Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Viết tiếng Việt trên máy tính và ĐT di động không cần dấu

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Viết tiếng Việt trên máy tính và ĐT di động không cần dấu



    Trân trọng gửi quí vị và các bạn bài viết dưới đây về "chữ Việt không dấu". Rất mong nhận đươc nhiều ý kiiến đóng góp cho đề án này trên diễn đàn tại đây hoặc gửi về địa chỉ email: ngninh143@yahoo.com . Xin chân thành cảm ơn !

    GIỚI THIỆU Ý NGHĨA - MỤC ĐÍCH CỦA CHỮ VIỆT MỚI.

    Chữ Việt không dấu (còn gọi là Chữ Việt mới hay Chữ mới) là một kiểu chữ cải tiến không có dấu, ngắn gọn và viết liền các âm tiết của những từ kép, dùng riêng trong lĩnh vực tin học, giúp việc sử dụng các tiện ích mới hiện đại của công nghệ thông tin được thuận tiện, hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn.

    Ra đời trong hoàn cảnh nền tin học nước ta phát triển mạnh mẽ gặp trở ngại do việc sử dụng chữ cũ (chữ Quốc Ngữ) có nhiều dấu và viết theo cách tách rời từng đơn âm, chữ Việt mới dựa trên cơ sở lý luận mang tính đột phá là : Chuyển cách ghi âm tiếng Việt bằng phương pháp phiên âm trong chữ cũ sang phương pháp ký âm trong chữ mới : cùng với việc sử dụng triệt để toàn bộ 26 chữ cái Latinh không dấu được sắp xếp theo đúng thứ tự của bảng chữ cái Latinh chuẩn quốc tế ( tức hệ thống chữ cái Latinh cơ bản theo chuẩn ISO) : cũng như việc thiết lập lại hệ thống các nguyên âm, phụ âm một cách hợp lý hơn và phù hợp hơn với đặc trưng của ngữ âm Việt.

    Những cải tiến trên giúp chữ mới giảm được đáng kể số chữ cái, giảm được nhiều phụ âm ghép và nguyên âm ghép, xây dựng được những vần ngắn gọn chỉ gồm 2 chữ cái mà vẫn xóa bỏ được hoàn toàn các dấu phụ làm cho chữ viết được ngắn gọn hơn, sáng sủa hơn.Điều này mang một ý nghĩa rất lớn là số ký tự để mã hóa tiếng Việt giảm đi rõ rệt, nhưng độ chính xác của thông tin vẫn được bảo đảm, không ảnh hưởng gì đến khả năng biểu đạt tiếng Việt. Từ đó dẫn đến những tính năng và lợi ích vượt trội của chữ mới trong lĩnh vực tin học:

