T nhận thấy các bài viết liên quan đến orcad capture và lay out rất nhiều, nhưng vẫn có những member chưa biết " bắt đầu " từ đâu cả. T sẽ cố gắng tổng hợp những vấn đề cơ bản nhất của orcad mong giúp các bạn làm quen với orcad sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời, nếu bạn nào có những kinh nghiệm sâu hơn về orcad, hãy đóng góp để hoàn thiện hơn chủ đề. Thanks.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tổng hợp các vấn đề liên quan đến Orcad.
Collapse
This is a sticky topic.
X
X
-
Tạo project mới trong capture .
1. Mở capture và làm theo hướng dẫn như dưới đây :
.
Thư viện linh kiện cơ bản :
- Discrete : R, C, Transistor ( 2N---), triac, diode, LED ...
- Transistor.
- Connector.
- Micro controller : họ 8051, 89xx ..
- Gate : các IC logic,
.... nếu muốn thêm các bạn vào : Add Library => capture\library\... chọn thư viện linh kiện cần.
Tới đây, các bạn chỉ cần lấy các lkiện cần thiết và nối chúng lại với nhau.
===> nhớ save nhé.Last edited by core T; 15-08-2008, 13:50.
-
Tạo thư viện linh kiện mới trong capture
- Cũng như tạo project mới, các bạn vào capture \ file \ new \ library..
- Một cửa sổ nhỏ xuất hiện, các bạn chọn vào New project, OK.
- Để tạo một lkiện mới các bạn làm như sau : click chuột phải vào library1.olb => chọn new part.
==========================
Sau đó xuất hiện cửa sổ để các bạn đặt tên cho lkiện mới.
Ở đây, T giả sử tạo thư viện của IC 555.
==========================
Màn hình chính và các công cụ thiết kế linh kiện.
Sau khi vẽ đương bao ngoài cho lkiện, chọn công cụ tạo tên và số cho chân lkiện.
- Ở đây có mục Shape và Type :
1. Shape : hình dáng/kiểu dáng của chân lkiện. ( Clock : để chị thị là chân ngõ vào của tần số, Dot : chỉ thị tín hiệu bù, Line : chỉ thị chân bình thường và dài, Short : chỉ thị chân bình thường và ngắn, Zero length : chân kiểu này sẽ không thấy bên màn hình capture.).
2. Type : : Loại chân lkiện.
Các bạn lần lượt nhập tất cả các tên và chân lkiện cần thiết để hoàn tất thiết kế.
=> Save
Comment
-
Những vấn đề phát sinh trong capture
Phần lớn khi thiết kế trong capture, khi lấy các IC logic các bạn thường gặp phải vấn đề là các IC này không nằm trong cùng 1 "gói", dẫn đến khi chuyển sang lay out sẽ có rất nhiều IC. Để khắc phục tình trạng này các bạn làm như sau.
Giả sử, tôi lấy IC 7400, lần lượt là U1A, U2A, U3A, U4A đều có chân 1, 2 và 3.
double Click vào U2A để sửa thành U1B, tương tự U3A => U1C, U4A => U1D..
sau khi sửa xong ta sẽ thành 1 con duy nhất có chân lần lượt từ 1 - 13.
Thông thường có một số IC sẽ măc định chân nguồn và GND, để hiển thị 2 chân này trong capture các bạn làm như sau.
- Click phải chuột vào lkiện, chọn Edit part.
Double click vào biểu tượng (+).
Từ đây các bạn sửa lại giá trị trong ô Shape thành Line hoặc Short, đồng thời nhớ click chọn box Pin Visible để thấy ở màn hình capture.
Sau đó các bạn đóng cửa sổ này lại, Capture sẽ hỏi bạn muốn cập nhật kiểu nào, các bạn nên chọn Update current.
Ở màn hình capture các bạn sẽ được thấy 2 chân nguồn và GND.Last edited by core T; 19-08-2008, 09:47.
- 1 like
Comment
-
Dịch file capture sang layout
Bữa nay mình sẽ post tiếp một phương pháp căn bản nhất để lấy chân linh kiện từ lay out trong capture và dịch netlist. Giả sử, tôi có mạch như sau :
1. Đánh dấu chọn tất cả các linh kiện. Click phải chuột\ Edit Properties.
2. Trong màn hình edit này, chọn tiếp Tab part và di chuyển đến cột PCB footprint. Đây là nơi các bạn cần điền thư viện chân lkiện trước khi dịch netlist.
3. Tiếp theo, các bạn mở layout \ Tools \ Library manager. Trong Library các bạn phải tìm chân linh kiện phù hợp với yêu cầu thực tế của mạch thiết kế. Sau khi tìm và chọn xong, các bạn click vào footprints, click phải chuột, chọn copy.
Trở về màn hình edit part bước 2, các bạn Paste thư viện chân linh kiện vào PCB footprint tương ứng. Lần lượt lặp lại bước 3 và 2 cho tới khi các bạn điền đầy đủ thông tin trong PCB footprints => Save => đóng edit part, trở về màn hình thiết kế capture.
4.Click chọn Project manager ( biểu tượng cây thư mục ). Click chọn project, chọn tiếp công cụ dịch netlist ( biểu tượng N ).
