng thì tần số dao động theo chiều dày càng cao. Thông số liên hệ giữa tần số và kích thước tương ứng được gọi là Np và Nt. Vì thế, muốn mảnh gốm dao động ở tần số nào thì ta phải biết Np, Nt và mài mảnh gốm tới kích thước tương ứng.
Tần số dao động của mảnh gốm càng cao thì hạt sương phun ra càng nhỏ. Mạch điện phải làm việc ở tần số gần với tần số cộng hưởng riêng của chấn tử siêu âm. Tần số 2,4MHz tạo ra hạt sương có kích thước khoảng 1,7um (micro mét).
Vì thế viettien123 mua mảnh gốm lớn về làm sẽ có tần số dao động thấp -> không phun được thành hạt sương nhỏ hay chính xác hơn các hạt nước bị xé ra sẽ có kích thước lớn -> không thành sương. Bạn cắt tấm gốm ra thành tấm gốm nhỏ có kích thước như yêu cầu thì bạn phải mò mẫm vì:
- Bạn phải biết chính xác thông số Nt để tính ra kích thước chiều dày của chấn tử.
- Sau khi mài được, bạn phải phủ kim loại lên bề mặt chấn tử đúng như chấn tử cũ.
- Nhưng: khi bạn mài, bạn đã làm giảm mạnh tính chất áp điện của mảnh gốm.
....
Vì những điều tôi đã trình bày trên, nếu bạn không làm việc tại những cơ sở nghiên cứu có thiết bị thì bạn sẽ không thể tự mình chế tạo được chấn tử từ những tấm gốm lớn mua từ TQ.
Tôi sẽ có dịp trình bày toàn diện hơn, chuyên sâu về gốm áp điện trong lĩnh vực siêu âm và cảm biến, theo gợi ý của Nhà Thùng ... đã gợi ý tôi từ khá lâu rồi mà tôi chưa có điều kiện về thời gian để thực hiện.
http://www.dientuvietnam.net/forums/...B%9Bc%29/page9
Nguyên văn bởi viettien123
Xem bài viết
Do hiểu biết có hạn, những sai sót nếu có, mong ACE lượng thứ.
1/. Bác pham rất biết chấn tử siêu âm và máy phát siêu âm áp điện như thế nào, adm F cũng biết rất rõ nguyên lý, chế tạo và hoạt động của một phần tử phát siêu âm áp điện. Tôi thì biết rất rõ một phần tử thu / phát siêu âm được chế tạo như thế nào từ nguyên liệu là các hóa chất mua từ các cửa hàng bán hóa chất ngoài thị trường. Vì thế tôi nói: "... chế tạo được tấm gốm này thì cả một vấn đề khá phức tạp." (#79). Bây giờ tôi sửa lại là "... rất phức tạp".
Sơ qua như thế này:
Năm 1940, trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước tham chiến có nhu cầu chế tạo những tụ điện kích thước nhỏ (tức là phải có hằng số điện môi lớn". Vật liệu đáp ứng được nhu cầu đó là BaTiO3 (titanat bari). Về sau người ta đi tìm nguyên nhân của hằng số điện môi lớn của BaTiO3 và thấy rằng đó là do BaTiO3 có tính sắt điện, tức là trong phân tử của nó tồn tại các vùng được phân cực gọi là các đô-men sắt điện.
Chất sắt điện có trở thành chất áp điện nếu như nó được phân cực, tức là sắp xếp các đô-men bằng điện trường ngoài.
Chất sắt điện bị đốt nóng quá nhiệt độ nào đó gọi là nhiệt độ Qui-ri (Tc) thì bị mất tính sắt điện, khi nguội đi thì lại có tính sắt điện trở lại. Tuy nhiên, tính áp điện không phục hồi được sau khi bị đốt nóng quá nhiệt độ Tc. Tc của BaTiO3 chỉ có 123 độ C. Tôi còn giữ lại được một chấn tử siêu âm dạng gương cầu lõm làm từ BaTiO3, do CHDC Đức sản xuất năm 1963.
Sau này người ta tiếp tục nghiên cứu tìm xem có còn vật liệu nào tốt hơn không và phát hiện ra PZT. Tại vùng PZT chứa khoảng 52% Zircon (Zr), tính chất sắt điện và áp điện của PZT là tốt nhất, đặc biệt khả năng phát (siêu âm) tốt hơn BaTiO3 rất nhiều lần; ở đó Tc khoảng > 360 độ C, nên khả năng hoạt động của PZT ở chế độ công suất lớn là tốt hơn nhiều so với BaTiO3.
