Hi,
Mấy ngày lục lọi trên diễn đàn với mong muốn tìm được nhiều thông tin bổ ích để làm bộ inverter tui tìm được tài liệu từ link này: http://www.dientuvietnam.net/forums/...ad.php?t=25476. Đây là inverter sử dụng VĐK 89C2051 tui thấy cũng khá hay và khá hiệu quả. Tuy nhiên tui đang nghiên cứu làm việc với VĐK PIC nên tui dùng PIC để làm vả lại PIC có tích hợp sẵn PWM nên sẽ đơn giản trong vấn đề coding hơn. Mặc dù dùng phương pháp sine đa bậc theo dì Lan Hương thì có lẽ hiệu quả cao nhất nhưng để bắt đầu tui chọn cái đơn giản là làm phương pháp PWM có hiệu suất cũng tương đối. Trước khi bắt tay vào làm thật, tui phải test trên Protues xem thế nào rồi phải post lên đây cho các bác đánh giá, kiểm tra lỗi trước, khi mọi thứ tương đối tốt, tui sẽ tiến hành ráp thử vì từ xưa đến giờ tui chưa đụng đến điện tử công suất lần nào nên chắc sẽ có nhiều thiếu sót.
Ý tưởng thực hiện:
Chúng ta hình dung sóng sine ra sẽ được ghép bởi nhiều đoạn có mức điện áp khác nhau, nếu sóng sine được ghép càng nhiều đoạn thì càng tốt. Ở trong mạch của tui thì tui chọn mỗi bán kỳ được ghép bằng 40 đoạn, vậy cả chu kỳ là 80 đoạn (không biết nên chọn số lẽ hay chẵn cho nó đúng hàm sine vì tui học toán hơi bị chuối, tui chọn 80 là vì nó khớp với tần số PWM để tính toán cho dễ). Mỗi đoạn có % duty PWM khác nhau sẽ tạo ra những mức điện áp khác nhau. Các bác kiểm chứng giùm xem tui hiểu thế này có đúng không: nếu duty = 50% thì điện áp trung bình sẽ bằng 50% biên độ của PWM, duty = 30% thì điện áp trung bình = 30% biên độ PWM. Cái này học lâu rồi mà không dùng giờ không còn nhớ lắm. Nếu không đúng như vậy thì các bác cho xin cái công thức tính rồi tui lập trình lại cho đúng. OK, khi đã chọn được số đoạn cần ghép thì ta tiến hành tính toán giá trị điện áp của mỗi đoạn hay cụ thể là tính %duty của mỗi đoạn.
Cách tính đơn giản như sau: Lấy Excel ra, tính toán sine của 40 đoạn tương ứng với bước nhảy góc là pi/40 bắt đầu từ 0 rad. Cái này chỉ cần nhập công thức vào rồi kéo cái rẹc là xong bảng dữ liệu để tạo sóng sine.
Nếu các bác sử dụng bộ PWM1 của PIC thì nó sẽ dùng Timer2 để tạo PWM và chu kỳ ngắt của Timer2 chính là chu kỳ của PWM. Ở trong mạch của tui, tui chọn tần số PWM là 20KHz do vậy mỗi đoạn sine sẽ bằng 5 chu kỳ PWM. Như vậy cứ 5 lần ngắt Timer2 ta sẽ thay đổi duty của PWM tương ứng với từng bước trong bảng dữ liệu tạo sóng sine.
Chúng ta sẽ lập trình để bán kỳ này sẽ đưa xung PWM ra chân này, bán kỳ kia đưa xung PWM ra chân kia để kích cho 2 FET điều khiển biến áp xung.
Một số phần bổ trợ như nút Start/Stop, cắt khi quá tải... không cần đề cập
Biến áp xung tui dự định dùng lõi của biến áp trong bộ nguồn máy tính để quấn.
Tui phác thảo sơ ý tưởng như vậy cho các bác hình dung, bài sau sẽ có hình ảnh mạch cũng như các kết quả mô phỏng Protues.
Thân ái.
