Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Converter Lan Hương next version ...

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Converter Lan Hương next version ...

    Anh chị em và các bạn có thể góp ý + đàm luận kỹ thuật + trao đổi thắc mắc và nhận trợ giúp về Converter Lan Hương ở các Version.

    Fully Schematic và PCB của "Converter Lan Hương" đã upload lên Email dùng chung :

    http://mail.dientuvietnam.net
    user: papers
    pw: upload

    Các bạn vào down tài liệu và nhớ gìn giữ hộp mail dùng chung này, đừng xoá bất cứ thứ gì trong đó.

    Thân ái.

    Lan Hương.
    Last edited by lanhuong; 04-11-2008, 22:22.

  • #2
    mở thêm box mới này nghe có vẻ hay đấy, chắc chắn sẽ có nhiều người bàn luận, tranh cãi... thế thì mới cùng nhau tiến bộ được chứ các bạn nhỉ
    Minh cũng đã từng làm bộ đổi điện kiểu này, vì đã có sơ đồ nguyên lý rồi để thành công một mạch nguồn xung thì theo mình cái khó nhất của người mới vào nghề là quấn MBA xung như thế nào ( bao nhiêu vòng sơ cấp, thứ cấp, kích cỡ dây để đạt được công suất như mong muốn, các bối dây phải quấn như thế nào...) nói chung là phải nộp học phí một chút thì "cái đầu mới sáng, cái tay mới khéo được" còn các LK khác ráp đúng sơ đồ là good

    Comment


    • #3
      Các mạch inverter của pac lanhuong thì cũng hay . Mọi người cũng định làm mạch này cho đề tài của mình. nhưng mạch đó đã ai làm chưa mà nó chạy với tải cảm thế nào hiệu suất có cao không!

      Comment


      • #4
        mình đã lắp theo V2 và nó cũng đã hoạt động nhưng có điều là công suất rất bé (<100W). mình nghĩ là do biến thế quấn không đạt ( chỉ kiếm được lõi EI39 bán ngoài Nhật Tảo) mình ghép 2 bộ lõi và quấn cũng không đạt. Lan Hương có thể chỉ cho mình sạp nào trong Nhật Tảo hoặc có chỗ nào bán không? cảm ơn nhiều! (Xin lỗi vì làm phiền Lan Hương thêm lần nữa về vấn đề linh kiện).
        còn IRFZ44V cũng không, phải mua IRFZ44N. hôm đầu tiên nhờ một chị mua giùm 10 con về ráp thì chạy nhưng do không cẩn thận nên chỉ còn 2 con, vài hôm sau lại nhờ người khác lên tiệm Ngọc mua tiếp 10 con thì ôi thôi cả 10 con không con nào chịu chạy (nó có chạy nhưng chỉ chạy khoảng 5% là cùng ( dùng bóng có 10W mà nó mờ còn hơn cả cây nhang). hic hic học phí thế là tăng lên vù vù!
        Last edited by huruou; 19-10-2008, 23:14.

        Comment


        • #5
          Linh kiện Converter

          Nguyên văn bởi biendt Xem bài viết
          Các mạch inverter của pac lanhuong thì cũng hay . Mọi người cũng định làm mạch này cho đề tài của mình. nhưng mạch đó đã ai làm chưa mà nó chạy với tải cảm thế nào hiệu suất có cao không!
          Nguyên văn bởi huruou Xem bài viết
          mình đã lắp theo V2 và nó cũng đã hoạt động nhưng có điều là công suất rất bé (<100W). mình nghĩ là do biến thế quấn không đạt ( chỉ kiếm được lõi EI39 bán ngoài Nhật Tảo) mình ghép 2 bộ lõi và quấn cũng không đạt. Lan Hương có thể chỉ cho mình sạp nào trong Nhật Tảo hoặc có chỗ nào bán không? cảm ơn nhiều! (Xin lỗi vì làm phiền Lan Hương thêm lần nữa về vấn đề linh kiện).
          còn IRFZ44V cũng không, phải mua IRFZ44N. hôm đầu tiên nhờ một chị mua giùm 10 con về ráp thì chạy nhưng do không cẩn thận nên chỉ còn 2 con, vài hôm sau lại nhờ người khác lên tiệm Ngọc mua tiếp 10 con thì ôi thôi cả 10 con không con nào chịu chạy (nó có chạy nhưng chỉ chạy khoảng 5% là cùng ( dùng bóng có 10W mà nó mờ còn hơn cả cây nhang). hic hic học phí thế là tăng lên vù vù!
          Anh chị em và các bạn cần chú ý về linh kiện :

          1/. Các FET phải bảo đảm có điện trở Rds/on rất bé (< 0,01 Ohm) vì chúng ta dùng dòng lớn, điện áp thấp, sẽ có tổn hao rất cao trên FET.

