Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Làm cái đó thì không khó . Nhưng kinh doanh thì khó . Thứ hai nữa là số vốn đầu tư vào đó sẽ rất lớn
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Quá khó luôn anh Vân, làm dưới 5KVA thì không vấn đề, nhưng trên 10KVA thì là vấn đề. Hôm nọ em có thảo luận với một anh bạn về dự án này, anh đó đang lên dự án.
Để dự án được rõ ràng, thì em muốn đưa ra thảo luận, đó là những vấn đề kỹ thuật chính cần quan tâm cho UPS công suất lớn. Bình lớn thì không thành vấn đề.
Đầu tư khi đã lập dự án, đã muốn chơi thì tất nhiên phải đầu tư. Nhưng em không phải dân trong nghề, cho nên muốn lắng nghe thử về vấn đề khó khăn kỹ thuật. Về mạch điện tử thì hiện tại đã có hết các bản vẽ của một UPS công nghiệp rồi.
Theo các anh thì phần nào là phần đáng quan tâm khi thiết kế một UPS công nghiệp? Vì theo em biết, các công ty hầu hết đã bắt đầu nghiên cứu từ nhiều năm nay, nhưng kết quả không thành công, và họ đã bỏ rồi. Bây giờ gần như với đề nghị của anh bạn em, thì chúng ta đang lật lại bài toán với một cơ sở rõ ràng hơn. Cho nên em cũng muốn lắng nghe ý kiến tư vấn về những điểm khó khăn chủ yếu.
Đúng như bác Văn nói, hiện tại để làm một cái ups ở Việt Nam không phải là khó, mà làm ra với giá bao nhiêu thôi, nếu chỉ để làm ra một cái ups để chạy được thì chắc chắn sẽ làm ra. Nhưng để bán thì còn nhiều điều để suy nghĩ. Em đã làm bộ biến đổi 200 VDC ra 220 VAC sạng Sin. Nếu các bác có nhã ý triển khai một dự án làm ups công nghiệp ở Việt Nam, em xin một chân trong dự án đó. Bộ biến đổi DC-AC kia em cũng dùng DSPIC thôi. Nhưng linh kiện để thực hiện dự án này nếu chỉ lấy từ nguồn trong nước chắc khó thực hiện. Bác falleaf định triển khai, thì theo em nghĩ bác nên tuyển vài người, mỗi người đảm nhiệm một công đoạn trong ups, còn bác hoặc một ai đó phụ trách tổng thể ghép các phần đó lại. Hi hi.
Đúng như bác Văn nói, hiện tại để làm một cái ups ở Việt Nam không phải là khó, mà làm ra với giá bao nhiêu thôi, nếu chỉ để làm ra một cái ups để chạy được thì chắc chắn sẽ làm ra. Nhưng để bán thì còn nhiều điều để suy nghĩ. Em đã làm bộ biến đổi 200 VDC ra 220 VAC sạng Sin. Nếu các bác có nhã ý triển khai một dự án làm ups công nghiệp ở Việt Nam, em xin một chân trong dự án đó. Bộ biến đổi DC-AC kia em cũng dùng DSPIC thôi. Nhưng linh kiện để thực hiện dự án này nếu chỉ lấy từ nguồn trong nước chắc khó thực hiện. Bác falleaf định triển khai, thì theo em nghĩ bác nên tuyển vài người, mỗi người đảm nhiệm một công đoạn trong ups, còn bác hoặc một ai đó phụ trách tổng thể ghép các phần đó lại. Hi hi.
Không đơn giản giống UPS công suất thấp, nếu còn nói dễ theo cách đó thì F thua. Nên nhớ là F cũng tham gia vào cái vụ làm UPS 5KVA rồi, to oạch như cái tủ quần áo. Trên đó thì gặp nhiều vấn đề lắm, cho nên đang muốn nghe ý kiến thật chuyên sâu về vấn đề này.
Mọi linh kiện, mạch nguyên lý giống y như một cái UPS công nghiệp của nước ngoài, các bạn không cần quan tâm nữa. Các bạn nói chi tiết hơn về vấn đề các bạn cho rằng khó khăn, hoặc vấn đề thực tế khi đụng tới UPS công nghiệp, chứ còn các vấn đề mà các bạn đề cập ở đây chưa phải là vấn đề F quan tâm.
Nói đến UPS công nghiệp, QT chưa va chạm, nên chưa có kinh nghiệm.