Mấy ngày lục lọi trên diễn đàn với mong muốn tìm được nhiều thông tin bổ ích để làm bộ inverter tui tìm được tài liệu từ link này: http://www.dientuvietnam.net/forums/...ad.php?t=25476. Đây là inverter sử dụng VĐK 89C2051 tui thấy cũng khá hay và khá hiệu quả. Tuy nhiên tui đang nghiên cứu làm việc với VĐK PIC nên tui dùng PIC để làm vả lại PIC có tích hợp sẵn PWM nên sẽ đơn giản trong vấn đề coding hơn. Mặc dù dùng phương pháp sine đa bậc theo dì Lan Hương thì có lẽ hiệu quả cao nhất nhưng để bắt đầu tui chọn cái đơn giản là làm phương pháp PWM có hiệu suất cũng tương đối. Trước khi bắt tay vào làm thật, tui phải test trên Protues xem thế nào rồi phải post lên đây cho các bác đánh giá, kiểm tra lỗi trước, khi mọi thứ tương đối tốt, tui sẽ tiến hành ráp thử vì từ xưa đến giờ tui chưa đụng đến điện tử công suất lần nào nên chắc sẽ có nhiều thiếu sót.
Ý tưởng thực hiện:
Chúng ta hình dung sóng sine ra sẽ được ghép bởi nhiều đoạn có mức điện áp khác nhau, nếu sóng sine được ghép càng nhiều đoạn thì càng tốt. Ở trong mạch của tui thì tui chọn mỗi bán kỳ được ghép bằng 40 đoạn, vậy cả chu kỳ là 80 đoạn (không biết nên chọn số lẽ hay chẵn cho nó đúng hàm sine vì tui học toán hơi bị chuối, tui chọn 80 là vì nó khớp với tần số PWM để tính toán cho dễ). Mỗi đoạn có % duty PWM khác nhau sẽ tạo ra những mức điện áp khác nhau. Các bác kiểm chứng giùm xem tui hiểu thế này có đúng không: nếu duty = 50% thì điện áp trung bình sẽ bằng 50% biên độ của PWM, duty = 30% thì điện áp trung bình = 30% biên độ PWM. Cái này học lâu rồi mà không dùng giờ không còn nhớ lắm. Nếu không đúng như vậy thì các bác cho xin cái công thức tính rồi tui lập trình lại cho đúng. OK, khi đã chọn được số đoạn cần ghép thì ta tiến hành tính toán giá trị điện áp của mỗi đoạn hay cụ thể là tính %duty của mỗi đoạn.
Cách tính đơn giản như sau: Lấy Excel ra, tính toán sine của 40 đoạn tương ứng với bước nhảy góc là pi/40 bắt đầu từ 0 rad. Cái này chỉ cần nhập công thức vào rồi kéo cái rẹc là xong bảng dữ liệu để tạo sóng sine.
Nếu các bác sử dụng bộ PWM1 của PIC thì nó sẽ dùng Timer2 để tạo PWM và chu kỳ ngắt của Timer2 chính là chu kỳ của PWM. Ở trong mạch của tui, tui chọn tần số PWM là 20KHz do vậy mỗi đoạn sine sẽ bằng 5 chu kỳ PWM. Như vậy cứ 5 lần ngắt Timer2 ta sẽ thay đổi duty của PWM tương ứng với từng bước trong bảng dữ liệu tạo sóng sine.
Chúng ta sẽ lập trình để bán kỳ này sẽ đưa xung PWM ra chân này, bán kỳ kia đưa xung PWM ra chân kia để kích cho 2 FET điều khiển biến áp xung.
Một số phần bổ trợ như nút Start/Stop, cắt khi quá tải... không cần đề cập
Biến áp xung tui dự định dùng lõi của biến áp trong bộ nguồn máy tính để quấn.
Tui phác thảo sơ ý tưởng như vậy cho các bác hình dung, bài sau sẽ có hình ảnh mạch cũng như các kết quả mô phỏng Protues.
Thân ái.
Comment