Tự chế loa
Người chơi âm thanh có thể tự chế loa theo nhiều kiểu dáng và thiết kế. Mỗi loa tự đóng không chỉ khác nhau về hình thức mà cả chất tiếng. Nhiều người cho rằng nó mang phong cách chơi của chủ nhân.
Trong một hệ thống âm thanh, loa là thiết bị cuối cùng trong việc tái tạo và truyền tải âm nhạc đến tai người nghe. Để hiểu về loa, bạn sẽ cần tìm hiểu về tất cả các chi tiết cấu thành nên cặp loa. Lấy ví dụ:
Chơi loa có nhiều hình thức. Có người mua dàn âm thanh nguyên bộ, loa nguyên chiếc, có người lại mua loa rời, to hơn, oách hơn. Nhưng có những người lại sở hữu những bộ loa thật đặc biệt cho hệ thống âm thanh của riêng họ. Đó là loa "tự chế".
Những người DIY bộ loa cho mình phải kiếm đủ một cặp bass, một cặp mid và một cặp tweeter. Ngoài ra phải tính toán kiểu dáng thùng sao cho phù hợp. Thông thường với loa 3 đường tiếng, các DIYer chọn loại thùng dạng cột vì hình thức đẹp và dễ bố trí loa.
Kiếm loa rời ở đâu? Cách đơn giản nhất là tháo từ một thùng loa có sẵn, lấy cả bộ phân tần (bộ phận tách tiếng trầm, trung và cao cho các loa tương ứng) rồi đóng lại thùng theo tính toán, hình thức và trang trí của họ. Nhiều người chơi cầu kỳ đặt từng cặp loa rời từ nước ngoài mang về, tính toán thùng và phân tần rồi tự thi công hoặc thuê thợ mộc đóng thùng chứ không chịu dùng thùng loa cũ. Ngoài việc đóng thùng, họ còn phải tính sao cho bộ phân tần phù hợp với đặc tính của từng loa.
1. Củ loa:
Một củ loa có chừng 15 chi tiết, củ loa kiểu đồng trục hoặc Ui-Q có tới 20 chi tiết cấu thành. Củ loa hay phụ thuộc nhiều vào những cái đơn giản nhất như vật liệu màng loa; cuộn lõi rung âm, nam châm mạnh cỡ nào, kết cấu của thùng loa… Thông thường, củ loa tép đại đa số là có kết cấu kín sau, còn loa trầm có kết cấu hở sau. Một số loa trung có thể hoặc kín sau, hoặc hở sau. (xem thêm ở phần Sóng Âm thanh)
2. Thùng loa:
Một thùng loa cổ đóng của thập kỷ 80 trở về trước có kết cấu, thiết kế bên trong đơn giản hơn nhiều so với ngày nay. Kết cấu ngày nay có chừng 17 chi tiết, ít hơn hay nhiều hơn phụ thuộc vào nhiều chi tiết liên quan đến vật lý âm thanh, thông số kỹ thuật.
3. Sóng Âm thanh:
Để nói chuyện về Sóng âm thanh không thôi, nó sẽ ngốn của chúng ta không phải hàng tuần, mà vài tuần. Nôm na nó như sau:
Âm nhạc chúng ta vẫn nghe hàng ngày, hoặc bất cứ một tiếng động nào khác, đều được truyền đến tai của ta qua môi trường trung gian là Không Khí, bằng Sóng Âm thanh.
Lại nói về Tai: thính giác của con người có thể cảm nhận âm thanh (đại đa số) ở dải tần từ 20Hz đến 20.000Hz. Một số người có khả năng đặc biệt, có thể nghe thấy ở ngoài dải tần này. Âm trầm được định nghĩa cỡ khoảng 140 Hz trở xuống, cực trầm là dưới 20Hz, những loa bass cực tốt có thể đạt 16Hz. Tai con người có chừng 20 ngàn sợi lông cực nhỏ, mỗi sợi lông được tự nhiên gán cho biệt tài cảm nhận một tần số nào đó.