Nhưng nếu xem UPS như 1 tổ hợp 3 món: máy nạp, Bình Accu và Invertor thì QT xin góp một ít kinh nghiệm như sau:
Đối với máy nạp và bình accu: cũng bình thường như máy nạp và bình accu của các hệ thống công nghiệp khác.
Riêng đối với mạch invertor, có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
1/. Vấn đề dạng sóng: sóng ra có trọn vẹn hình sin? Bạn dùng phương pháp gì để cho ra hình sin? Bạn dùng bộ lọc tần số băm xung cao hoặc họa tần cao kiểu gì?
2/. Vấn đề tỏa nhiệt: Bạn tỏa nhiệt cho hệ thống như thế nào? Hiệu suất của bộ giải nhiệt ra sao? Bạn bảo vệ hệ thống khi kém giải nhiệt như thế nào?
3/. Vấn đề dòng xung kích: Dòng khởi động của Invertor? Bao gồm khởi động biến áp và các tụ lọc, tụ công hưởng, cuộn cảm lọc...
4/. Vấn đề biến động tải: Dòng tải công nghiệp phần lớn có dạng động cơ hoặc biến áp. Dòng khởi động của nó có thể gấp từ 6 đến 10 lần dòng định mức.
5/. Vấn đề hiệu suất. Đối với những Invertor công suất nhỏ, có thể điện áp dôi dư khi chuyển mạch không quan trọng. Bạn có thể xử lý đơn giản bằng mạch xém bằng. Tuy nhiên với các Invertor công suất lớn, nên làm thế nào để năng lượng dôi dư đó nạp trở lại bình Ắc Quy. Nhờ đó sẽ nâng cao hiệu suất của mạch.
Các thông số của linh kiện chuyển mạch, của biến áp, của bộ lọc... cũng góp phần rất nhiều vào hiệu suất của mạch, nghĩa là thay đổi đáng kể lượng nhiệt của hệ thống, và thời gian phục vụ của bình ắc quy.
6/. Vấn đề chuyển mạch nguồn. Bạn có thể lắp theo kiểu cả 3 thiết bị cùng hoạt động (on line) hoặc Invertor chỉ hoạt động khi mất điện lưới (of line).
hệ thống on line sẽ đơn giản cho bạn, nhưng sẽ làm tiêu tốn năng lượng và làm giảm tuổi thọ của máy không cần thiết. Nhưng khi dùng hệ thống off line, thì cần đặt ra vấn đề chuyển mạch:
*tốc độ chuyển mạch?
*vấn đề tần số: cố định hay biến động theo tần số lưới?
*Vấn đề đồng bộ trước khi chuyển mạch? Đáp ứng theo tần số và theo pha???
Đó là một số kinh nghiệm của QT khi làm việc trên các hệ thống cũ. Hệ thống mới, thường thì đã giải quyết hầu hết các vấn đề trên. Nhưng nếu ta thiết kế mới hoàn toàn, thì nên tham khảo các cách giải quyết của các hãng sản xuất uy tín.
Em cũng xin bổ xung thêm, khi ba pha mất đối xứng thì xử lí thế nào, như trong ba pha đầu ra có công suất tiêu thụ khác nhau, khi đó điện áp trên pha có công suất thấp nhất sẽ tăng lên, giải quyết vấn đề này thế nào.
Và cấu trúc mạch nghịch lưu ở đây các bác định dùng cấu trúc mạch thế nào.
Thời gian đã lâu lắm tôi đã tham gia làm 1 phần cho Hàng không, nhà máy sản xuất cáp quang v.v... không được phép mất điện trong 0.01s nên họ phải dùng UPS online duy trì trong khoảng thời gian từ khi mất điện đến khi đủ thời gian để khởi động máy phát điện, đấy cũng là thế mạnh của UPS. Tôi nghĩ UPS công nghiệp công suất lớn có triển vọng lớn tại VN nên đi vào nó.
Em thấy vấn đề cũng đơn giản thôi mà mấy bác.Ở một số biến tần có chức năng cho phép sử dụng nguồn một chiều cấp vào inverter để cho ra điện áp xoay chiều.vậy tại sao ta không kết hợp bộ sạc,bình ac quy,inverter để làm mọt cái UPS.vấn đề là làm sao để kết hợp nó lại với nhau thôi.
Với công suất 10 Kw thì nên sử dụng nhiều Acquy để có điện áp cao
Nếu công suất 10Kw mà điện áp 12v thì dòng điện phải là .......833Ampe !!!!!!
Nếu công suất 10 Kw mà sử dụng đện áp 220v thì dòng điện phải là 45A ???