          IRFz44N không thay cho IRFz44V được, vì nó có Rds/on gấp 2,2 lần IRFz44V --> hiệu suất thấp --> dòng áp ra không đủ --> limit công suất ngõ ra.

          Nếu không tìm được đúng IRFz44V thì thay bằng IRFL2203N hoặc nối 2 cặp IRFz44N thế cho một đôi IRFz44V.

          Khi nối chung 2 FET (một kênh) nhớ dùng hai R/gate để vào 2 FET. Không được nối 2 gate chung, hiệu ứng phân ly tĩnh điện sẽ giết cả 2 FET đó các bạn ạ.

          2/. Biến áp xung phải đủ lớn và là loại "kín" (không có khe hở từ) như hình kèm theo (là loại 58-65-20) mới dùng được 600W --> 950W. Với biến áp này và tần số 25,25 KHz thì Lan Hương quấn 1/3 vòng - volt

          Hiệu suất DC-DC khoảng 91%.


          .................................................. ..

          Cẩn trọng và có am hiểu khi mua sắm và sử dụng linh kiện thì đỡ tốn "học phí" và bảo đảm độ thành công cao.

          3/. Muốn mua các loại Ferrite "hoành tráng" thì đến sạp 79N / chợ Nhật Tảo. Đó là gian hàng anh Tâm, ĐT : 08- 8531233 ; DĐ : 0982-364362

          Thân ái.

          Lan Hương.
          Attached Files
          Last edited by lanhuong; 21-10-2008, 01:05.

          Comment


          • #6
            Chị Lan Hương ơi.E có mod lại nguồn của máy tính để chạy Ampli. thành nguồn + - 75V nhưng không hiểu sao chạy khoảng 1h là nổ Công suất (13007) Em sờ thấy lõi Ferit của biến áp thấy hơi nóng nhưng cuộn dây ko nóng .hay biến áp của e bị bão hòa ?
            Thất nghiệp :(

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi fireman Xem bài viết
              Chị Lan Hương ơi.E có mod lại nguồn của máy tính để chạy Ampli. thành nguồn + - 75V nhưng không hiểu sao chạy khoảng 1h là nổ Công suất (13007) Em sờ thấy lõi Ferit của biến áp thấy hơi nóng nhưng cuộn dây ko nóng .hay biến áp của e bị bão hòa ?
              Đúng rồi, lõi ferrite đã chạy trong vùng bão hoà, dòng tăng mà áp không tăng --> công suất tiêu thụ tăng nhưng công suất hữu ích không tăng --> tổn hao biến thành nhiệt năng trên lõi biến áp và chuyển mạch công suất gây cháy nổ công suất chuyển mạch.

              Fireman cần giảm dòng để tránh bão hoà. Ở điểm này sẽ sản sinh các hài để tiêu thụ công suất bão hoà được tạo ra, tổng hài sẽ tạo ra các dạng xung kỳ dị đánh thủng các mối nối nhạy cảm.

              Thân ái.

              Lan Hương.

              Comment


              • #8
                Như vậy thì ta giảm dòng qua sơ cấp biến áp hả chị ? phải tăng số vòng dây sơ cấp hay giảm độ rộng xung ?Hay giảm dòng tải bên thứ cấp ?

                ============

                Tăng số vòng thứ cấp lên vài phần trăm để tránh vùng bão hoà --> có thể sẽ mạnh lên vì hiệu suất được cải thiện.

