Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tranh luận về vấn đề học PIC và vi điều khiển

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tranh luận về vấn đề học PIC và vi điều khiển

    Cũng không có gì phức tạp nắm đâu bạn chỉ cần xây dựng một khối thời gian thực(BQ3285EP nó chứa cả mạch DS gì đó của Maxim nếu bạn học BKHN tôi có thể tặng bạn con này để làm mạch thật) và một khối giao tiếp người máy có thể là một bàn phím và 1 LCD và 1 bàn phím chẳng hạn để bạn chỉnh giờ cho nó.Còn về vi điều khiển :nếu nhw bạn mới học về vi điều khiển thì mình khuyên bạn nên dùng 8051 nó vừa đơn giản lại là cơ sở để bạn có thể học các dòng vi điều khiển khác.PIC có ít lệnh và nhiều thiết bị ngoại vi nhưn học không dẽ và có các điểm không phải là mạnh như:
    1.Ít lệnh đồng nghĩa với việc bạn muốn thực hiện một lệnh tương đương với 8051 thì phải viết bột đống lệnh rất dài (như thế sẽ phức tạp,tốn bộ nhớ và chậm hơn 8051 rồi.)
    2.Do một từ lệnh có độ dài khác với một từ dữ liệu cho nên ngăn xếp sẽ hoàn toàn độc lập với bộ nhớ RAM và có dung lượng nhỏ vì vậy số chương trình con và ngắt tại một thời điểm là hữ hạn và nhỏ.