4. Tần số:
Sóng âm thanh truyền trong môi trường không khí với tần số tính bằng Hz. Chẳng hạn, 100 Hz nghĩa là vật tạo âm rung với xung nhịp 100 lần trong 1 giây. Bài học về tần số rung, trên thế giới thường lấy một vật gọi là Tuning Fork làm thí nghiệm: Khi lấy một chiếc búa cao su đập vào tuning fork, nó sẽ rung lên. Biên độ rung và nhịp rung này, mắt thường rất khó bắt kịp. Tức là: khi tuning fork rung, nó sẽ chuyển động cực nhanh về phía trước và sau, chẳng hạn rung 100 lần/ giây. Nhịp rung ở đây người ta tính cho 1 chu trình kín. Khi tuning fork bật về phía trước, nó tạo ra một lực đẩy tức thì vào phân tử không khí cực nhỏ ngay trước nó, tạo ra một áp suất tức thì và tạm thời giữa các phân tử khí bị dồn, nén ở phía trước (đây chính là khái niệm về SPL - sound pressure level). Vì chỉ là áp suất tạm thời, và do tuning fork ngay tức thì bật lại phía sau, nên nó lại tạo ra một sự “sụt” áp suất ở đằng sau phân tử khí vừa bị đẩy về phía trước, tức là áp suất gim tức thì, “kéo” phân tử khí đó trở lại sau. Một chu trình kín như thế, được tính bằng Hz. .. Sơ qua vậy, bạn có thể hình dung khi màng loa tép rung 20.000Hz, tức là 20.000 lần/1 giây đó.
Dải tần càng thấp, bước sóng càng dài. Nói vậy, vì nó liên quan đến loa Woofer. Do màng loa này rung, tạo ra bước sóng dài, và ta có thể hình dung nó như 1 piston vậy. Nó cần được “thở” để tái tạo lại âm thanh nguồn một cách chính xác.
Về quãng nhạc, nói tổng thể thì não của chúng ta sẽ cảm thấy “vui vẻ” khi có hai âm thanh nguồn phát ra cùng lúc ở hai tần số tạo nên tỷ lệ 2:1 (tức là khi hai sóng âm thanh phát ra cùng lúc, với sóng âm thanh này có tần số gấp đôi sóng âm thanh thứ hai kia). Tỷ lệ 5:4 cũng tạo nên cảm giác vui, tức là nhạc hay đó.
5. Sóng đứng:
Mình có đọc 1 bài gần đây của một bạn trên diễn đàn chúng ta, đại khái là “bạn lắp nguyên củ loa vào gắn trên thùng. Sau đó thì bật lên và toàn những tiếng dạng bum bum…” Đúng như vậy ! việc dựng thùng loa không đơn giản như “đan rổ” là nhờ các bác thợ mộc đóng cho là xong. Nếu vậy, các hãng loa đuổi hết đội kỹ sư Sound Engineering (kỹ thuật âm thanh), Cabinet Engineering (ký thuật thiết kế thùng loa), mời toàn các bác nào tay nghề mộc cao cấp vào làm cho hãng sao !
Sóng đứng là tác nhân chủ yếu gây nên nhiều thứ bên trong thùng loa, dẫn đến âm thanh bị phá, vỡ tiếng, méo tiếng, âm thanh nguồn cực hay, nhưng vào đó làn sóng đứng chúng nó “chiến nhau” trong thùng, âm thanh nguồn ngọt ngào bay đâu hết, giá trị củ loa coi như vứt đi, dây nối chất lượng cao mơ mộng ôm ấp bao lâu mới có được nay cũng vô nghĩa mà thôi, hình dáng bên ngoài loa có đẹp như tiên sa cũng chỉ biết dựng cặp loa làm đồ trưng bày … mà thôi. Riêng về sóng đứng, tất cả các hãng loa lừng danh đều đã và đang dày công nghiên cứu, và họ đều thừa nhận rằng chỉ “cố gắng làm giảm thiểu” – chớ không triệt tiêu được. Bởi sóng âm thanh cũng là một dạng năng lượng. Năng lượng không thể tiêu diệt được, chỉ có cách chuyển từ dạng năng lượng này – sang dạng năng lượng khác.