                Lan Hương.
                Last edited by lanhuong; 23-10-2008, 14:24.
                Thất nghiệp :(

                Comment


                • #9
                  Converter Lan Hương

                  Xin chào mọi người, tôi đã làm thử converter LH v-1 nhưng không thành công Fet IRF840 hỏng nhiều -học phí cao. Tôi đã thử kiểm tra thấy 12 FET này chỉ mở cỡ độ 1/4 công suất mà thôi, theo tôi đó là do BAX kích mở FET không thể truyền được hết độ rộng xung từ các chân CD4017 tạo ra để chuyển sang cực gate FET.Chắc là LH phải lắp thêm tụ trong mạch thứ cấp để kéo dài độ rộng xung cho các FET này thì mới chạy được?Lại nữa cầu Wien 12 Fet IRF840 này nếu FET ở điện áp cao 310V mở ra thì sẽ làm ngắn mạch qua các FET áp thấp 210 và 80v qua các DIod trong của FET mà về nguồn thấp chứ sẽ không có dòng chạy qua tải mà về nhánh dưới bên kia cầu -Mong LH lý giải giùm.Để tránh hiện tượng này thì 3 nguồn này (380v,210v và 80v phải cách ly hoàn toàn) nhưng trong các sơ đồ LH không thấy . Còn khống chế điện áp DC-DC 310v như trong sơ đồ LH-v1 thì IC 555 sẽ không được cấp điện và không có dao động nào để sơ đồ khởi động cả.
                  Hiện nay tôi đã làm thành công LH V-2 nhưng thay đổi khá nhiều như sau:
                  - DC-DC dùng IC TL494 trong đó tích hợp đủ các khâu như tạo xung tam giác, chống dead time, bảo vệ quá áp, quá dòng qua các chân 1.2 va 15, 16, đặc biệt là có thể thay đổi điện áp chân số 3 từ 0.5-3.5v (lấy từ IC 4017)để điều biến độ rộng xung để tạo ra dòng sơ cấp DC-DC dạng đa bậc sin như LH .
                  -Cầu nắn ra xoay chiều 50Hz dùng 2 optoPC 817 ở nhánh trên và 2 tran C1815 ( do không tìm được IR2181; 2184 như LH) nhưng mình chạy thử cũng khá tốt với công suất ra hơn 200W. Có 1 thắc mắc lâu rồi là biến áp nhỏ như vậy mà sao LH quấn được vô số dây toàn cỡ lớn hà? mà sao ở đây LH viết là chỉ 1/3 vòng /vôn có sự nhầm lẫn chăng ?
                  - Chân 4017 lấy áp ra để điều khiển CD4013 phải là chân số 3 (0)chứ LH? bởi lấy như LH chân số 11 (9) thì trên đồ thị điện áp trước cầu H sẽ có 2 điểm áp thấp liền nhau trong các bán kỳ và sin ra sẽ không chuẩn
                  Vấn đề bây giờ là quấn được biến áp với cỡ dây lớn hơn để có thể nâng công suất lên khỏi nóng BA khi chạy . Cảm ơn anh em trên diễn đàn và đặc biệt là em LH nhiều , qua các converter này mình cũng có nhiều điều thú vị và bổ ích

                  ============================

                  Có thể do chất lượng biến áp driver xung quấn không đạt -- nên dùng HS driver kiểu khác xem sao. Thucbao tham khảo luồng dưới đây :

                  http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=18781

                  Thân ái.
                  Last edited by lanhuong; 01-11-2008, 15:01.

                  Comment


                  • #10
                    Chào bạn thucbao!
                    Bạn đã lắp thành công Converter v2 của LH, bạn có thể cho mình xin bản đầy đủ của nó được không? Vì các v2 và v3 của LH gửi cho mình không có hướng dẫn lắp ráp. Bạn gửi bản đầy đủ Orcad, Protel 99SE hay Eagle đều được đó bạn ạ. Email của mình là nghong_lam@yahoo.com

                    Comment


                    • #11
                      Mong LH chỉ giùm sơ đồ biến đổi DC-DC chạy cầu H trong mạch 1.000W Converter V1 như "nhưng khi ráp thì do có linh kiện và cũng là hơi bị ... làm biếng nên quấn sơ cấp biến áp xung chỉ 1 cuộn dây và chạy cầu H. Mạch đơn giản hơn một chút và hiệu quả có phần cao hơn".

                      Comment


                      • #12
                        Vài điều muốn trao đổi cùng Lan Hương!