  • #2
    Nhân tiện đây tôi cũng xin mạn muội viết đôi chút hiểu biết của mình về V Đ K với các bạn.Các bạn thường thắc mắc tại sao trường BK day 8051,8086 mà không dạy về PIC tôi xin trả lời rằng :"nếu như các bạn học về công nghệ thôn tin hoặc điện tử viễn thông thì 8086 là con dễ nhất trong họ các vi xử lý hiện đại và nó là cơ sở cho các con sau này.8051 cũng vậy nó là dòng vi xử lý đầu tiên và là cơ bản dễ học nhiều tài liệu ,rẻ tiền cho thí nghiệm.PIC như tôi nói ở trên các bạn đã thấy hai điểm yếu của nó nhưng bù lại nó có điểm mạnh là nhiều thiết bị ngoại vi.Nhưng chưa phải la nhiều nhất các bạn có lẽ từng nghe nói tới PSoC .Đây mới là thws nhiều thiết bị ngoại vi.Có cả tương twj và số.Nếu bạn học điện tử Y sinh thì chú ý con này vì sau mấy năm nữa thì con này sẽ rất nhiều trong các thiết bị Y tế. Và nếu như tính đến tốc độ thì không thể kể tới AVR đứng đầu về tốc độ.Tôi khoái nhất thằng này vì nó nhanh đến mức mà có thể lập trình đa nhiệm !!! hì hì.Còng nếu các bạn làm về các bord mạch của các nước như Trung Quốc hoặc Nhật bản,Ixaren... và cụ thể là các máy điều hòa nhiệt độ thì chúng dung 68HCxx.
    Ở các trường đại học thì mới chỉ có trương DH BK dạy về PIC ,AVR,68HC11 và cụ thể là bôn môn kĩ thuật đo và tin học công nghiệp day.Vì vậy các bạn trong trường có quan tân thì dến học ở các lớp trong bộ môn này.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi vutricongbka
      PIC có ít lệnh và nhiều thiết bị ngoại vi nhưn học không dẽ và có các điểm không phải là mạnh như:
      1.Ít lệnh đồng nghĩa với việc bạn muốn thực hiện một lệnh tương đương với 8051 thì phải viết bột đống lệnh rất dài (như thế sẽ phức tạp,tốn bộ nhớ và chậm hơn 8051 rồi.)
      2.Do một từ lệnh có độ dài khác với một từ dữ liệu cho nên ngăn xếp sẽ hoàn toàn độc lập với bộ nhớ RAM và có dung lượng nhỏ vì vậy số chương trình con và ngắt tại một thời điểm là hữ hạn và nhỏ.
      Chắc bác quên PIC có kiến trúc RISC (Reduced Instruction Set Computer=Máy tính có tập lệnh rút gọn). Còn 8051 có kiến trúc CISC (Complex Instruction Set Computer=Máy tính có tập lệnh phức tạp). Theo các nhà nghiên cứ điều tra thống kê thì:
      +Trong nhiều chương trình điển hình được xử lý bằng bộ vi xử lý CISC thì đến 80% chạy chương trình chỉ bởi 20% số lệnh trong tập lệnh
      +Có trường hợp để đạt được cùng một kết quả thì việc chạy một chuỗi lệnh đơn giản sẽ chạy nhanh hơn một lệnh phức tạp.
      Tập lệnh của RISC tập chung vào các lệnh chính yếu và phần cứng được thiết kế sao cho các phần tử RISC hiểu ngay được lệnh máy do chương trình cung cấp, không cần phải giải mã thành một chuỗi các vi lệnh như CISC. Rõ ràng thời gian thực hiện một lệnh ở đây rút ngắn đi nhiều so với CISC.
      Một đặc điểm quan trọng nữa mà bác quên là RISC có một số lượng lớn các thanh ghi nên ngăn xếp không cần nhiều (8) và đương nhiên các tính toán trên thanh ghi là nhanh hơn rồi. Còn nữa bộ xử lý RISC có một tập lệnh nhỏ chúng chỉ có các lệnh cơ sở, nên công việc của người lập trình khó khăn. Nhưng tại sao người ta lại dùng RISC vì trên 95% các lệnh đều được thực hiện chỉ với một nhịp đồng hồ. Bộ xử lý RISC có các BUS riêng cho dữ liệu và mã gọi là kiến trúc Harvardcòn CISC chỉ có một tập hợp BUS. Vì tập lệnh bé nhưng lại có ưu điểm đó bác, là các lệnh được nối cứng và việc cứng hóa chiếm không quá 10% transitor, số transitor dư ra làm được rất nhiều thứ hữu ích khác.-> Vì vậy theo tôi không thể nói là PIC chậm hơn 8051 được.
      AVR (RISC)nói chạy ở clock 8Mhz thì công nhận là nó thực hiện được 8 triệu lệnh/giây thật. Nhưng không hẳn đã như thế đâu, vả lại so sánh giữa các con nó cũng khập khiễng phải không bác. Có chăng lấy con mạnh nhất của các họ ra so sánh may chăng còn kết luận được vì PIC có nhưng con chạy tới 30 triệu lệnh/giây mà.
      Còn riêng tôi thấy PIC là quá đủ để dùng rồi nên cũng không cần bận tâm nhiều.
      Last edited by 4MD; 11-10-2005, 00:38.

      Comment


      • #4
        Hehe... các bạn cân đối thì biết ngay lợi điểm của từng loại.
        -Về chủng loại PIC bậc nhất, một rừng PIC. Nên nếu làm những ứng dụng chuyên dụng sẽ rất tối ưu.
        -Về doanh số uC 8 bit,thế giới dùng PIC nhiều nhất.
        -Về uC >=16 bit thi motorola vẫn hàng đầu. Nhưng cũng coi chừng thằng dsPIC, một bài học xương máu là uC8 bit PIC vừa vượt mặt 68HC 8 bit 2 năm nay.
        -Về việc tiết kiệm năng lượng: PIC hàng đầu rồi. Ứng dụng dùng PIN thì PIC nhất.
        -Về tính ổn định: PIC được đánh giá rất cao ngang ngửa Motorola. Vì nhạy cảm nên tui ko so với AVR, 89...
        -Về tốc độ: mấy con AVR chưa ăn thua so với dsPIC. Nhưng ARM thì đỉnh cao về tốc độ rồi. Nhưng công lực cao mới sử dụng được laọi dán, loại nhiều chân...còn tui thì chịu chết.Tìm cái đế cắm bon này còn khó hơn mua chip..
        -Bạn nào đó ko nên so sánh PIC với 89C51 của Atmel, thử download tài liệu PIC16F877A và con 89S8252(xấp xỉ bằng tiền nhau), rồi phán xét 1 câu. Riêng đọc để thấu đáo các tính năng của con PIC đó cũng cần có thời gian và công sức. Nhìn cái chức năng của con PIC đó thì ko dành cho người yếu bóng vía.
        -Nếu hệ nhúng thì nên làm AVR. Nhưng ai có khả năng làm được viẹc này? xây dựng 1 hệ OS trên nó??? khà khà... làm được em bái phục. Em mà làm em kiếm cái PC104 làm thui. Ko đâm đầu vào rọ.