    1. Trước hết, chữ mới giúp ta có thể đánh máy tiếng Việt bằng cách sử dụng ngay font chữ tiếng Anh mặc định trên hầu hết các chương trình của máy tính mà không cần dùng bất kỳ một bộ gõ tiếng Việt nào cả. Chỉ cần chế tạo 1 phần mềm để khi cần thiết phải chuyển đổi chữ mới về chữ cũ có dấu nhằm phổ biến thông tin cho những người không biết chữ mới, hoặc để truyền thông tin đi xa hay in văn bản ra giấy bằng chữ có dấu … Điều này giúp giảm bớt nhiều thao tác rườm rà trong việc soạn thảo, truyền tải và lưu trữ thông tin ( như email, chat, nhắn tin, soạn blog, web, sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu …)
    2. Do chữ mới rất ngắn gọn nên thời gian đánh máy hoặc sắp chữ bằng máy vi tính giảm được khoảng 25% so với các kiểu gõ tiếng Việt hiện đang dùng phổ biến ở nước ta . Điều này giúp nâng cao năng suất lao động, tức nâng cao hiệu suất kinh tế trong quá trình sử dụng CNTT, nhất là đối các ngành xuất bản, báo chí, in ấn …
    3. Do chữ mới không có dấu nên ta có thể sử dụng các tiện ích mới hiện đại của CNTT thế giới mà không cần có sự hỗ trợ tiếng Việt, nên giảm được chi phí cho cả nhà sản xuất lẫn người sử dụng, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho đất nước. Mặt khác cũng mang lại hiệu quả xã hội lớn hơn là giúp nước ta dễ dàng hội nhập và bắt nhịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của CNTT thế giới.
    4. Do chữ mới sử dụng bảng chữ cái Latinh chuẩn quốc tế nên việc sắp xếp và tìm kiếm theo thứ tự “alphabet” được dễ dàng và thống nhất trong nước ta cũng như trong cộng đồng rộng rãi các nước sủ dụng chữ cái Latinh trên toàn thế giới. Điều này giúp thuận tiện sử dụng các từ điển trực tuyến, các công cụ tìm kiếm … Cũng giúp người nước ngoài tránh được khó khăn do chữ có nhiều dấu khi cần sưu tầm các thông tin về nước ta, góp phần quảng bá Việt Nam ra thế giới. Chẳng hạn khách du lịch nước ngoài có thể tra cứu dễ dàng các địa chỉ tham quan, vui chơi, ẩm thực…hoặc người nước ngoài không quen với các bộ gõ tiếng Việt có dấu, có thể truy cập dễ dàng các tên miền tiếng Việt không dấu (được viết bằng chữ mới)...
    5. Do chữ mới dùng một số chữ cái đặt ở cuối âm tiết để biểu thị cho thanh điệu ( thay cho dấu thanh) nên có thể lập một bảng mã thống nhất cho các từ của tiếng Việt, tránh được mâu thuẫn giữa 2 bảng mã dựng sẵn và tổ hợp.
    6. Do chữ mới không có dấu nên có thể dễ dàng viết liền các âm tiết của những từ kép, giúp tiếng Việt trong sáng hơn, rõ nghĩa hơn. Điều này tạo thuận lợi cho việc chế tạo các “ phần mềm phiên dịch tự động” và “phần mềm tự động sửa lỗi chính tả”, giúp việc soạn thảo văn bản được chính xác hơn, việc dịch văn bản được dễ dàng hơn, rất hữu ích cho những người phải tiếp xúc nhiều với chữ viết và ngôn ngữ như các nhà văn, nhà báo, soạn giả, dịch giả, những người làm công việc văn phòng, thư kí, phiên dịch…
    7. Do cách cấu tạo chữ mới có tính hệ thống nhất quán, khoa học chặt chẽ, học ít mà suy ra được nhiều, nên việc tiếp thu và sử dụng chữ mới khá dễ dàng nhanh chóng, nhất là đối với những người đã đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ.

    Tóm lại, chữ mới đã cải tiến triệt để những bất hợp lý của chữ cũ để sử dụng trong CNTT thuận tiên như chữ Anh mà không cần phải thay thế tiếng Việt bằng tiếng Anh làm mất truyền thống và bản sắc của dân tộc ta. Chúng ta chỉ cần gõ bàn phím bằng chữ mới, còn máy sẽ giúp làm tất cả các việc còn lại khác theo theo yêu cầu của ta.

    Mời quý vị xem tiếp 2 files kèm theo: ChuVietMoi.rar và nho_nhanh_chu_moi.doc để thấy rõ hơn nội dung,lợi ích và cách sử dụng chữ mới.

    Hà Nội ngày 04 tháng 08 năm 2008
    Nguyễn Ninh

    Link download các files trên:

    http://www.ictvietnam.net/forum/atta...4&d=1208395235

    http://www.ictvietnam.net/forum/atta...3&d=1208395096

    Chú ý: Khi click vào các đường Link trên đây, bạn sẽ đến diễn đàn có file của nội dung đề án. Muốn xem file đó bạn phải đăng ký là thành viên (member) của diễn đàn đó, và phải đăng nhập mỗi khi xem.