Nhồi bông mút chính là một kiểu biến từ dạng sóng âm sang năng lượng nhiệt… Ví dụ đơn giản nhất : lấy vòm họng nơi phát âm của chúng ta đó. Cùng là người Hà Nội, song phát âm chuẩn để được lên phát thanh truyền hình, thì chọn lọc chỉ có ít người. Những người đó đều có cấu trúc vòm họng, độ dài của lưỡi, thậm chí kết cấu hàm răng … tất cả đều ảnh hưởng tới mức độ chuẩn khi phát âm. Mọt người có lưỡi ngắn, khi phát âm “th” nghe sẽ khác với người bình thường. Nếu bị sứt một cái răng nào đó, âm thanh cũng phát khác ngay… Vì vậy, khẳng định rằng: thiết kế bên trong của thùng loa là cực kỳ Quan trọng. Các nước phương Tây từ lâu đã có khoa Vật lý Âm thanh, với chuyên nghành là Sound Engineering, Cabinet Engineering…
Đó, chúng ta nên thay đổi tư duy khi bước vào hội nhập toàn cầu về Âm thanh nói chung , âm nhạc nói riêng. .. Nay là năm 2006, việc các bác thợ mộc đóng được những chiếc tủ “cực đẹp” – với việc đóng được những đôi loa nghe “được” – là 2 lĩnh vực rất khác nhau. Lẽ vậy mà cặp loa Hi-Fi, Hi-End bán ở châu Âu, Nhật Bản; Mỹ… theo tiêu chuẩn cho khu vực họ có giá cao ngất đến thế, tất nhiên nó đi kèm câu chuyện thu nhập và tỷ giá tiền tệ !
Một cặp loa hoàn chỉnh, phải đảm bảo vị trí của loa sao cho khi phát ra phải đảm bảo đồng pha. Cho dù loa Woofer được cho là tạo ra các sóng âm thanh không đẳng hướng, nhưng vị trí củ loa sẽ tạo ra những hiệu ứng âm thanh nghe khác nhau, trong khi ngày nay chúng ta cố gắng đạt tới cái thật, cái mộc của âm nhạc, kiểu “life-like giống như thật”.
Người chơi âm thanh có thể tự chế loa theo nhiều kiểu dáng và thiết kế. Mỗi loa tự đóng không chỉ khác nhau về hình thức mà cả chất tiếng. Nhiều người cho rằng nó mang phong cách chơi của chủ nhân.
Trong một hệ thống âm thanh, loa là thiết bị cuối cùng trong việc tái tạo và truyền tải âm nhạc đến tai người nghe. Để hiểu về loa, bạn sẽ cần tìm hiểu về tất cả các chi tiết cấu thành nên cặp loa. Lấy ví dụ:
Chơi loa có nhiều hình thức. Có người mua dàn âm thanh nguyên bộ, loa nguyên chiếc, có người lại mua loa rời, to hơn, oách hơn. Nhưng có những người lại sở hữu những bộ loa thật đặc biệt cho hệ thống âm thanh của riêng họ. Đó là loa "tự chế".
Những người DIY bộ loa cho mình phải kiếm đủ một cặp bass, một cặp mid và một cặp tweeter. Ngoài ra phải tính toán kiểu dáng thùng sao cho phù hợp. Thông thường với loa 3 đường tiếng, các DIYer chọn loại thùng dạng cột vì hình thức đẹp và dễ bố trí loa.
Kiếm loa rời ở đâu? Cách đơn giản nhất là tháo từ một thùng loa có sẵn, lấy cả bộ phân tần (bộ phận tách tiếng trầm, trung và cao cho các loa tương ứng) rồi đóng lại thùng theo tính toán, hình thức và trang trí của họ. Nhiều người chơi cầu kỳ đặt từng cặp loa rời từ nước ngoài mang về, tính toán thùng và phân tần rồi tự thi công hoặc thuê thợ mộc đóng thùng chứ không chịu dùng thùng loa cũ. Ngoài việc đóng thùng, họ còn phải tính sao cho bộ phân tần phù hợp với đặc tính của từng loa.
