Bạn tìm hiểu cái máy đó làm gì nhỉ ? Nếu khôi phục lại cái máy đó xem ra đắt hơn đi mua mới .
Công nghệ sơn tĩnh điện ở VN đang tồn tại 3 dạng .
Phổ biến nhất là loại sơn bột . Sơn bột tĩnh điện áp dụng để sơn cho nhiều sản phẩm bằng kim loại . Nó dễ dàng bảo quản , đa dạng màu sắc , Quy trình sơn không khắt khe quá nên được nhiều nơi sử dụng . Sơn bột có khả năng tạo nên nhiều kỹ xảo như tạo giả vân gỗ , tạo hoa , tạo sần ......
Các sản phẩm như khung sườn xe máy , ô tô , các chi tiết máy công nghiệp , dân dụng được áp dụng rất nhiều . Ngược lại sơn bột tĩnh điện cũng có nhược điểm là ô nhiễm môi trường do phải sử dụng một lượng hóa chất lớn để xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn . Lớp sơn khó đảm bảo ở những chi tiết ngóc ngách .....
Loại thứ hai là sơn tĩnh điện nước . Loại sơn tĩnh điện nước được sử dụng để xử lý bề mặt sản phẩm cao cấp . Các sản phầm như nồi cơm điện , phích nước điện , vỏ ô tô xe máy , tủ lạnh , hay hàng điện tử cao cấp khác ..... Lớp sơn tính điện nước rất bóng đẹp như tráng men .
Nhưng cũng như loại sơn bột , sơn tĩnh điện nước không đảm bảo ở những chi tiết kín , bề mặt ngóc ngách .
Loại thứ ba là sơn điện J . Lớp sơn điện J dạng lỏng được thả nổi trên một bề mặt dụng môi . Vật cần sơn sẽ được nhũng hoàn toàn trong bể sơn và nhấc lên . Dưới tác dụng của các điện trường lớp sơn bám đều lên bề mặt sản phẩm kể cả những chi tiết khuât kín nhất . Kiểu sơn này nước ngoài thường dùng để sơn toàn bộ khung sườn , vỏ một cái ô tô . Như vậy các tấm tôn ghép ( cabin ôt ô ) được sơn đều kể cả những chi tiết giáp lai giữa các tấm tôn . Nhưng loại sơn điện J có chi phí sản xuất rất cao nên khó áp dụng ở thị trường VN .
Tất cả các kiểu sơn đều phải qua quy trình xử lý bề mặt trước khi sơn và quy trình sấy sau khi sơn . Tùy từng vật liệu và chất liệu sơn mà người ta điều chỉnh nhiệt độ , thời gian cho thích hợp . Loại sơn Jotun thường có nhiệt đô sây từ 160 đến 180 độ . Loại sơn chảo chống dính thì cần nhiệt độ từ 320 đến 360 độ . Nếu sơn ính điện nước , thì chỉ cần nhiệt độ sấy từ 60 >80 độC
Về máy phun sơn tính điện loại bột thì tương đối phức tạp . Nó có hai dạng . Loại Cao áp trên và loại Cao áp dưới . Loại cao áp trên là phần cao áp được lắp ngay trên súng phun sơn .
Súng phun sơn trông bên ngoài thì đơn giản , nhưng bên trong là một bộ phận khá tinh vi . Ống dẫn sơn bột trước khi thoát khỏi vòi phun được một vòi hơn nhỏ tạo nên vòng xoáy và có khả năng điều chỉnh hội tụ luồng bột sơn . Luồng bột sơn dạng xoáy chạy qua một điện cực dạng chấn tử và bị Ion hóa ở ngay trước vòi phun . Luồng hạt sơn bị ion hóa sẽ bay về phí trước và bám vào vật thể cần sơn đang có điện tích trung hòa ( tiếp mát )
Nhờ có điện tích mà lượng bột sơn bám vào sản phẩm với tỷ lệ rất cao . Khác với sơn phun thông thường , lượng sơn bay lung tung có thể đến 50% .
Cao áp trên sung phun phải điều chỉnh được trong giá trị từ 40 đến 120 KV mang điện tích âm . Điện áp có thể được điều chỉnh thủ công , nhưng cũng có thể được điều chỉnh theo chương trình .
Khi sơn một cái mặt bàn thì người thợ sơn sẽ điều chỉnh mức điện áp cao để sơn phần giữa mặt bàn . Khi sơn các cạnh bàn thì cần điều chỉnh điện áp về mức thấp . Nếu không các hạt sơn sẽ bám không đều . Ở các góc cạnh nhọn , lớp sơn sẽ bán dày hơn phần giữa mặt phẳng . Nhìn một sản phẩm sơn tĩnh điện nếu thấy các cạnh có đọng lớp sơn dày hơn thì biết ngay xưởng sơn đó dùng loại súng sơn .... rẻ tiền .