Người ta lại có thể cải thiện được chất lượng của vật liệu này theo nhiều hướng ứng dụng khác nhau bằng phương pháp pha tạp (thêm các nguyên tố khác vào thành phần vật liệu) tương tự như đối với chất bán dẫn. Biến tử thu phát siêu âm dò tim thai có thể chế tạo từ PZT pha thêm Niobi (Nb) và Lantan (La). Biến tử phát siêu âm như loa gốm, phun hơi ẩm Picachu, máy rửa mạch (ở các tiệm sửa điện thoại di động) có thể chế tạo từ PZT pha thêm Mangan (Mn) hay Stronti (Sr), Chrom (Cr) vv...
Sự phức tạp nằm ở chỗ cần có thiết bị chuyên dụng để chế tạo vật liệu với quy trình nhiều bước, nhiệt độ tạo thành gốm PZT khoảng 1200 độ C, BaTiO3 cần nhiệt độ > 1300 độ C. Và không phải cứ muốn là được, và với hệ thống thiết bị đó không phải ai làm cũng thành công.
Một phần tử gốm áp điện có 2 tần số cộng hưởng cơ bản là cộng hưởng nối tiếp (fs) và cộng hưởng song song (fp); tại fs có trở kháng Zm nhỏ nhất, tại fp có trở kháng Zn lớn nhất và fp > fs. Những thông số này được đo bằng thiết bị chuyên dụng đắt tiền (tối thiểu 5600$, có thể đắt tới nhiều chục ngàn $).
Phần tử gốm áp điện có thể đồng thời dao động với nhiều kiểu (mode) khác nhau. Trong đó quan trọng nhất có 2 mode là theo bề mặt và theo chiều dày. Gốm trong máy rửa hoạt động ưu tiên dao động theo bề mặt với thông số đánh giá là hệ số liên kết theo bề mặt Kp (p = planar). Gốm trong máy phun sương hoạt động ưu tiên dao động theo chiều dày với thông số đánh giá là hệ số liên kết theo chiều dày Kt (t = thick). Hệ số K càng lớn thì hiệu suất chuyển đổi năng lượng giữa điện và cơ càng cao.
2/. Tần số dao động cộng hưởng của mảnh gốm phụ thuộc vào kích thước, mảnh gốm có đường kính càng nhỏ thì tần số dao động theo bề mặt càng cao. Mảnh gốm càng mỏng thì tần số dao động theo chiều dày càng cao. Thông số liên hệ giữa tần số và kích thước tương ứng được gọi là Np và Nt. Vì thế, muốn mảnh gốm dao động ở tần số nào thì ta phải biết Np, Nt và mài mảnh gốm tới kích thước tương ứng.
Tần số dao động của mảnh gốm càng cao thì hạt sương phun ra càng nhỏ. Mạch điện phải làm việc ở tần số gần với tần số cộng hưởng riêng của chấn tử siêu âm. Tần số 2,4MHz tạo ra hạt sương có kích thước khoảng 1,7um (micro mét).
Vì thế viettien123 mua mảnh gốm lớn về làm sẽ có tần số dao động thấp -> không phun được thành hạt sương nhỏ hay chính xác hơn các hạt nước bị xé ra sẽ có kích thước lớn -> không thành sương. Bạn cắt tấm gốm ra thành tấm gốm nhỏ có kích thước như yêu cầu thì bạn phải mò mẫm vì:
- Bạn phải biết chính xác thông số Nt để tính ra kích thước chiều dày của chấn tử.
- Sau khi mài được, bạn phải phủ kim loại lên bề mặt chấn tử đúng như chấn tử cũ.
- Nhưng: khi bạn mài, bạn đã làm giảm mạnh tính chất áp điện của mảnh gốm.
....
Vì những điều tôi đã trình bày trên, nếu bạn không làm việc tại những cơ sở nghiên cứu có thiết bị thì bạn sẽ không thể tự mình chế tạo được chấn tử từ những tấm gốm lớn mua từ TQ.
Tôi sẽ có dịp trình bày toàn diện hơn, chuyên sâu về gốm áp điện trong lĩnh vực siêu âm và cảm biến, theo gợi ý của Nhà Thùng ... đã gợi ý tôi từ khá lâu rồi mà tôi chưa có điều kiện về thời gian để thực hiện.
Comment