        Em viết mấy dòng mong các bác tiếp tục tranh luận cho rôm
        -------------------

        Comment


        • #5
          Tôi cũng đang học Pic, và cũng phải thừa nhận học Pic rất phức tạp, nhưng chính những Phức Tạp lại đi liền với những tính năng ưu việt tương ứng. Cái gì cũng có cái giá của nó. VD ta phải luôn chon Các Bank để khi làm việc với thanh ghi ( banksel …..) nhưng nhờ có cái đó mà dung lượng Ram của Pic được tăng lên rất nhiều: VD Pic16f88 , thì Ram là 368 byte trong khi đó ở 89x52 chỉ có 256, …….

          Cũng phải đồng ý với bác ChiBang là nhiều chủng loại để chọn lựa cho các ứng dụng của mình, điểm này em rất khoái em đang dung F88 bé tí xíu nhưng đủ cho các ứng dụng của em

          To Nguyenngang: bạn đang làm bài tập lớn phải ko, mình cũng vậy, Nếu bạn phân vân chọn VĐK khiển nào để làm bài tập lớn tôi khuyên bạn nên chọn 8051 vì hai lý do sau:

          + Nếu bây giờ bạn băt tay vào học PIc bạn sẽ ko kip nữa

          + Các tài liệu làm bài tập lớn về Pic hầu như ko có, mà bác lại chưa làm mấy về VĐK phải ko nên chắc sẽ rất khó khan cho bác nếu phải làm lại từ đầu. Tôt nhất là hãy xin code của các anh khoá trên để làm (www.svbkol.org mục ĐTVT), cái này ko thiếu đâu

          Còn sau này bạn chuyển sang PIC cũng ko muộn đâu.

          Comment


          • #6
            chao bạn manhfd, mình cũng học DTVT, mình học ở trường KTCN TP.HCM, mình rất muốn có tài liệu về PIC và cả mạch nạp nữa, bạn có thể gưi qua mail của mình đoucwj ko? cảm ơn trước nha.
            mail: nkk180102@yahoo.com

            Comment


            • #7
              Các bạn viết rất hay !
              Cũng giốn như tôi hai năm về trước.Xin lỗi các bạn nhé vì đã làm mất hứng học PIC của các bạn !!!
              Chúc các bạn thành công !!!