Loại súng phun sơn của Gemma có đièu chỉnh các thông số như hơi , điện , gió .. theo chương trình . Khi người CN chuyển vị trí từ sơn bề mặt sang sơn góc cạnh chỉ cẩn một thao tác một phím nhấn là chế độ của súng phun đã được chuyển đổi hoàn toàn .
Loại súng sơn có cao áp dưới thì đơn giản hơn . Cao áp và buồng Ion nằm ngay trong hộp máy . Luồng bột sơn bị Ion hóa sẽ được vòi dẫ đến đầu súng phun . Như vậy trên súng sơn không có chi tiết điện tử nào . Nhưng nhược điểm là khi thay thế màu sơn hay chủng loại sơn thì việc vệ sinh súng sơn trở nên khó khăn và phức tạp .
Ví dụ cần sơn một thùng màu đen và sau đó là môt thùng màu trắng . Việc sơn hết một thùng chỉ mất nửa ngày . Nhưng việc dọn vệ sinh súng phun để chuyển màu sơn có thể mất đến một ngày . Ngược lại với loại súng phun cao áp trên , việc chuyển màu sơn chỉ mất một giờ là hoàn tất . Như vậy một ngày người ta làm dược 2 thùng . Nhưng loại cao áp dưới thì mất đứt hai ngày . Vì vậy nhiều xưởng sơn nhỏ , họ chỉ làm một loại sơn với một màu .
Các loại súng phun sơn bột thì VN đã chế tạo được hoàn thiện từ lâu . Nhưng do thị trường rất hạn hẹp nên các cơ sở đó không phát triển được . Hiện nay một bộ súng phụn sơn tĩnh điện do Đài loan SX có giá từ 35 >45 triệu . Loại xin hơn như của Gemma có chương trình thì giá từ 80>120 triệu đồng ( có thể hơn ) .
Để mấy hôm nữa tôi tìm lại trong HDD sao lưu những bức hình về các xưởng sơn TD mà ngày trước tôi đã từng dóng dựng ở VN cho các bạn xem .
Còn cái máy sơn gỗ nếu cần dùng thì để tôi dẫn đi mua cái mới . Ở HN đầy .
Công nghệ sơn tĩnh điện ở VN đang tồn tại 3 dạng .
Phổ biến nhất là loại sơn bột . Sơn bột tĩnh điện áp dụng để sơn cho nhiều sản phẩm bằng kim loại . Nó dễ dàng bảo quản , đa dạng màu sắc , Quy trình sơn không khắt khe quá nên được nhiều nơi sử dụng . Sơn bột có khả năng tạo nên nhiều kỹ xảo như tạo giả vân gỗ , tạo hoa , tạo sần ......
Các sản phẩm như khung sườn xe máy , ô tô , các chi tiết máy công nghiệp , dân dụng được áp dụng rất nhiều . Ngược lại sơn bột tĩnh điện cũng có nhược điểm là ô nhiễm môi trường do phải sử dụng một lượng hóa chất lớn để xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn . Lớp sơn khó đảm bảo ở những chi tiết ngóc ngách .....
Loại thứ hai là sơn tĩnh điện nước . Loại sơn tĩnh điện nước được sử dụng để xử lý bề mặt sản phẩm cao cấp . Các sản phầm như nồi cơm điện , phích nước điện , vỏ ô tô xe máy , tủ lạnh , hay hàng điện tử cao cấp khác ..... Lớp sơn tính điện nước rất bóng đẹp như tráng men .
Nhưng cũng như loại sơn bột , sơn tĩnh điện nước không đảm bảo ở những chi tiết kín , bề mặt ngóc ngách .
Loại thứ ba là sơn điện J . Lớp sơn điện J dạng lỏng được thả nổi trên một bề mặt dụng môi . Vật cần sơn sẽ được nhũng hoàn toàn trong bể sơn và nhấc lên . Dưới tác dụng của các điện trường lớp sơn bám đều lên bề mặt sản phẩm kể cả những chi tiết khuât kín nhất . Kiểu sơn này nước ngoài thường dùng để sơn toàn bộ khung sườn , vỏ một cái ô tô . Như vậy các tấm tôn ghép ( cabin ôt ô ) được sơn đều kể cả những chi tiết giáp lai giữa các tấm tôn . Nhưng loại sơn điện J có chi phí sản xuất rất cao nên khó áp dụng ở thị trường VN .
