Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đặt vấn đề phối hợp với cộng đồng Ubuntu-vn nhưng chưa thành công

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Không có gì khiến opentdoors phải hụt hẫng, vì luồng này vẫn chưa thực sự kết thúc chừng nào vẫn còn những chia xẻ; cũng như việc đặt vấn đề hợp tác với diễn đàn Ubuntu-vn, chưa phải thất bại. Và cuối cùng, vẫn còn nhiều diễn đàn / con người khác làm về Linux ngoài kia. Hợp tác, open source ... trước hết cần open mind. Ai khinh khỉnh không muốn hợp tác thì chúng ta chừa họ ra.


    "Vậy cả hai cái trên đều phù hợp với con đường cross-platform của các bác.
    Các bác xem thử có bao nhiêu ứng dụng mã nguồn mở của người Việt.

    Có bao nhiêu thứ hay ho từ cảm hứng của phong trào này xuất xứ từ VN, ngoài các bộ gõ tiếng Việt. Hay chúng ta dùng nó chỉ vì nó miễn phí."


    Người ta đi theo phong trào FLOSS vì nhiều lý do / nguyên nhân khác nhau. Rất nhiều người chỉ thuần túy thực dụng khi quan tâm tới khía cạnh miễn phí của phần mềm FLOSS. Đa phần thích vì nó tốt về mặt kỹ thuật: mã nguồn mở, độ ổn định, tính bảo mật, khả năng điều khiển được toàn bộ hệ thống. Những người khác lại nâng cao quan điểm thành lý tưởng, triết lý sống. Thiết nghĩ, ai càng biết và tận dụng được càng nhiều khía cạnh của FLOSS, người đó càng thu được nhiều lợi ích khi sử dụng, cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng những người chỉ quan tâm tới mặt miễn phí cũng chẳng có gì là sai.

    Linux được xây dựng từ các thành phần khắp nơi trên thế giới, nên khó lòng nói cái distribution nào là "bản sắc" Linux. Về mặt chính thống, Debian là đúng "dòng dõi" GNU/Linux; còn Slackware là bản phân phối Linux đầu tiên trên thế giới. RedHat có là gì nếu so sánh với 2 cái trên. Vì phần mềm là tự do, ai thích dùng gì thì dùng thôi. F chọn Ubuntu vì nó cân bằng được giữa sự thân thiện trong sử dụng với các tính năng khác (giấy phép, yêu cầu cấu hình, giao diện ...) xét trên tổng thể, đối với người sử dụng.

    Về thư viện lập trình, MFC là một kiến trúc nặng nề đến nỗi chính Micro$oft cũng đã từ bỏ. Tới đây wxWidgets 3.x trở đi cũng dần dần thoát khỏi cái bóng MFC. Từ khoảng năm 2003, bqviet bắt đầu thử nghiệm nhiều toolkit trên nền Linux để chọn ra cái viết phần mềm SCADA cho tàu thủy. Đã thử kỹ: GTK, FLTK, wxWidgets (lúc đó gọi là wxWindows) và Qt. Lựa chọn dùng lâu nhất là wxWidgets và cái này đã giúp bqviet kiếm được khá nhiều tiền ở vài dự án. Tuy nhiên sau cũng vẫn phải chuyển sang Qt. Sau khi hãng phát triển Trolltech - hãng phát triển Qt - bị mua bởi Nokia và Qt chuyển sang sử dụng giấy phép LGPL, nó càng phát triển mạnh hơn và càng có nhiều lý do để dùng thư viện này, dù cho phần mềm thương mại hay phần mềm FLOSS.

    Java cũng là một nền tảng hay, nhưng bqviet chưa học kỹ nên không dám phát biểu về nó. Nhưng so sánh C++ (hoặc C - những ngôn ngữ tĩnh, biên dịch) với Java hoặc Python hoặc Ruby (những ngôn ngữ được coi là "động", thông dịch) e rằng không phù hợp lắm.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #32
      Em bắt đầu dùng Lynx từ bản RH6.2, và cho đến hôm nay những kiến thức từ shell, programming cho đến kernel đều vẫn không đòi hỏi phải thay đổi nên em cho nó là dòng dõi chính thống là vì vậy. Phần nữa là dựa trên lịch sử của RH,inc.