Ở màn hình tạo netlist, các bạn làm theo hướng dẫn sau :
Nếu capture không báo lỗi => các bạn đã thành công khi tạo file netlist.
Nếu báo lỗi, xem lại trong capture có linh kiện nào trùng tên nhau không, nếu có đổi tên lại rồi dịch lại netlist. Đây là lỗi thông thường dễ xảy ra, do người thiết kế copy linh kiện nhưng quên đổi tên => có nhiều R1.. R1, hoặc U1.. U1..., Q1...Q1 ....
- 1 like
Comment
-
Một số thư viện chuẩn của chân linh kiện
- TM_axial : các loại chân điện trở.
- TM_Cap P & TM_CYLND : các loại chân tụ.
- TM_diode : các loại chân diode.
- TO : các loại chân transistor.
- DIP100T : chân IC các loại.
- DSUBT : các loại cổng COM male\female.
...............
Comment
-
Tạo chân linh kiện mới trong lay out
Để tạo chân linh kiện mới trong lay out, việc đầu tiên các bạn phải qui chuẩn chân linh kiện cần tạo theo định dạng nào ? mm hay mil ???
Nhưng theo kinh nghiệm của T thì tốt nhất nên dùng theo chế độ mil và setting như sau : trong lay out library vào Options \ System settings và setting các thông số như sau :
Trong đó place grid & visible Grid nên để 50, vì như vậy khi đo kích thước chân linh kiện cần tạo sẽ lấy theo chuẩn của chân IC ( khoảng cách 1 chân = 100 mil ) ==> rất dễ đo và vẽ.
Tạo chân linh kiện mới :
1> Chọn Create New footprint.
2> Đánh tên linh kiện cần tạo, chọn Units là English (tương đương hệ inches). OK.
3> Thêm chân cho đủ số lượng chân của linh kiện yêu cầu. Chuột phải, chọn New.
Bố trí các chân linh kiện sao cho đúng với kích thước linh kiện thật. Nhớ chú ý khoảng cách giữa 2 chân linh kiện.
4> Vẽ đường bao bên ngoài linh kiện.
- Trên tool bar, chọn Obstacle tool.
- Chuột phải, chọn new. Sau đó chuột phải tiếp , chọn Properties => hiển thị box Edit Obstacle.
Trong đó : Obstacle type chọn Free track, Width = 5, Obstacle layer chọn SSTOP ( hiển thị hình dáng linh kiện đi làm mạch ). OK.
5> Vẽ đường bao linh kiện theo hình dáng linh kiện cần tạo.
6> Save và tạo một Lib mới. Click Save.
Click Create new library. Đặt tên cho thư viện của mình ( *. LLB).
=> hoàn tất một thư viện mới và linh kiện mới.
CHỉ cần add tiếp vào các bạn đã có thể dùng bộ thư viện này.
- 1 like
Comment
-
Sửa chân linh kiện có sẵn trong lay out
Một cách khác để có một thư viện chân linh kiện trong lay out là các bạn có thể sửa chân linh kiện có sẵn trong lay out.
Mở Lay out, Tool\library manager.
Ví dụ sửa chân IC.
1> CHọn thư viện DIP100T, click chọn chân DIP.100\14\W.300\L.700
2>Click chọn chân bất kỳ => Esc. Trên tool bar chọn View spreadsheet \ Padstacks..
- Bôi đen các ô như hình dưới trong pad shape.
Chuột phải, chọn properties => cửa sổ edit padstacks.
Trong pad shape các bạn có thể chọn hình dáng cho chân linh kiện (pad).
IC nên chọn Oblong ( hinh chữ nhật bầu 2 đầu).
3> Tiếp theo, bôi đen chọn các hàng tương ứng bên 2 cột Pad Width và Pad Height như ở cột Pad Shape. Làm tương tự như bước 2, chỉ khác thay đổi số ở 2 ô Pad Width và Pad Height để có được kích thước chân linh kiện như ý.
4> Chú ý : 2 hàng Plane và Inner trong 2 cột Pad Width và Pad Height các bạn nên cho số lớn hơn để có phần "thịt" dư ra khi mang đi làm mạch có phủ xanh => dễ hàn hơn. Các bạn cứ thử sẽ thấy tác dụng của nó.
Và trong hàng DRLDWG + DRILL trong cột pad shape các bạn nên chọn Round, vì đây là hình dáng lỗ khoan chân linh kiện, còn trong 2 cột Pad Width và Pad Height dùng để thay đổi kích thước lỗ khoan chân linh kiện.
5> Sau khi chỉnh sửa xong, chân IC sẽ như thế này.
Nhớ Save lại trong thư viện riêng của mình, khi nào dùng thì chỉ cần lấy ra.
- 1 like
Comment
-
Đổ đồng cho mạch in ( Phủ Mass )
Sau khi vẽ mạch xong, bây giờ tiếp tục đổ đồng cho mạch. Giả sử ta có mạch sau, muốn đổ đồng GND cho mạch :
1> Trên tool bar chọn Obstacle tool. Chuột phải , chọn New , chuột phải tiếp , chọn Properties.