              Comment


              • #8
                Chào ban !
                Toi thực sự chỉ muốn khuyên cho các bạn cách các bạn có thể tiếp cận vi xử lý tố hơn .Vì tôi cũng từng như các bạn cũng đã học qua vi điều khiển nhưng tôi dám chắc một điều rằng đa số các bạn ở đây không được đào tạo về vi xử lý và vi điều khiển một cách bài bản như tôi ! Và thực sự rằng qua các bài viết của các bạn tôi đã thấy kiến thức cơ bản về vi điều khiển các bạn cũng đã chưa có không nói tới gì việc làm thế nào để chọ lựa một vi điều khiển để nghiên cứi đến làm việc.
                Tôi không có ý định tranh luận gì với các bạn vì điều đó không thể giải quyết được gì vì các bạnu chỉ là những người mới học tôi đã không giúp được gì thì thôi !
                Theo những kinh nghiệm của tôi thì PIC ,AVR,PSoC có kiến trúc hiện đại còn 8051 và 68HC11 và những V Đ K có kiến trúc tương đương và phù hợp cho người mới học tại sao nhỉ? vì các bạn thấy đấy nó rất dễ học và nó thể hiện những khái niệm cơ bản về vi điều khiển.
                Vậy các bạn đã biết thế nào là một Port? cổng ra cơ bản,cổng vào cơ bản? cổng ra điều khiển hướng,cổng vào điều khiển hướng ...Vậy nếu như các bạn chỉ học V Đ K chỉ để điều khiển mấy con LED hay LCD hoặc bàn phím đi chăng nữa hay một cái động co thì điều đó cũng chẳng qua chỉ là công việc của một công nhân lập trình.Các nhà SX có thể cung cấp Free cho các bạn và một điều tôi muốn nói với các bạn rằng không phải bạn học cái gì mà điều các bạn cần học là cách học nó như thế nào?
                Sau này khi các bạn ra trường thì bạn chỉ là một người làm thuê mà thôi,ông chủ của các bạn muốn các bạn dùng AVR ,PIC,hay PSoC ,8051,68HC ...thì các bạn cũng phải học và có lẽ các bạn đã hiểu ý tôi rồi nhỉ?
                Nếu như các bạn học PIC thì tôi e rằng các bạn sẽ phải bắt đầu twf đầu nếu như muốn làm vơi 8051 hoặc bất kì một loại nào khác còn nếu như các bạn học và hiểu về V Đ K thì việc học một loai cụ thể nào đó thì chỉ là vấn đề nhỏ.
                Thích ca nói :
                "Ta không có gì để cho các ngươi ta chỉ có thể chỉ cho các ngươi con đường để lấy được chúng mà thôi"
                Tôi cũng nghĩ rằng chúng ta lên làm theo lời của ông đã dạy !

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi kakalat
                  chao bạn manhfd, mình cũng học DTVT, mình học ở trường KTCN TP.HCM, mình rất muốn có tài liệu về PIC và cả mạch nạp nữa, bạn có thể gưi qua mail của mình đoucwj ko? cảm ơn trước nha.
                  mail: nkk180102@yahoo.com
                  ban khong thay BKHN o tren tieu de sao, minh o HN gui ban kieu gi bay gio

                  Ban o TPHCM ban co the toi cho anh Dang xem sao: myfrienddang@yahoo.com

                  Hoac la ban qua www.picvietnam.com down o do cung duoc. Tren do co du cac tutorial cho ban de nghien cuu ve Pic. Con datasheet cac ban co the down tren www.microchip.com