      Còn Debian như bác nói, em cũng hơi băn khoăn. Vì thực tế em chưa bao giờ dùng Debian, nhưng từ RH7 đến giờ các source code em load trên net, biên dịch chả có vấn đề gì, nhưng thi thoảng thấy trên site của họ vẫn có những ngoại lệ riêng cho nhưng ai dùng distro từ Debian.

      Còn U thay bây giờ trở nên quá đơn giản và tiện dụng. Nên xét về cảm hứng với linux thì em chả có cảm cảm hứng gì với U, ngoài cảm hứng cái này khắc phục cái bản quyền.

      Em cũng nói đến cái như bác nói là open mind, quan điểm của em đừng lệ thuộc vào vendor nào, nếu chia sẻ, thì cứ chia sẻ nhưng vì C/C++ là ngôn ngữ phổ biến như Pascal trước đây, nên mới nói đến MFC, wx, qt ...

      Còn wx, em nhắc đến nó vì sự phù hợp với những ứng dụng viết trên MFC cross sang và có nhiều điểm chung như cách cross với Java. Còn tại sao em nói chủ yếu đến IDE cho C++ và Java, vì 2 ngôn ngữ này được dạy nhiều nhất trên giảng đường ĐH, nhiều tài liệu viết về nó, về nền tảng cốt lõi của lập trình (thuật toán và cấu trúc dữ liệu).

      Còn tất cả chỉ là những cái tên thôi. Khi các bác chia sẻ thì tất cả những cái tên như wx, qt hay mfc chỉ là tham khảo là chính. Quan trọng là sự chia sẻ đó đến được những ai cần nó, cảm nhận nó.

      Còn các bác bán phần mềm kiếm tiền em không bàn, cái nào mà dễ kiếm ra tiền nhất thì ta cứ dùng thôi. Còn trao đổi kiến thức dù sao vẫn mang tính hàn lâm, học thuật một tí.

      Hãy học hỏi triết lý từ Google, những tư duy và triết lý phía sau cái giao diện của họ mới kinh khủng. Cái tên liên minh, cộng đồng u..u .. gì đó không gây ấn tượng về sự open src, mà chính các bác đã, đang và sẽ open cái gì, cho ai và để làm gì mới tạo ra sự vạn động. Còn sự liên kết giữa các tên miền, forum thì chỉ đơn giản như chính nó, lâu lâu có hội thảo thì xôm hơn.
      Last edited by opentdoors; 15-10-2009, 21:45.
      Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

      Comment


      • #33
        Mục đích của các bác open là để chia sẻ kiến thức, thúc đẩy phát triển tri thức cộng đồng phải không?
        Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

        Comment


        • #34
          À mà bác Việt cho em cái mail, em gởi cho bác 1 cái ứng dụng (viết trên VC6), có gần 60K thôi. Nếu bác có cảm hứng với ý tưởng này, chúng ta sẽ bàn cụ thể hơn về việc open/integration src phần này.

          Mô tả về phần mềm này:
          Các phần tử trong sơ đồ ladder-logic được sắp xếp dưới cấu trúc dữ liệu cây nhị phân, mô tả quan hệ của chúng với nhau. Để thực hiện biểu thức logic (toán học), các phản tử được chuyển vào một stack, sau đó dùng ký pháp Balan để ra kết quả.
          Khi người sử dụng nhập liệu, phần tử lần lượt gán vào node trái hay phải tuỳ theo vị trí của nó so với node cha ở diagram. Để biểu diễn các phần tử , cây biểu thức được chuyển thành ma trận và biểu diễn thành diagram. Để lưu vào file hoặc undo/redo, cây được tổ chức thành một danh sách liên kết.