Tất cả các kiểu sơn đều phải qua quy trình xử lý bề mặt trước khi sơn và quy trình sấy sau khi sơn . Tùy từng vật liệu và chất liệu sơn mà người ta điều chỉnh nhiệt độ , thời gian cho thích hợp . Loại sơn Jotun thường có nhiệt đô sây từ 160 đến 180 độ . Loại sơn chảo chống dính thì cần nhiệt độ từ 320 đến 360 độ . Nếu sơn ính điện nước , thì chỉ cần nhiệt độ sấy từ 60 >80 độC
Về máy phun sơn tính điện loại bột thì tương đối phức tạp . Nó có hai dạng . Loại Cao áp trên và loại Cao áp dưới . Loại cao áp trên là phần cao áp được lắp ngay trên súng phun sơn .
Súng phun sơn trông bên ngoài thì đơn giản , nhưng bên trong là một bộ phận khá tinh vi . Ống dẫn sơn bột trước khi thoát khỏi vòi phun được một vòi hơn nhỏ tạo nên vòng xoáy và có khả năng điều chỉnh hội tụ luồng bột sơn . Luồng bột sơn dạng xoáy chạy qua một điện cực dạng chấn tử và bị Ion hóa ở ngay trước vòi phun . Luồng hạt sơn bị ion hóa sẽ bay về phí trước và bám vào vật thể cần sơn đang có điện tích trung hòa ( tiếp mát )
Nhờ có điện tích mà lượng bột sơn bám vào sản phẩm với tỷ lệ rất cao . Khác với sơn phun thông thường , lượng sơn bay lung tung có thể đến 50% .
Cao áp trên sung phun phải điều chỉnh được trong giá trị từ 40 đến 120 KV mang điện tích âm . Điện áp có thể được điều chỉnh thủ công , nhưng cũng có thể được điều chỉnh theo chương trình .
Khi sơn một cái mặt bàn thì người thợ sơn sẽ điều chỉnh mức điện áp cao để sơn phần giữa mặt bàn . Khi sơn các cạnh bàn thì cần điều chỉnh điện áp về mức thấp . Nếu không các hạt sơn sẽ bám không đều . Ở các góc cạnh nhọn , lớp sơn sẽ bán dày hơn phần giữa mặt phẳng . Nhìn một sản phẩm sơn tĩnh điện nếu thấy các cạnh có đọng lớp sơn dày hơn thì biết ngay xưởng sơn đó dùng loại súng sơn .... rẻ tiền .
Loại súng phun sơn của Gemma có đièu chỉnh các thông số như hơi , điện , gió .. theo chương trình . Khi người CN chuyển vị trí từ sơn bề mặt sang sơn góc cạnh chỉ cẩn một thao tác một phím nhấn là chế độ của súng phun đã được chuyển đổi hoàn toàn .
Loại súng sơn có cao áp dưới thì đơn giản hơn . Cao áp và buồng Ion nằm ngay trong hộp máy . Luồng bột sơn bị Ion hóa sẽ được vòi dẫ đến đầu súng phun . Như vậy trên súng sơn không có chi tiết điện tử nào . Nhưng nhược điểm là khi thay thế màu sơn hay chủng loại sơn thì việc vệ sinh súng sơn trở nên khó khăn và phức tạp .
Ví dụ cần sơn một thùng màu đen và sau đó là môt thùng màu trắng . Việc sơn hết một thùng chỉ mất nửa ngày . Nhưng việc dọn vệ sinh súng phun để chuyển màu sơn có thể mất đến một ngày . Ngược lại với loại súng phun cao áp trên , việc chuyển màu sơn chỉ mất một giờ là hoàn tất . Như vậy một ngày người ta làm dược 2 thùng . Nhưng loại cao áp dưới thì mất đứt hai ngày . Vì vậy nhiều xưởng sơn nhỏ , họ chỉ làm một loại sơn với một màu .
Các loại súng phun sơn bột thì VN đã chế tạo được hoàn thiện từ lâu . Nhưng do thị trường rất hạn hẹp nên các cơ sở đó không phát triển được . Hiện nay một bộ súng phụn sơn tĩnh điện do Đài loan SX có giá từ 35 >45 triệu . Loại xin hơn như của Gemma có chương trình thì giá từ 80>120 triệu đồng ( có thể hơn ) .
Để mấy hôm nữa tôi tìm lại trong HDD sao lưu những bức hình về các xưởng sơn TD mà ngày trước tôi đã từng dóng dựng ở VN cho các bạn xem .
Còn cái máy sơn gỗ nếu cần dùng thì để tôi dẫn đi mua cái mới . Ở HN đầy .
Comment