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi vutricongbka
                    Chào ban !
                    Toi thực sự chỉ muốn khuyên cho các bạn cách các bạn có thể tiếp cận vi xử lý tố hơn .Vì tôi cũng từng như các bạn cũng đã học qua vi điều khiển nhưng tôi dám chắc một điều rằng đa số các bạn ở đây không được đào tạo về vi xử lý và vi điều khiển một cách bài bản như tôi ! Và thực sự rằng qua các bài viết của các bạn tôi đã thấy kiến thức cơ bản về vi điều khiển các bạn cũng đã chưa có không nói tới gì việc làm thế nào để chọ lựa một vi điều khiển để nghiên cứi đến làm việc.
                    Tôi không có ý định tranh luận gì với các bạn vì điều đó không thể giải quyết được gì vì các bạnu chỉ là những người mới học tôi đã không giúp được gì thì thôi !
                    Theo những kinh nghiệm của tôi thì PIC ,AVR,PSoC có kiến trúc hiện đại còn 8051 và 68HC11 và những V Đ K có kiến trúc tương đương và phù hợp cho người mới học tại sao nhỉ? vì các bạn thấy đấy nó rất dễ học và nó thể hiện những khái niệm cơ bản về vi điều khiển.
                    Vậy các bạn đã biết thế nào là một Port? cổng ra cơ bản,cổng vào cơ bản? cổng ra điều khiển hướng,cổng vào điều khiển hướng ...Vậy nếu như các bạn chỉ học V Đ K chỉ để điều khiển mấy con LED hay LCD hoặc bàn phím đi chăng nữa hay một cái động co thì điều đó cũng chẳng qua chỉ là công việc của một công nhân lập trình.Các nhà SX có thể cung cấp Free cho các bạn và một điều tôi muốn nói với các bạn rằng không phải bạn học cái gì mà điều các bạn cần học là cách học nó như thế nào?
                    Sau này khi các bạn ra trường thì bạn chỉ là một người làm thuê mà thôi,ông chủ của các bạn muốn các bạn dùng AVR ,PIC,hay PSoC ,8051,68HC ...thì các bạn cũng phải học và có lẽ các bạn đã hiểu ý tôi rồi nhỉ?
                    Nếu như các bạn học PIC thì tôi e rằng các bạn sẽ phải bắt đầu twf đầu nếu như muốn làm vơi 8051 hoặc bất kì một loại nào khác còn nếu như các bạn học và hiểu về V Đ K thì việc học một loai cụ thể nào đó thì chỉ là vấn đề nhỏ.
                    Thích ca nói :
                    "Ta không có gì để cho các ngươi ta chỉ có thể chỉ cho các ngươi con đường để lấy được chúng mà thôi"
                    Tôi cũng nghĩ rằng chúng ta lên làm theo lời của ông đã dạy !
                    Nói túm lại em hổng hiểu ông này nói gì nữa.
                    Nếu ông đưa ra mấy con PSoC, AVR hù tui thì tui hổng có sợ.
                    Tui đã làm nhiều việc trên 89, sau đó chuyển sang PIC và đang làm về PSoC.
                    Bạn nói những beginer? hổng hiểu ám chỉ ai vậy?
                    Mà bác lại còn phát ngôn:"các bạn giống tôi 2 năm về trước" nghe tức anh ách.
                    Anh bạn muốn chứng tỏ điều gì?
                    -------------------

                    Comment


                    • #11
                      Định học mót cái gì hay hay, cuối cùng toàn thấy các bạn cãi nhau cái gì hơn.

                      PIC ra sau, nhất định là hay rồi. Ai chưa học thì hãy học. Ai chưa muốn học thì cũng không sao.

                      Có bạn nhảy vào AVR. Sau một hồi kêu ầm lên "em không biết dùng ngắt của AVR", người bên ngoài vội nhảy vào xem, cứ tưởng AVR chơi kiểu ngắt khác đời gì. Hóa ra anh em mình không nắm cái gốc.

                      Tôi xin dàn hòa thế này. Nhất là PIC, nhì là cái non-PIC.

                      Tôi ủng hộ vutricongbka: Kiến thức cơ bản là quan trọng nhất. Ra ngoài, người ta hỏi bạn cách điều khiển dòng điện để mạ kim loại chẳng hạn, chứ không ai hỏi 51 mạ có tốt bằng PIC mạ không? Nguyên tắc điều khiển động cơ bước chẳng hạn? Hay cách bám đường của ROBOT? Lúc PIC chưa xuất hiện thì chẳng lẽ thế giới không dùng 51? Vậy thì các đệ tử PIC không nên bám lấy nó như là chỉ có nó, và các đệ tử 51 cũng không nên tử thủ ở 51. Dùng loại nào thì cuối cùng bạn vẫn phải giao tiếp với thế giới thông qua LED, LCD, BUTTON, THristor, TRiac, RS232, RS485, HART, PROFIBUS...

                      Khi chỉ có dòng MSC-48, bộ lệnh chỉ có phép cộng, thế mà người ta vẫn trừ, nhân, chia được. Trừ kiểu gì nếu không nhớ đến số bù 2? Kiến thức môn cấu trúc máy tính số ở khoa DTVT đấy. Bao nhiêu máy móc trong các nhà máy vẫn còn dùng họ 48 có sao đâu.