          Kết xuất ra của nó (mà em vẫn đang nghiên cứu) là mã Logic Ladder, C hoặc Basic tùy từng mục đích. Target cuối của nó có thể là bộ điều khiển ảo, hoặc thực hoặc modbus io.

          Phần core em viết trên MFC (do đó mới nhắm đến wx), còn các phần còn lại em viết bằng Java vì em quen dùng multi-threading với Java.


          mail của em: quangphu1376@gmail.com
          Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

          Comment


          • #35
            Open, trước hết để người này biết người kia làm gì, đỡ phải làm lại, đỡ dẫm chân lên nhau, khi cần có thể đặt hàng lẫn nhau. Thứ hai là chia xẻ kinh nghiệm, để người đi sau đỡ mắc phải những lỗi mình đã từng gặp. Mấy cái to tát kiểu như phát triển abc, xyz ... thúc đẩy blah blah blah ... là cách phát biểu thường thấy của mấy ông tiến sĩ (có thể là giấy) hoặc quan chức, bqviet chưa dám/thèm nghĩ tới.

            Nếu bạn muốn phát triển phần mềm biên dịch sơ đồ ladder sang C, dự án kiểu như MAT rất đáng tham khảo (họ thực ra đã làm xong gần hết rồi). Tuy nhiên ngay cả cái đó cũng mang nhiều tính học thuật hơn là ứng dụng thực tế.

            Cái PLC được sinh ra để đơn giản hóa cái máy tính cho ông thợ điện, thợ công nghệ. (Trước khi PLC sinh ra, máy tính đã được ứng dụng trong điều khiển từ khá lâu.) Tương tự, ngôn ngữ ladder được nghĩ ra cũng chỉ để đơn giản hóa việc lập trình cho ông thợ điện. Đối với người được đào tạo về lập trình máy tính (Pascal, Basic, C ...) sử dụng ngôn ngữ lập trình máy tính kết hợp với thư viện I/O đơn giản, dễ dàng và mạnh hơn nhiều. Bạn theo dõi diễn đàn bên www.control.com sẽ thấy nhiều người chung quan điểm này. Biên dịch ladder sang ngôn ngữ máy tính về nguyên tắc làm được và trên thực tế người ta đã làm, nhưng thiển nghĩ kém hiệu quả.

            Nếu bạn dự định lập trình điều khiển ở cấp cao, sử dụng sơ đồ khối vẽ bằng Scilab/Scicos biên dịch sang mã C có lẽ là cách hay hơn. Còn trên quan điểm thực tế, 90% công việc thực tế bqviet gặp trong ngành đóng tàu và tự động hóa trên bờ đều có thể giải quyết bằng vi điều khiển PIC hoặc PSoC, hiện thực hóa thuật toán điều khiển bằng C, sử dụng một cái nhân hệ điều hành thời gian thực nào đó; 9% tiếp theo chỉ cần vi điều khiển 16 bit là đủ. 1% công việc còn lại, hoặc là của bộ điều khiển chuyên dụng mua của tây, hoặc là công việc của máy tính công nghiệp.

            Một ví dụ cụ thể: toàn bộ hệ thống điều khiển máy chính (động cơ đi-ê-den to cỡ 1 căn nhà cấp 4) tàu 56.000 tấn - loại to nhất mà VN đóng được hiện nay - với khoảng 250 đầu I/O (3/4 digital, 1/4 analog & pulse) được hãng Sam electronics thiết kế xung quanh 1 chiếc 68HC11 ! Mặc dù có nhiều mô-đun xung quanh, nhưng phần lõi của hệ thống hóa ra chỉ là loại vi điều khiển 8 bit có từ thời xa xưa. Thế mà người ta vẫn dùng. Thế mà nó vẫn đủ sức mạnh. Suy cho cùng, thiết kế nhúng vẫn là quan trọng.
            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

            Comment


            • #36
              Nói thêm về dự án của opentdoors: ý tưởng của nó khá hay, nhưng thiết nghĩ thay vì viết một phần mềm từ đầu, nên tham gia vào một dự án mã nguồn mở có từ trước. Như vậy đóng góp cho cộng đồng được nhiều hơn, và có xuất phát điểm tốt hơn.
              Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

              Comment


              • #37
                À, cái tool của em thì nó không to tát như matPLC và cũng không phải dành cho một ứng dụng trên Linux. . Và em cũng không tư duy như cách của họ. Còn tham khảo thì em tham khảo lâu lắm rồi.