  • #2
    Re: Viết tiếng Việt trên máy tính và ĐT di động không cần dấu
    Môt số bạn gửi mail cho tôi thắc măc về mục đích của chữ mới là nhằm "Thay đổi cách viết tiếng Việt hiện nay" hay là nhằm "Thay đổi cách gõ tiếng Việt trong CNTT" ? Tôi xin trả lời là nhằm cả hai, nhưng chỉ ứng dụng riêng trong lĩnh vực tin học, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các thành tựu mới của CNTT thế giới một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Còn trong đời sống, chữ Quốc ngữ vẫn đóng vai trò chính thống.
    Nói cách khác, trong tin học, chữ mới có đồng thời hai chức năng: Nó vừa là "chữ" lại vừa là "bộ gõ". Khi là "chữ" nó có ưu điểm hơn chữ Quốc ngữ là nó không có dấu và viết liền các từ kép. Nhờ lợi thế này nó tạo ra rất nhiều tiện ích , nhất là việc sử dụng các phát minh mới của CNTT thế giới dễ dàng, không cần phải có sự hỗ trơ tiếng Việt phức tạp và tốn kém...và còn nhiều tiện ích khác nữa như tôi đã trình bày trong bài giới thiệu "Chữ Việt không dấu" posted ở trên đây.
    Khi là "bộ gõ", nó ngắn gọn hơn các bộ gõ tiếng Việt hiện nay rất nhiều. Do đó giảm được nhiều thời gian đánh máy tiếng Việt khi ta đã quen với loại chữ này.
    Chỉ còn vấn đề là thói quen ! Tuy nhiên tôi đã cố gắng xây dựng chữ mới một cách phù hợp với ngữ âm Việt để dễ nhớ và dễ dùng nếu ta đã biết chữ Quốc ngữ rồi.
    Vậy xuất phát từ đâu nảy sinh ra ý tưởng về chữ mới ? Ta đều biết chữ Quốc ngữ mà ta đã quen dùng trong đời sống , khi được dùng trong tin học thì bộc lộ một số nhược điểm gây trở ngại cho việc sử dụng các phát minh mới của tin học hiện đại, nhất là chữ Quốc ngữ có quá nhiều dấu và viết tách rời theo kiểu chữ Nho (Hán), nên mỗi khi có một phát minh mới (phần mềm ứng dụng nào đó) lại phải có sự hỗ trợ tiếng Việt thì người Việt ta mới sử dụng được tốt.
    Vì vậy mình nghĩ rằng: Nếu ta cải tiến chữ cũ thành một kiểu chữ không có dấu dùng riêng trong tin học ( mình nhấn mạnh chữ này chỉ dùng trên máy tính, tạm gọi là tin ngữ) để sử dụng dễ dàng các phát minh mới của CNTT thế giới, mà không cần phải thông qua việc hỗ trợ tiếng Việt nữa,thì có lợi rất nhiều. Tất nhiên ngươi sử dụng chữ mới khi đó phải biết viết và biết đọc trực tiếp bằng chữ này hiển thị trên màn hình của máy tính.
    Khi cần thiết phải chuyển "tin ngữ" về Quốc ngữ để sử dụng trong đời sống (chẳng hạn để phổ biến thông tin cho đại chúng, hoặc để in thông tin ra giấy bằng chữ có dấu ...) ta có thể dùng một nhu liệu (phần mềm) là có thể thực hiện được ngay.
    Chào thân ái !

    Comment


    • #3
      Để các bạn thấy rõ hơn " chữ Việt có dấu " đã gây trở ngại cho việc sử dụng các tiện ích mới của CNTT như thế nào , tôi xin gợi ý, các bạn có thể tìm kiêm thông tin về vấn đề này trên google.com với các tiêu đề sau:
      - Khó khăn tiếng Việt trong Windows Vista.
      - Khó khăn tiếng Việt trong Linux.
      - Khó khăn tiếng Việt trong MySQL.
      Thân chào !