1. Củ loa:
Một củ loa có chừng 15 chi tiết, củ loa kiểu đồng trục hoặc Ui-Q có tới 20 chi tiết cấu thành. Củ loa hay phụ thuộc nhiều vào những cái đơn giản nhất như vật liệu màng loa; cuộn lõi rung âm, nam châm mạnh cỡ nào, kết cấu của thùng loa… Thông thường, củ loa tép đại đa số là có kết cấu kín sau, còn loa trầm có kết cấu hở sau. Một số loa trung có thể hoặc kín sau, hoặc hở sau. (xem thêm ở phần Sóng Âm thanh)
2. Thùng loa:
Một thùng loa cổ đóng của thập kỷ 80 trở về trước có kết cấu, thiết kế bên trong đơn giản hơn nhiều so với ngày nay. Kết cấu ngày nay có chừng 17 chi tiết, ít hơn hay nhiều hơn phụ thuộc vào nhiều chi tiết liên quan đến vật lý âm thanh, thông số kỹ thuật.
3. Sóng Âm thanh:
Để nói chuyện về Sóng âm thanh không thôi, nó sẽ ngốn của chúng ta không phải hàng tuần, mà vài tuần. Nôm na nó như sau:
Âm nhạc chúng ta vẫn nghe hàng ngày, hoặc bất cứ một tiếng động nào khác, đều được truyền đến tai của ta qua môi trường trung gian là Không Khí, bằng Sóng Âm thanh.
Lại nói về Tai: thính giác của con người có thể cảm nhận âm thanh (đại đa số) ở dải tần từ 20Hz đến 20.000Hz. Một số người có khả năng đặc biệt, có thể nghe thấy ở ngoài dải tần này. Âm trầm được định nghĩa cỡ khoảng 140 Hz trở xuống, cực trầm là dưới 20Hz, những loa bass cực tốt có thể đạt 16Hz. Tai con người có chừng 20 ngàn sợi lông cực nhỏ, mỗi sợi lông được tự nhiên gán cho biệt tài cảm nhận một tần số nào đó.
4. Tần số:
Sóng âm thanh truyền trong môi trường không khí với tần số tính bằng Hz. Chẳng hạn, 100 Hz nghĩa là vật tạo âm rung với xung nhịp 100 lần trong 1 giây. Bài học về tần số rung, trên thế giới thường lấy một vật gọi là Tuning Fork làm thí nghiệm: Khi lấy một chiếc búa cao su đập vào tuning fork, nó sẽ rung lên. Biên độ rung và nhịp rung này, mắt thường rất khó bắt kịp. Tức là: khi tuning fork rung, nó sẽ chuyển động cực nhanh về phía trước và sau, chẳng hạn rung 100 lần/ giây. Nhịp rung ở đây người ta tính cho 1 chu trình kín. Khi tuning fork bật về phía trước, nó tạo ra một lực đẩy tức thì vào phân tử không khí cực nhỏ ngay trước nó, tạo ra một áp suất tức thì và tạm thời giữa các phân tử khí bị dồn, nén ở phía trước (đây chính là khái niệm về SPL - sound pressure level). Vì chỉ là áp suất tạm thời, và do tuning fork ngay tức thì bật lại phía sau, nên nó lại tạo ra một sự “sụt” áp suất ở đằng sau phân tử khí vừa bị đẩy về phía trước, tức là áp suất gim tức thì, “kéo” phân tử khí đó trở lại sau. Một chu trình kín như thế, được tính bằng Hz. .. Sơ qua vậy, bạn có thể hình dung khi màng loa tép rung 20.000Hz, tức là 20.000 lần/1 giây đó.
Dải tần càng thấp, bước sóng càng dài. Nói vậy, vì nó liên quan đến loa Woofer. Do màng loa này rung, tạo ra bước sóng dài, và ta có thể hình dung nó như 1 piston vậy. Nó cần được “thở” để tái tạo lại âm thanh nguồn một cách chính xác.
Về quãng nhạc, nói tổng thể thì não của chúng ta sẽ cảm thấy “vui vẻ” khi có hai âm thanh nguồn phát ra cùng lúc ở hai tần số tạo nên tỷ lệ 2:1 (tức là khi hai sóng âm thanh phát ra cùng lúc, với sóng âm thanh này có tần số gấp đôi sóng âm thanh thứ hai kia). Tỷ lệ 5:4 cũng tạo nên cảm giác vui, tức là nhạc hay đó.