                Cái em viết nhầm ở trên là từ sơ đồ ladder kết xuất ra IL (hiện tại), hoặc ra C, Basic. Cái này phụ thuộc vào người tích hợp thôi. Còn bên trong của cái kết xuất ra là mảng cấu trúc mô tả điều kiện vào và quyết định đầu ra thôi. Ví dụ quyết định đóng cắt 1 cái rơ-le, hay quyết định gởi một SMS đến operator...

                Cái này xuất phát từ công việc thôi (cũng hai năm rồi), phần mềm em viết ban đầu dùng để một số anh em cơ điện dùng cái board thay thế relay, contactor thôi, dùng IL thôi, vì nhiều lúc PLC làm chi phí độn lên lớn quá. Về sau mới bắt đầu tìm thuật toán để xây dựng ladder, vì ladder nhìn dễ hơn IL và cũng vì muốn khám phá bản chất của PLC thôi.

                Còn bây giờ em viết thêm mấy cái simulator. Mỗi tội mỗi thứ từ ladder edit, download/up load assembly/disassembly, simu, modbus IO mỗi đứa nằm một nẻo. Sau một thời gian thử, thấy thuật toán ổn nên mới nghĩ đến chuyện cross, và gom mấy phần lại với nhau.

                Em chả dám dẫm chân lên họ . Nói cách khác, họ có đối tượng sử dụng riêng theo cách của họ (trong đó có em). Còn ban đầu em xây dựng cái này, với mục tiêu công việc của mình, phục vụ những người chỉ biết dùng win (no Linux, no C/C++), với mấy cái board của em. Còn chia sẻ, là vì em thấy nó cũng tương đối ổn, một phần nữa là vì nó viết trên win.

                Mà bác đừng dùng chữ "dự án" nghe nó tốn tiền, tốn sức lắm
                Last edited by opentdoors; 16-10-2009, 02:10.
                Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

                Comment


                • #38
                  Chuyện chia sẻ src chương trình em nói ở trên để minh họa cho vấn đề của các bác đang gặp . Vì thực ra em đã open src cho một số programmer, và đổi lại em làm cái khác cho họ. Đó là một nhóm nhỏ cộng đồng của em, mang tính hobby, vừa IT, vừa viễn thông, vừa cơ điện ( chủ yếu là ngành cáp và hệ thống điện).

                  Việc mở rộng vấn đề sớm sẽ khiến mỗi bên nghĩ mỗi khác, vấn đề cốt lõi là em chia sẻ một thuật toán và triển khai thuật toán đó, với mục đích logic điều khiển. Còn bác nghĩ đến dự án linux PLC như MAT.

                  Em thì có đọc và chạy thử demo của họ, nhưng em không hình dung nổi mình triển khai nó vào tủ điện những máy sx cáp bọn em làm như thế nào, training khách hàng như thế nào, và tính xiềng thế nào, vì phải làm dự toán chứ. Cơ khí, xi-trục vít, khí nén, sơn... bao như thứ phải tính tiền mua-bán, phải viết tài liệu cũng như có vấn đề gì còn bảo hành, thay thế chứ.

                  Phần lớn cái người thiết kế ban đầu sau này nó ở đâu đâu, cầm xèng xong chạy mất. Còn ks cơ điện tại hiện trường thì chỉ biết đọc các sơ đồ relay, hay ladder. Kiến thức trong ngành này thì qua tài liệu Omron, Siemens...

                  Tóm lại, ai là người cần đến cái chúng ta chia sẻ mới quyết định vấn đề. Trên Linux có hàng trăm thứ liên quan, nhưng có ai vừa vận ốc bắt vít vừa đọc mã nguồn mở

                  À mà cái cty Samp Sistemi (không biết như Sam Electronic của bác) em biết rõ lắm, vì em làm nhiều với cái máy kéo dây đồng của họ. Trước em có một sếp chuyên buôn đầu máy xe lửa của chú Sam này ở VN ta.