      Comment


      • #4
        Các bạn nào quan tâm đến đề án " Chữ Việt mới " mà gặp khó khăn khi downlad có thể tải trực tiếp từ mediafire theo link sau:

        http://www.mediafire.com/download.php?zzyguhnnjxv

        Đây là một số bài viết chính về đề án được tập hợp trong một file "Tai lieu Chu Viet moi.rar " giúp bạn đọc nhìn khái quát về chữ mới.

        Comment


        • #5
          Sax, cái này là phản động ấy chứ mới gì, Tiếng Việt đàng hoàng ko ghi lại ghi ko dấu.

          0988467839

          Comment


          • #6
            Tham khảo thêm: Qui tắc Chính tả Chữ viết Tiếng Việt Không dấu (Wuyenthajhai)

            Nguyên tắc chữ viết mới là kế thừa chữ viết quốc ngữ hiện tại, như vẫn giữ nguyên c,k,q,d,..; đồng thời tránh xung đột với chữ quốc ngữ (sự trong sáng của tiếng Việt) - từ mới đồng dạng với từ cũ không mâu thuẫn về cách đọc.

            1. Sử dụng 4 chữ cái z, w, j, f chưa có trong chữ quốc ngữ phổ thông

            Thay 4 chữ cái z, w, j, f cho các phụ âm đầu và phụ âm đuôi phổ biến nhất trong chữ quốc ngữ:
            z – ch
            w – ngh, ng
            j – nh
            f – ph

            2. Thay dấu thanh bằng chữ cái

            Các chữ cái sau đây có chức năng là một dấu thanh khi đứng cuối từ:
            s – sắc
            v – huyền
            r – hỏi
            x – ngã
            q – nặng

            3. Khử dấu mũ, móc các nguyên âm

            ă – al
            â – ul
            ê – eh
            ô – oh
            ơ – ih
            ư – yh
            Các cặp nguyên âm này được sử dụng khi nguyên âm ê, ô, ơ, ư đứng độc lập hoặc sau ă, â, ê, ô, ơ, ư là một phụ âm. Ví dụ: ô tô – oh toh, tên – tehn. Riêng vần yh, nếu theo sau là một phụ âm thì được viết gọn thành y, ví dụ: hưng – hyw.

            4. Các tổ hợp vần bất qui tắc:

            âu – ou, ví dụ (vd): trâu – trou
            ây – ey, vd: xây – xey
            êu – eu, vd: kêu – keu
            oă – ah, vd: xoăn – xahn
            ôi – oy, vd: tôi: toy
            ơi – ei, vd: bơi – bei
            uâ – uh (trừ uây), vd: xuân – xuhn
            uây – uey,
            uơ – uih, vd: thuơ – thuih
            uô – uo, vd: buồn – buonv
            ưa – ya, vd: mưa – mya
            ưi – yi, vd: ngửi – wyir
            ươ – yo, vd: người – wyoiv
            uyê – uye, vd: tuyên – tuyen
            yê – ye, vd: yêu – yeu

            5. Khử dấu đê ngang (Đ)

            đ – dh

            6. Bỏ dấu sắc trên các vần có phụ âm đuôi là c, ch, p, t

            7. Các ngoại lệ khác

            Vần ươ, nếu trước và sau đều là phụ âm thì có thể lược bỏ, ví dụ: lược – lcq, bước – bc.
            Qui, quy thống nhất thành qui ( I ngắn)
            Hi, hy; li, ly; mi, my; si, sy; ti, ty; vi, vy, thống nhất thành hi, li, mi, si, ti, vi.
            Bỏ h giữa g và e, g và ê, ví dụ: ghe – ge, ghê – gê.