                        Trong các verson của Lan Hương tôi thấy các điểm chung như sau:
                        - Công suất tương đối lớn.
                        - Tần số nhỏ (~25Khz).
                        Tôi là người mới bước vào nghiên cứu nguồn xung và thấy các điểm trên không giống lý thuyết lắm. Theo tôi biết kích thước biến áp tỷ lệ nghịch với bình phương tần số.
                        Như vậy với công suất lớn và tần số nhỏ thì biến áp bạn đưa ra có phù hợp không? Và tại sao bạn lại chọn tần số nhỏ như vậy trong khi tần số hoạt động của vật liệu BA khá rộng?
                        Mong nhận hoi am từ Lan Hương!

                        Comment


                        • #13
                          HWien driver và khung tần số chuyển mạch ...

                          Nguyên văn bởi tuan801 Xem bài viết
                          Mong LH chỉ giùm sơ đồ biến đổi DC-DC chạy cầu H trong mạch 1.000W Converter V1 như "nhưng khi ráp thì do có linh kiện và cũng là hơi bị ... làm biếng nên quấn sơ cấp biến áp xung chỉ 1 cuộn dây và chạy cầu H. Mạch đơn giản hơn một chút và hiệu quả có phần cao hơn".
                          Mạch cầu H ngay ở tần DC-DC cũng tốt, nhưng phần driver phải bào đảm highside có đủ điện áp xung Vgate. Hơn nữa dòng trên cuộn sơ cấp là rất lớn nên pushpull là để chia dòng hai biên độ.

                          Tuy nhiên không có cản trở nào cho việc dùng cầu HWien cả, nhất là khi có điều kiện. Mạch gate driver dười đây cho phép thực hiện điều này dễ dàng thôi.



                          Trong mạch, hai dòng xung dương A và B của cầu Wien luân phiên cho 2 cặp MOS đối xứng. HS được giữ biên độ và điện áp cấp cho driver bằng FRD (fast recovery diod - > 150 mA) để trữ điện áp và diod 4148 + 104 để nâng biên độ xung. Mọi việc ở LS không có gì khác.

                          Nguyên văn bởi trongnha Xem bài viết
                          Trong các verson của Lan Hương tôi thấy các điểm chung như sau:
                          - Công suất tương đối lớn.
                          - Tần số nhỏ (~25Khz).
                          Tôi là người mới bước vào nghiên cứu nguồn xung và thấy các điểm trên không giống lý thuyết lắm. Theo tôi biết kích thước biến áp tỷ lệ nghịch với bình phương tần số.
                          Như vậy với công suất lớn và tần số nhỏ thì biến áp bạn đưa ra có phù hợp không? Và tại sao bạn lại chọn tần số nhỏ như vậy trong khi tần số hoạt động của vật liệu BA khá rộng?
                          Mong nhận hoi am từ Lan Hương!
                          Có hai cứ điểm kỹ thuật quan trọng mà Lan Hương quyết định dùng tần số ~ 25 KHz là tính phổ biến của linh kiện và hiệu suất của lõi phổ dụng.

                          Khi đo so sánh các lõi biến áp xung trên thị trường, nhất là lõi Trung Quốc thì khung tần số mà nó có hiệu suất cao nhất là trong khoảng 20 KHz --> 28 KHz. Hiệu suất cao vời tần số làm việc lớn hơn (có thể đến hàng trăm KHz) chỉ có ở các lõi có nguồn Âu Châu - Mỹ, lõi gốc Nhật cũng chỉ có hiệu suất cao ở tần số tối đa 70 KHz --> 120 KHz. Giá "trên trời" của chúng > 10 US / pcs (loại 0,75 KW - > 1,2 KW), chưa kể dây quấn là loại dây "bện" (nhiều sợi ghép chung thành sợi lớn) đắt tiền, hoàn toàn không phù hợp với điều kiện của anh chị em sinh viên, thậm chí với cả sàn xuất.

                          Do đó muốn thực hiện converter trong điều kiện phổ biến thì việc chọn trị số trung bình trong khung tần số này là bắt buộc và duy nhất hợp lý, không cần chọn lọc lõi từ mềm cho lắm cũng đạt hiệu suất rất cao.

                          Nếu bạn có điều kiện dùng lõi "xịn" thì cứ việc dựa trên chỉ tiêu kỹ thuật của lõi từ mềm do hãng cung cấp mà tính toán lại rất dễ dàng. Lan Hương cũng đang có những version dùng tần số chuyển mạch đến 265 KHz, nó đòi hỏi các lõi "có gốc" và giá lõi khoảng ~ 20 US / 1 KW.