                  Em chưa thấy cái board dùng HC11 của họ, nhưng em có đầy đủ sơ đồ mấy cái motor drv, PID của họ (SAEL). Họ dùng H8 của Hitachi là chủ yếu.

                  Còn về những thứ như bác nói, bác tham khảo thêm hệ điều khiển máy nén khí AtlasCopco, nó dùng họ 8051 kể cả máy đời 2009.
                  Last edited by opentdoors; 16-10-2009, 02:12.
                  Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

                  Comment


                  • #39
                    Em xin lỗi bác Việt cái vụ Sam Electronics, em đọc nhanh quá nên nghĩ bác nói đến Samp, cũng là một cty chuyên về máy kéo, đầu kéo. Hôm đọc kỹ lại mới phát hiện thấy thiếu sót của mình.
                    Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

                    Comment


                    • #40
                      Không vấn đề gì, chỉ là nhầm lẫn một chút thôi mà.

                      SAM Electronics, hãng chuyên sản xuất các hệ thống điều khiển tàu thủy
                      http://www.sam-electronics.de/home.html

                      Ở VN, sản phẩm của hãng thường được bán lại và lắp đặt bởi hãng Lyngsoe Marine
                      http://www.lyngsoe.com/
                      (tiếng nguyên bản của nó là Na-uy nên đôi khi tìm kiếm trên mạng theo tên lại không thấy).
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi opentdoors Xem bài viết
                        À, cái tool của em thì nó không to tát như matPLC và cũng không phải dành cho một ứng dụng trên Linux. . Và em cũng không tư duy như cách của họ. Còn tham khảo thì em tham khảo lâu lắm rồi.

                        Cái em viết nhầm ở trên là từ sơ đồ ladder kết xuất ra IL (hiện tại), hoặc ra C, Basic. Cái này phụ thuộc vào người tích hợp thôi. Còn bên trong của cái kết xuất ra là mảng cấu trúc mô tả điều kiện vào và quyết định đầu ra thôi. Ví dụ quyết định đóng cắt 1 cái rơ-le, hay quyết định gởi một SMS đến operator...

                        Cái này xuất phát từ công việc thôi (cũng hai năm rồi), phần mềm em viết ban đầu dùng để một số anh em cơ điện dùng cái board thay thế relay, contactor thôi, dùng IL thôi, vì nhiều lúc PLC làm chi phí độn lên lớn quá. Về sau mới bắt đầu tìm thuật toán để xây dựng ladder, vì ladder nhìn dễ hơn IL và cũng vì muốn khám phá bản chất của PLC thôi.

                        Còn bây giờ em viết thêm mấy cái simulator. Mỗi tội mỗi thứ từ ladder edit, download/up load assembly/disassembly, simu, modbus IO mỗi đứa nằm một nẻo. Sau một thời gian thử, thấy thuật toán ổn nên mới nghĩ đến chuyện cross, và gom mấy phần lại với nhau.

                        Em chả dám dẫm chân lên họ . Nói cách khác, họ có đối tượng sử dụng riêng theo cách của họ (trong đó có em). Còn ban đầu em xây dựng cái này, với mục tiêu công việc của mình, phục vụ những người chỉ biết dùng win (no Linux, no C/C++), với mấy cái board của em. Còn chia sẻ, là vì em thấy nó cũng tương đối ổn, một phần nữa là vì nó viết trên win.

                        Mà bác đừng dùng chữ "dự án" nghe nó tốn tiền, tốn sức lắm

                        Nếu là "dự án" của Nhà nước thì nó vừa tốn tiền, vừa tốn sức, vừa tốn nước bọt, vừa tốn thời gian mà kết quả thì ... rất mệt mỏi. Tuy nhiên bất kỳ công việc gì của cá nhân thôi mà có đặt mục tiêu rõ ràng, lập kế hoạch tương đối chi tiết, làm trong 1 tuần trở lên, và kiếm được vài triệu lãi là đã có thể gọi là dự án được rồi. Việc này còn phụ thuộc vào quan điểm mỗi người.