Trong đó :
- Obstacle type : chọn Copper Pour nếu muốn đổ 1 lần toàn bộ mạch hoặc copper area nếu muốn đổ từng phần.
- Obstacle layer : Chọn lớp các bạn muốn đổ đồng. Thường chọn lớp TOP hoặc BOT.
- Width : độ dày đường đổ đồng, đường này tương tự như độ dày đường mạch. nên chọn nhỏ để tăng độ mịn đổ đồng. ( Chú ý đơn vị, ở đây T đã chuyển sang đơn vị mm ).
- Clearance : Set khoảng cách giữa đường đổ đồng với đường mạch và chân linh kiện. Nên set >= 1mm.
- Net Attachment : Chọn đường mạch cần đổ đồng. Click chọn đường mạch cần đổ đồng. Ở đây đường mạch nêt là đường GND của T.
2> CHọn kiểu đổ đồng.
Sau khi set hết tham số trong bước 1, nếu các bạn muốn đổ đồng theo kiểu lưới thì làm như sau :
-chuột phải, chọn Properties.
- Trong Edit Obstacle, chọn tiếp Hatch Pattern.
Trong đó :
- Line & Cross hatching là đổ đồng dạng lưới. Chú ý set tham số Hatch Grid và Hatch rotation để có dạng lưới đẹp.
- Solid là đổ đồng dạng " khối ", tức là đổ đồng.
3> Sau khi set xong kiểu đổ đồng, Ok, trở về màn hình lay out vẽ khung bao quanh mạch, chuột phải => chọn End Command.
Là một dạng đổ đồng lưới với Hatch grid = 1, Hatch rotation = 45.
- 3 yêu thích
Comment
-
footprints cho cầu MC33486
Với người mới học Orcad mình cũng có 1 cuốn sách (gửi ở file đính kèm) theo mình có thể nói nó cũng tổng hợp cơ bản về Orcad.
- Vấn đề của mình là tạo chân VBAT của cầu MC33486 khi layout. mình có làm thử nhưng chưa chắc lắm. Nếu ai đã làm layout cho cầu này rồi chỉ giáo cho mình với nhé. ThanksAttached FilesLast edited by thanhmv; 07-11-2008, 11:28.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi yname11có chắc ko b, màn lcd phải có cao áp mới sáng, màn led thì ko có, ko có cáp chuyển đổi thì lắp thế nào đc ??...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
hôm nay, 22:31 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi mèomướpDạ ý chú là màn oled ấy ạ. Cùng chuẩn lvds cùng độ phân giải thì cắm được ạ. Còn nó mà khác thì hơi khó vì oled các điểm ảnh nó tự phát sáng chứ ko dùng đèn nền như lcd. Cháu chỉ biết đến vậy thôi ạ. Chú muốn nghịch phải tự tìm hiểu kỹ trước khi mua thôi, khó mà ông thợ nào tư vấn vụ này...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
hôm nay, 22:14 -
-
Trả lời cho Tự làm máy đo Cuộn cảmbởi bacthoHay đấy bạn ạ. Đây có thể hiểu là máy đo cuộn dây. Tiện đây xin cho hỏi bạn có hiểu rõ về máy nạp rôm pcb 45 của hãng thiên minh không giúp mình cách cài fw của nó với vì mình vừa được anh bạn cho nhưng lại không biết cài fw nên chưa dùng được. Nếu có thể thì bạn giúp mình với...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
hôm nay, 21:48 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi yname11màn của mình là LCD , giờ m muốn mua màn LED để thay thế (ko muốn dùng màn LCD nữa) , lên muốn hỏi xem có cáp chuyển đổi nào có thể cắm đc màn LED vào ko , tất nhiên phải có cùng số chân pin với màn cũ rồi . VD: màn cũ là lcd mỏng , 40 pin...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
hôm nay, 21:43 -
-
Trả lời cho các bạn giúp mình về file HEX với!!!bởi bacthoBạn vào trang phuclanshop.com ,tìm đến góc kỹ thuật. Tác giả vương khánh hưng nói rất rõ về điều bạn tìm...
-
Channel: Vi điều khiển họ 8051
hôm nay, 21:21 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi mèomướpDạ màn hình lcd đều có thể lai cấy cho nhau được hết ạ. Các loại cáp, bo mạch chuyển đổi lvds rất nhìu, với dòng sony còn phải nhổ cả chip nhớ của main cũ đưa lên gỗ thì mới lắp sang máy khác đc, chưa kể các bệnh về màu... ngay cả...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
hôm nay, 20:43 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi yname11Màn của e là LCD , e muốn thay thế bằng màn led thì có cáp chuyển đổi nào thực hiện đc việc đó ko nhỉ, nếu có bác mách e với....
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
hôm nay, 16:34 -
-
bởi bqvietServo cuối cùng vẫn chỉ là điều chỉnh tốc độ và đọc phản hồi vị trí
Qua cổng song song LPT cổ
https://www.electronicsforu.com/elec...eed-controller
Qua cổng USB - xem thêm đám FT232RL-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:56 -
-
bởi thiennam0703Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:32 -
Comment