                          Lan Hương.
                          Attached Files

                          Comment


                          • #14
                            Xin cảm ơn chị LH đã tiết lộ một thông tin cực kỳ hữu ích
                            giải đáp được một số vấn đề gút mắc cuả em
                            Thanks ss nhiù!!!
                            Kết nối Triệu Bàn Tay, Triệu Trái Tim yêu thương...

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                              Mạch cầu H ngay ở tần DC-DC cũng tốt, nhưng phần driver phải bào đảm highside có đủ điện áp xung Vgate. Hơn nữa dòng trên cuộn sơ cấp là rất lớn nên pushpull là để chia dòng hai biên độ.

                              Tuy nhiên không có cản trở nào cho việc dùng cầu HWien cả, nhất là khi có điều kiện. Mạch gate driver dười đây cho phép thực hiện điều này dễ dàng thôi.



                              Trong mạch, hai dòng xung dương A và B của cầu Wien luân phiên cho 2 cặp MOS đối xứng. HS được giữ biên độ và điện áp cấp cho driver bằng FRD (fast recovery diod - > 150 mA) để trữ điện áp và diod 4148 + 104 để nâng biên độ xung. Mọi việc ở LS không có gì khác.



                              Có hai cứ điểm kỹ thuật quan trọng mà Lan Hương quyết định dùng tần số ~ 25 KHz là tính phổ biến của linh kiện và hiệu suất của lõi phổ dụng.

                              Khi đo so sánh các lõi biến áp xung trên thị trường, nhất là lõi Trung Quốc thì khung tần số mà nó có hiệu suất cao nhất là trong khoảng 20 KHz --> 28 KHz. Hiệu suất cao vời tần số làm việc lớn hơn (có thể đến hàng trăm KHz) chỉ có ở các lõi có nguồn Âu Châu - Mỹ, lõi gốc Nhật cũng chỉ có hiệu suất cao ở tần số tối đa 70 KHz --> 120 KHz. Giá "trên trời" của chúng > 10 US / pcs (loại 0,75 KW - > 1,2 KW), chưa kể dây quấn là loại dây "bện" (nhiều sợi ghép chung thành sợi lớn) đắt tiền, hoàn toàn không phù hợp với điều kiện của anh chị em sinh viên, thậm chí với cả sàn xuất.

                              Do đó muốn thực hiện converter trong điều kiện phổ biến thì việc chọn trị số trung bình trong khung tần số này là bắt buộc và duy nhất hợp lý, không cần chọn lọc lõi từ mềm cho lắm cũng đạt hiệu suất rất cao.

                              Nếu bạn có điều kiện dùng lõi "xịn" thì cứ việc dựa trên chỉ tiêu kỹ thuật của lõi từ mềm do hãng cung cấp mà tính toán lại rất dễ dàng. Lan Hương cũng đang có những version dùng tần số chuyển mạch đến 265 KHz, nó đòi hỏi các lõi "có gốc" và giá lõi khoảng ~ 20 US / 1 KW.

                              Lan Hương.
                              Lan Hương nói cũng đúng! Theo tôi được biết thì hầu hết các lõi trên thị trường VN đều không rõ nguồn gốc (có hỏi người bán thì người ta cũng không trả lời hay trả lời theo kiểu "trời ơi"). Nếu như vậy thì theo Lan Hương có cách nào để biết một biến áp xung đã được thiết kế (ví dụ tôi thiết kế và mạch đã chạy) đang chạy tần số quá cao hay quá thấp so với tần số định mức của vật liệu không, bằng cách thông qua dạng sóng, tiếng ồn hay độ tăng nhiệt gì đó?
                              Nói tóm lại nếu tần số thiết kế cao hơn tần số của vật liệu thì có những biểu hiện gì và nếu tần số thấp hơn sẽ có những biểu hiện gì?
                              Rất mong câu trả lời từ bạn! Thanks.

                              =============================

                              Qui trình thiết kế của Lan Hương là :

                              1/. Nắm chi tiết vật tư kỹ thuật và hệ thống chỉ tiêu của nó, lập bảng hỗ trợ.

                              2/. Xác định nguyên lý mạch --> phác thảo arithmatic --> vân vân ....

                              Qui trình thiết kế của anh là ngược lại với Lan Hương nên không thể có ý kiến gì được.

                              vì không biết.

                              Lan Hương.
                              Last edited by lanhuong; 23-11-2008, 23:54.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X