            8. Viết gọn


            Trường hợp trong từ có chứa chữ cái h và chữ dấu (s,v,r,x,q) (ngoại trừ h trong trường hợp dh) thì có thể viết gọn lại như sau:
            h+s – d, vd: Trống – Trohws – Trowd
            h+v – f, vd: Hồng – Hohwv – Howf
            h+r – l, vd: Để – Dhehr – Dhel
            h+x – k, vd: Chữ – Zyhx – Zyk
            h+q – g, vd: Một – Mohtq – Motg
            Cặp pq được viết gọn là b. Ví dụ: Nghiệp – Wiepq – Wieb

            9. Một số ví dụ:

            Zuc mywv nalm meis – Chúc mừng năm mới
            An khaw, thijq vwq, hajq fuc - An khang, thịnh vượng, hạnh phúc
            Zuc wur won – Chúc ngủ ngon
            Aj jid em jieuv – Anh nhớ em nhiều.

            Ví dụ bài thơ “Hoa sữa” của Nguyễn Phan Hách:

            Tuoir myoiv lalm em lind tywv wayv
            Motg buoir saws em bowk thajv thieus nyk
            Hohm eys muav thu aj vulnx jid
            Hoa syax thihm wey wult behn hof

            Tijv yeu dhouv maw hw salc muav thu
            Muiv hoa syax tan trow aos em vav mais toc
            Tijv yeu dhouv twr khohw giv zia cult
            Veyq mav tan trow sw khois mow maj

            Taiq vulwv tralw, taiq em hay taiq aj
            Taiq saw dhohw khohw conv hoa syax
            Taiq sieu hijv, taiq giv khohw biet nyax
            Taiq con bms vawv cos cajs nos bay

            Dhau khol jieuv jyw eos le thay
            Khohw fair theiv Romeo vav Juliette
            Nehn zalwr cos dhyas naov dams zeht
            Dhajv lowv thoy moyx dhyas motg fw

            Zir conv muav thu tronq venq yeu thw
            Hw hoa syax kyd tril vef moyx dhog
            Hw cuar tijv yeu dhouv jalc jil
            Cos hai wyoiv xya dhax yeu jau.

            Chữ quốc ngữ:

            Tuổi mười lăm em lớn từng ngày
            Một buổi sáng bỗng biến thành thiếu nữ
            Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ
            Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ

            Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu
            Mùi hoa sữa tan trong áo em và mái tóc
            Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt
            Vậy mà tan trong sương gió mong manh

            Tại vầng trăng, tại em hay tại anh
            Tại sang đông không còn hoa sữa
            Tại siêu hình tại gì không biết nữa
            Tại con bướm vàng có cánh nó bay

            Đau khổ nhiều nhưng éole thay
            Không phải thời Romeo và Juliette
            Nên chẳng có đứa nào dám chết
            Đành lòng thôi mỗi đứa một phương

            Chỉ còn mùa thu trọn vẹn yêu thương
            Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ
            Hương của tình yêu đầu nhắc nhở
            Có hai người xưa đã yêu nhau.

            10. Một số lưu ý

            Các chữ cái d, f, l, k, g có chức năng như là dấu thanh. Tuy nhiên nó chỉ đi với các từ mà có phụ âm là ê, ô, ơ, ư. Đây là cách khử dấu trong các chữ này. Ví dụ: chữ “một” được viết là motg thay vì mohtq, chữ “chữ” được viết là zyk thay vì zyhx, “tớ” là tid thay vì tihs. Chữ có nguyên âm bắt đầu là e, ê, i thì phụ âm là k thay vì c, như trong quốc ngữ cũ, ví dụ cười – kyoiv, cường – kwv.

            Nguồn: Wuyenthajhai

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi Zykvietmeis Xem bài viết
              Tham khảo thêm: Qui tắc Chính tả Chữ viết Tiếng Việt Không dấu (Wuyenthajhai)

              Nguyên tắc chữ viết mới là kế thừa chữ viết quốc ngữ hiện tại, như vẫn giữ nguyên c,k,q,d,..; đồng thời tránh xung đột với chữ quốc ngữ (sự trong sáng của tiếng Việt) - từ mới đồng dạng với từ cũ không mâu thuẫn về cách đọc.