5. Sóng đứng:
Mình có đọc 1 bài gần đây của một bạn trên diễn đàn chúng ta, đại khái là “bạn lắp nguyên củ loa vào gắn trên thùng. Sau đó thì bật lên và toàn những tiếng dạng bum bum…” Đúng như vậy ! việc dựng thùng loa không đơn giản như “đan rổ” là nhờ các bác thợ mộc đóng cho là xong. Nếu vậy, các hãng loa đuổi hết đội kỹ sư Sound Engineering (kỹ thuật âm thanh), Cabinet Engineering (ký thuật thiết kế thùng loa), mời toàn các bác nào tay nghề mộc cao cấp vào làm cho hãng sao !
Sóng đứng là tác nhân chủ yếu gây nên nhiều thứ bên trong thùng loa, dẫn đến âm thanh bị phá, vỡ tiếng, méo tiếng, âm thanh nguồn cực hay, nhưng vào đó làn sóng đứng chúng nó “chiến nhau” trong thùng, âm thanh nguồn ngọt ngào bay đâu hết, giá trị củ loa coi như vứt đi, dây nối chất lượng cao mơ mộng ôm ấp bao lâu mới có được nay cũng vô nghĩa mà thôi, hình dáng bên ngoài loa có đẹp như tiên sa cũng chỉ biết dựng cặp loa làm đồ trưng bày … mà thôi. Riêng về sóng đứng, tất cả các hãng loa lừng danh đều đã và đang dày công nghiên cứu, và họ đều thừa nhận rằng chỉ “cố gắng làm giảm thiểu” – chớ không triệt tiêu được. Bởi sóng âm thanh cũng là một dạng năng lượng. Năng lượng không thể tiêu diệt được, chỉ có cách chuyển từ dạng năng lượng này – sang dạng năng lượng khác.
Nhồi bông mút chính là một kiểu biến từ dạng sóng âm sang năng lượng nhiệt… Ví dụ đơn giản nhất : lấy vòm họng nơi phát âm của chúng ta đó. Cùng là người Hà Nội, song phát âm chuẩn để được lên phát thanh truyền hình, thì chọn lọc chỉ có ít người. Những người đó đều có cấu trúc vòm họng, độ dài của lưỡi, thậm chí kết cấu hàm răng … tất cả đều ảnh hưởng tới mức độ chuẩn khi phát âm. Mọt người có lưỡi ngắn, khi phát âm “th” nghe sẽ khác với người bình thường. Nếu bị sứt một cái răng nào đó, âm thanh cũng phát khác ngay… Vì vậy, khẳng định rằng: thiết kế bên trong của thùng loa là cực kỳ Quan trọng. Các nước phương Tây từ lâu đã có khoa Vật lý Âm thanh, với chuyên nghành là Sound Engineering, Cabinet Engineering…
Đó, chúng ta nên thay đổi tư duy khi bước vào hội nhập toàn cầu về Âm thanh nói chung , âm nhạc nói riêng. .. Nay là năm 2006, việc các bác thợ mộc đóng được những chiếc tủ “cực đẹp” – với việc đóng được những đôi loa nghe “được” – là 2 lĩnh vực rất khác nhau. Lẽ vậy mà cặp loa Hi-Fi, Hi-End bán ở châu Âu, Nhật Bản; Mỹ… theo tiêu chuẩn cho khu vực họ có giá cao ngất đến thế, tất nhiên nó đi kèm câu chuyện thu nhập và tỷ giá tiền tệ !
Một cặp loa hoàn chỉnh, phải đảm bảo vị trí của loa sao cho khi phát ra phải đảm bảo đồng pha. Cho dù loa Woofer được cho là tạo ra các sóng âm thanh không đẳng hướng, nhưng vị trí củ loa sẽ tạo ra những hiệu ứng âm thanh nghe khác nhau, trong khi ngày nay chúng ta cố gắng đạt tới cái thật, cái mộc của âm nhạc, kiểu “life-like giống như thật”.
Comment