                        Có lẽ vì chỉ số IQ của bqviet thấp, cho tới nay vẫn chưa hiểu được công cụ của opentdoors dùng để làm gì: không phải để PC-based control, cũng không phải cho PLC (vốn đã có phần mềm của riêng nó).
                        • Nếu dùng PLC thì mỗi dòng đã có công cụ lập trình ladder (thường là miễn phí rồi), kể cả PLC giá thấp
                        • Nếu công việc đơn giản, một cái mạch thiết kế bằng PIC16F54 (giá có 1/2$) kết hợp với phần mềm viết bằng C là thừa đủ
                        • Nếu công việc yêu cầu đầu vào/ra analog, mạch thiết kế xung quanh dsPIC hoặc PSoC phù hợp hơn; một con chip PSoC 3$ có thể cung cấp tới 12 đầu vào ADC 14 bit, hoặc 4 đầu vào ADC 14 bit và 2 đầu ra DAC 11 bit; còn gì rẻ hơn ?
                        • Nếu công việc cần tính toán mạnh và nhiều cổng vào/ra (USB, Ethernet ...), bo mạch ARM 32 bit của TI, NXP giá chỉ 50-80$ tùy cấu hình là thừa đủ sức mạnh tính toán, bộ nhớ mênh mông, cổng vào/ra chi chít, lập trình C hoặc C++ hoặc Java hoặc Python - khá đơn giản để thực hiện trực tiếp thuật toán điều khiển


                        Vậy phần mềm biên dịch ladder sang C, Basic ... dùng làm gì đây ? Đối với mấy ông thợ điện thì ladder của Logo cũng là phức tạp. Còn đối với người đươc đào tạo ĐH về tự động hóa, lập trình C thì những công việc trên đều làm được cả.
                        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                        Comment


                        • #42
                          Em không dám đánh giá theo kiểu IQ, bác lại mở rộng vấn đề ra nữa

                          Bác hiểu PLC theo cách của bác, do đó bác diễn giải có vẻ "nhiều và sôi nổi". Có lẽ bác không để ý em không đề cập đến một target cụ thể nào cả, mà chỉ đơn giản là 1 công cụ/ thuật toán xây dựng "quan hệ logic giữa điều kiện vào và quyết định ra".

                          Em đọc từ đầu và thấy vấn đề các bác bức xúc. Cái gì nó cũng có quá trình và lộ trình, bên kia cũng có ý tưởng riêng, có đội ngũ riêng (cũng như bác đối với em), mà linux thì có nhiều hay ho để quan tâm đến.

                          Em nghĩ là họ Ub-viet cư xử cũng bình thường thôi, có người thấy sự hợp tác này không cần thiết, có người thấy cần có thời gian để hiểu, có người thấy nó viễn vông, có người thấy cũng hay hay...

                          Em cũng kết thúc bài "tranh luận", không bác lại mở rộng rồi hiểu nhầm em thì chết. Mấy chú sv mới ra trường lại có thêm một ví dụ về những người không open.
                          Opentdoors- Thành viên của Rock'n'Roll club

                          Comment


                          • #43
                            - Mình nghĩ Ubuntu-VN còn rất trẻ, ngay cả admin chỉ là những cậu SV, nhiều khi chưa biết người biết ta:

                            "He he, chào mừng bài đầu tiên của đội
                            Nghe nói nhiều nhưng anh mới dùng thử Gnome và KDE, cài thử xem sao
                            Quên mất, cái này gỡ bỏ có dễ ko?"

                            "Có thể nói rõ:
                            - Cấu hình tối thiểu để chạy cái này?
                            - Cách gỡ bỏ?"

                            Câu hỏi trên là của 1 quản trị viên về xfce cho Ubuntu --> đọc là biết "trình" tới đâu rồi.

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X