              1. Sử dụng 4 chữ cái z, w, j, f chưa có trong chữ quốc ngữ phổ thông

              Thay 4 chữ cái z, w, j, f cho các phụ âm đầu và phụ âm đuôi phổ biến nhất trong chữ quốc ngữ:
              z – ch
              w – ngh, ng
              j – nh
              f – ph

              2. Thay dấu thanh bằng chữ cái

              Các chữ cái sau đây có chức năng là một dấu thanh khi đứng cuối từ:
              s – sắc
              v – huyền
              r – hỏi
              x – ngã
              q – nặng

              3. Khử dấu mũ, móc các nguyên âm

              ă – al
              â – ul
              ê – eh
              ô – oh
              ơ – ih
              ư – yh
              Các cặp nguyên âm này được sử dụng khi nguyên âm ê, ô, ơ, ư đứng độc lập hoặc sau ă, â, ê, ô, ơ, ư là một phụ âm. Ví dụ: ô tô – oh toh, tên – tehn. Riêng vần yh, nếu theo sau là một phụ âm thì được viết gọn thành y, ví dụ: hưng – hyw.

              4. Các tổ hợp vần bất qui tắc:

              âu – ou, ví dụ (vd): trâu – trou
              ây – ey, vd: xây – xey
              êu – eu, vd: kêu – keu
              oă – ah, vd: xoăn – xahn
              ôi – oy, vd: tôi: toy
              ơi – ei, vd: bơi – bei
              uâ – uh (trừ uây), vd: xuân – xuhn
              uây – uey,
              uơ – uih, vd: thuơ – thuih
              uô – uo, vd: buồn – buonv
              ưa – ya, vd: mưa – mya
              ưi – yi, vd: ngửi – wyir
              ươ – yo, vd: người – wyoiv
              uyê – uye, vd: tuyên – tuyen
              yê – ye, vd: yêu – yeu

              5. Khử dấu đê ngang (Đ)

              đ – dh

              6. Bỏ dấu sắc trên các vần có phụ âm đuôi là c, ch, p, t

              7. Các ngoại lệ khác

              Vần ươ, nếu trước và sau đều là phụ âm thì có thể lược bỏ, ví dụ: lược – lcq, bước – bc.
              Qui, quy thống nhất thành qui ( I ngắn)
              Hi, hy; li, ly; mi, my; si, sy; ti, ty; vi, vy, thống nhất thành hi, li, mi, si, ti, vi.
              Bỏ h giữa g và e, g và ê, ví dụ: ghe – ge, ghê – gê.

              8. Viết gọn


              Trường hợp trong từ có chứa chữ cái h và chữ dấu (s,v,r,x,q) (ngoại trừ h trong trường hợp dh) thì có thể viết gọn lại như sau:
              h+s – d, vd: Trống – Trohws – Trowd
              h+v – f, vd: Hồng – Hohwv – Howf
              h+r – l, vd: Để – Dhehr – Dhel
              h+x – k, vd: Chữ – Zyhx – Zyk
              h+q – g, vd: Một – Mohtq – Motg
              Cặp pq được viết gọn là b. Ví dụ: Nghiệp – Wiepq – Wieb

              9. Một số ví dụ:

              Zuc mywv nalm meis – Chúc mừng năm mới
              An khaw, thijq vwq, hajq fuc - An khang, thịnh vượng, hạnh phúc
              Zuc wur won – Chúc ngủ ngon
              Aj jid em jieuv – Anh nhớ em nhiều.

              Ví dụ bài thơ “Hoa sữa” của Nguyễn Phan Hách:

              Tuoir myoiv lalm em lind tywv wayv
              Motg buoir saws em bowk thajv thieus nyk
              Hohm eys muav thu aj vulnx jid
              Hoa syax thihm wey wult behn hof

              Tijv yeu dhouv maw hw salc muav thu
              Muiv hoa syax tan trow aos em vav mais toc
              Tijv yeu dhouv twr khohw giv zia cult
              Veyq mav tan trow sw khois mow maj

              Taiq vulwv tralw, taiq em hay taiq aj
              Taiq saw dhohw khohw conv hoa syax
              Taiq sieu hijv, taiq giv khohw biet nyax
              Taiq con bms vawv cos cajs nos bay

              Dhau khol jieuv jyw eos le thay
              Khohw fair theiv Romeo vav Juliette
              Nehn zalwr cos dhyas naov dams zeht
              Dhajv lowv thoy moyx dhyas motg fw

              Zir conv muav thu tronq venq yeu thw
              Hw hoa syax kyd tril vef moyx dhog
              Hw cuar tijv yeu dhouv jalc jil
              Cos hai wyoiv xya dhax yeu jau.