Như vậy điều khiển dòng 45A chắc phải dễ hơn điều khiển dòng 800A ??? Về dây dẫn cũng như linh kiện điện tử
Thế thì thì không cần mạch nghịch lưu hay thuận lưu nào hết . Đấu nối tiếp 18>20 cái Acquy để đạt được điện áp 220>>240VDC . Tủ acquy phải to như cái Ô-tô
Việc còn lại là lắp bộ chuyển mạch để chuyển đổi 240VDC >> AC 50Hz nữa thôi
Còn mạch nạp điện lại bình ???? Thôi miễn bàn .
Còn việc lắp hệ thống điều khiển , bảo vệ ????? Quá nhiều việc để làm .
cần phải có :
- Hệ thống theo dõi nhiệt độ trên 18>>28 bình acquy
- Hệ thống theo dõi điện áp trên 2 cực của từng ắc quy ( 18>>20 bộ )
- Hệ thống theo dõi dòng , áp , cảnh báo ........
- Hệ thống vvv và vvvv.... nhiều lắm để đảm bảo cho nó hoạt động tốt và cảnh báo kịp thời
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Hiện thời mình đang làm việc cho một cty sản xuất UPS khá lớn của Hàn nên cũng có chút kinh nghiệm xin đóng góp. Đúng là sản xuất UPS công suất nhỏ hay mô phỏng thì không phức tạp lắm, nhưng để sản xuất ra được UPS hoạt động tốt cho công nghiệp thì là một việc cực kỳ khó, nó đòi hỏi kinh nghiệm và đầu tư rất lớn.
Để UPS công nghiệp hoạt động tốt thì các bạn phải xem xét và giải quyết một số vấn đề sau:
1./ Vấn đề chống nhiễu cho các tín hiệu ADC, việc này không dễ tí nào nếu UPS hoạt động trong môi trường nhiễu cao. Ta phải áp dụng chống nhiễu bằng hardware và software kết hợp. Bạn cũng phải bảo đảm cho board điều khiển hoạt động tốt trong môi trường nhiễu, có lần bộ nhớ flash của UPS cty bị xóa trắng dữ liệu vì nhiễu.
2./ Giải thuật để điều khiển UPS hoạt động tốt trong các điều kiện tải khác nhau ( tải không tuyến tính, không cân bằng....).
3./ Tính toán các giá trị điện như công suất, RMS value, tần số...Việc này đặc biệt tốn nhiều khả năng xử lý của DSP CPU khi UPS là 3 phase. Hiện giờ board điều khiển của cty mình xài tới 3 con DSP của TI( 2xF2812,1 C6711) mà chạy gần "tắt thở".
4./ Giải thuật tính toán PLL, vấn đề đồng bộ hóa giữa các tín hiệu điều khiển...
5./ Giải quyết vấn đề khi có lỗi xảy ra ( quá dòng, quá áp...) như thế nào thì tốt nhất.
......
Đó là một số vấn đề về mặt điều khiển UPS dưới khía cạnh software. Về mặt hardware còn có thêm rất nhiều vấn đề khác phải xem xét nữa.
Mong được hợp tác với các bạn để sản xuất UPS made in Vietnam
- Hệ thống theo dõi nhiệt độ trên 18>>28 bình acquy
- Hệ thống theo dõi điện áp trên 2 cực của từng ắc quy ( 18>>20 bộ )
- Hệ thống theo dõi dòng , áp , cảnh báo ........
Bình ắc quy cùng dung lượng mắc nối tiếp thì chẳng cần phải theo dõi điện áp và nhiệt riêng từng bình. Chỉ cần theo dõi điện áp tổng, nhiệt độ môi trường... Chỉ cần định kỳ phóng nạp hàng tháng.
Theo dõi và cảnh báo dòng áp, thì chỉ cần mắc thêm 1 hoặc 2 opamp trên mạch điều khiển dòng - áp của máy nạp, và kéo 1 rơ le là xong.
Trong hệ thống công nghiệp, nhất là trong ngành điện lực và bưu điện, thường có sẵn một số dàn bình Ắc quy 48, 72, 125 hoặc 250VDC. Và đương nhiên dàn bình ấy cũng đã có sẵn máy nạp phù hợp. Như vậy chỉ cần thiết kế thêm 1 Invertor là đủ bộ.
Cúp điện thì UPS làm việc đủng rồi, lúc bảo trì thì làm thế nào? Chuyển qua nguồn phụ, sau đó bảo trì toàn bộ hệ thống nguồn chính + UPS >> chuyển lại nguồn chính xài tiếp.
Mình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Comment