              Chữ quốc ngữ:

              Tuổi mười lăm em lớn từng ngày
              Một buổi sáng bỗng biến thành thiếu nữ
              Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ
              Hoa sữa thơm ngây ngất bên hồ

              Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu
              Mùi hoa sữa tan trong áo em và mái tóc
              Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt
              Vậy mà tan trong sương gió mong manh

              Tại vầng trăng, tại em hay tại anh
              Tại sang đông không còn hoa sữa
              Tại siêu hình tại gì không biết nữa
              Tại con bướm vàng có cánh nó bay

              Đau khổ nhiều nhưng éole thay
              Không phải thời Romeo và Juliette
              Nên chẳng có đứa nào dám chết
              Đành lòng thôi mỗi đứa một phương

              Chỉ còn mùa thu trọn vẹn yêu thương
              Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ
              Hương của tình yêu đầu nhắc nhở
              Có hai người xưa đã yêu nhau.

              10. Một số lưu ý

              Các chữ cái d, f, l, k, g có chức năng như là dấu thanh. Tuy nhiên nó chỉ đi với các từ mà có phụ âm là ê, ô, ơ, ư. Đây là cách khử dấu trong các chữ này. Ví dụ: chữ “một” được viết là motg thay vì mohtq, chữ “chữ” được viết là zyk thay vì zyhx, “tớ” là tid thay vì tihs. Chữ có nguyên âm bắt đầu là e, ê, i thì phụ âm là k thay vì c, như trong quốc ngữ cũ, ví dụ cười – kyoiv, cường – kwv.

              Nguồn: Wuyenthajhai
              Mất công ngồi nhớ mấy cái vớ vẫn này thì , viết theo kiểu TELEX cho rùi , ai học biết qua vi tính thì ít nhiều cũng biết viết mã Telex chứ . Ây da !! lại thêm người muốn thay đổi lịch sử đây.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi Zykvietmeis Xem bài viết
                Tuoir myoiv lalm em lind tywv wayv
                Motg buoir saws em bowk thajv thieus nyk
                Hohm eys muav thu aj vulnx jid
                Hoa syax thihm wey wult behn hof
                Chữ Việt đây à? Ối trời ơi!
                Thế giới có mấy ông "chữ ngược", "chữ vẽ", "chữ vuông", "chữ giun"... thiên hạ khổ lắm rồi. Nhưng đó là chữ nước ngoài, khi ta học ngoại ngữ thì chịu khó học vậy, học xong khg viết được cũng chẳng sao.
                Bây giờ mấy cha con lại dắt nhau đi học lại: Z là ch, j là nh, w là ng,...
                Về xem email thằng con mới gửi thì: j là gi, w là q...
                Học chữ Việt mà cứ như học ngoại ngữ. Nhìn bài thơ của Nguyễn Phan Hách được "viết" kiểu "mới", cứ tưởng là tiếng Đức (vì nếu tiếng Anh, tiếng Pháp... thì đôi khi còn thấy được một hai chữ quen quen như AND, LOVE, CAVE, ...)
                Kiểu này thì người xài CNTT sẽ điên trước khi hiểu được "Zykvietmeis" , tức là cái "chữ Việt mới" đó, các cha nội!
                Hay là đây sẽ là 1 bài test khi tuyển chọn đội ngũ người làm CNTT???
                Đồng ý với h_h_h rằng : cứ TELEX mà xài, người biết máy tính hiểu, người lớn (thường dùng trong gửi/ nhận telegraph) cũng hiểu
                Last edited by HTTTTH; 09-01-2010, 00:49.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #9
                  Mời các bạn vào thăm các diễn đàn khác thảo luận về "Chữ Việt mới":

                  http://vninformatics.com/forum/topic/50 … tml?zone=6

                  http://vninformatics.com/forum/topic/73 … tml?zone=6

                  Comment


                  • #10
                    Mời các bạn vào thăm các diễn đàn khác thảo luận về "Chữ Việt mới": (Xin lổi vì đã post nhầm 2 Link trên đây, nhờ Adm. và Mod. xóa giúp. Cảm ơn)

                    http://vninformatics.com/forum/topic...in.html?zone=6

                    http://vninformatics.com/forum/topic...OI.html?zone=6

                    Comment


                    • #11
                      Chữ "mới"

                      Nhược điểm của thứ chữ "mới"
                      • Khó đọc, khó viết
                      • Phải đào tạo lại vài thế hệ
                      • Không ngắn hơn chữ Quốc ngữ hiện dùng
                      • Không hợp lý hơn (ví dụ thay gi bằng j, thay ph bằng f nghe còn có lý), thậm chí rất ngu ngốc - học theo cách viết của mấy ngôn ngữ Đông Âu (Ba Lan, Hung) mà cả thế giới cho là kỳ quặc.


                      Ưu điểm
                      • Không dùng dấu để viết được trên máy tính và điện thoại di động !?



                      Cái mà bqviet thấy phản cảm nhất ở thứ chữ "mới" này chính là chỗ được gọi là ưu điểm. Tiếng Việt nói có đặc điểm hay nhất, độc đáo nhất ở ngữ điệu lên bổng xuống trầm. Điều đó được thể hiện tốt bằng hệ thống dấu sắc huyền hỏi ngã nặng mà các cha xứ (trong quá trình truyền giáo) kết hợp cùng người bản địa đã dày công nghĩ ra. Hệ thống dấu và mũ này làm tốt hơn nhiều so với chữ Nôm, và thay thế được hoàn toàn chữ Hán. Thế mà lại có người muốn bỏ nó đi để dùng thứ thông thái rởm, kỳ quặc khó lời nào tả xiết.

                      Máy tính, điện thoại ... hay bất kỳ thứ gì con người phát minh trong tương lai là công cụ. Việc của người làm kỹ thuật là phải làm cho công cụ hiển thị được, xử lý được ngôn ngữ của mình, bất kể nó phức tạp thế nào; chứ KHÔNG phải sửa đổi ngôn ngữ để phù hợp với cái máy. Nói rộng hơn: công cụ phải chạy theo con người, chứ con người không chạy theo công cụ. Chữ viết cũng là công cụ, nhưng công cụ đó quan trọng hơn, lâu đời hơn, thiêng liêng hơn cái máy tính, cái điện thoại.

                      Cả dân tộc này phải đánh nhau hàng nghìn năm với đủ mọi loại ngoại bang để bảo vệ đất nước, bảo tồn được tiếng mẹ đẻ, tránh bị đồng hóa. Những người đi tiên phong phổ biến chữ viết Quốc ngữ cũng mất tới hàng chục năm với không biết bao nhiêu công sức. Thế mà một thằng bỏ mẹ nào đó lại ngồi đấy mà nghĩ ra cái thứ chữ viết quái gở, phủ định sạch trơn công sức người đi trước, chỉ để nhằm vào cái [mà nó tưởng là] lợi trước mắt: dùng trên máy tính, điện thoại.

                      Luồng này sở dĩ không bị xóa, bởi vì phải nói rõ quan điểm của người điều hành diễn đàn.
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • #12
                        Lời cuối cùng: những thể loại vong bản, bất kể trình độ thế nào, không bao giờ được chào đón ở diễn đàn này. Cút đi.
                        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        NgNinh Tìm hiểu thêm về NgNinh

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X