                      Tôi xin hỏi thế này, nếu không dùng ngôn ngữ C, không chơi kiểu tra bảng, bạn nào biết cách tính hàm SIN (hoặc COS) không? HOặc căn bậc 2?
                      Last edited by Amateur; 12-10-2005, 00:44.
                      Sudden wake-up at night
                      Open window for my teacher!

                      Comment


                      • #12
                        Các bác lại cãi vã chuyện này rồi, chán thật.

                        Chào bác bka, cách đây hơn một năm, khi diễn đàn diendandientu.com mở ra, tôi cho rằng ai cũng biết tôi là người đầu tiên thực hiện chiến dịch phổ biến PIC ở đó, và cho đến nay, mọi người cũng không ai bảo công việc của tôi suốt một năm qua là vô ích.

                        Nếu bạn có thời gian rảnh, bạn nên xem lại những cái điều mà chúng tôi đã tranh luận suốt hơn một năm qua, bởi vì những điều bạn nói ở đây đã được nói đi nói lại rất nhiều lần rồi.

                        Tôi và bác BA phổ biến PIC, lập ra các nhóm PIC ở HN và SG, không phải nhằm mục đích thi thố với AVR hay bất kỳ loại vi điều khiển nào khác.

                        Chúng tôi muốn đem lại một công cụ làm việc thân thiện hơn cho người học điện tử. Cho dù là loại vi điều khiển nào, loai DSP nào, hãy học nó và biến nó thành công cụ của mình, để mình làm việc khác.

                        Cái mình cần học là cái gì, làm sao để học vi điều khiển nhanh, tôi đã viết một bài đăng ở IRFVN.

                        Cho nên, đừng tốn giấy mực cho việc tranh cãi này nữa. Tất cả những gì chúng ta cần, là biến tất cả các loại vi điều khiển, trở thành các công cụ làm việc của các kỹ sư điện tử Việt Nam, chứ không phải người Việt Nam phải đi hỏi nhau cách học của nước ngoài, trong khi không thể tự hướng dẫn nhau.

                        Còn về việc vì sao chương trình đại học không giảng dạy, không phải vì cái hay của 8051. Bạn phải biết một điều rằng, để có một giáo trình giảng dạy, không đơn giản. Cho đến nay, vẫn không có cuốn sách về vi điều khiển nào khác ngoài cuốn của thầy Tống Văn On về 8051. Chúng tôi đang cố gắng hoàn thành cuốn sách của chúng tôi vào cuối năm nay, dưới dạng tutorial về PIC. Có thể mất 3 đến 6 tháng sau đó nữa để xuất bản.

                        Ngoài ra, bạn học vi điều khiển, cái giới hạn của bạn là không học và nhìn ra thế giới. Vì sao cách đây 1 năm, Microchip chưa lên hạng 1 về vi điều khiển 8 bit, tôi đã dám khẳng định điều này.

                        Vì sao trước đây, tôi chọn học PIC để bây giờ phổ biến cho mọi người. Bạn có biết những người đi trước tôi, vì sao họ không phổ biến PIC không? Bởi vì mỗi năm, số lượng PIC mới rất nhiều, đáp ứng cho rất nhiều ứng dụng khác nhau. Trước đó, vẫn chỉ có các dòng C và 16C84 là nạp lại được.

                        10 năm trước, PIC không có mặt trong các nhà sản xuất hàng đầu. Tôi thử hỏi, những thế hệ trước tôi họ sẽ làm việc với cái gì, dạy cái gì?

                        Khi họ dạy học, họ phải có hệ thống, có nghiên cứu. Còn tôi, như một nhà đầu tư không vốn, với cái sự nhiệt tình cá nhân, đem PIC nói với mọi người rằng, nó sẽ là thằng số 1, các bạn hãy học đi.

                        Tôi tốn không ít công sức, để khuyến khích được một số lớn người dùng như hiện nay, giúp họ hiểu rõ rằng học vi điều khiển dễ và đơn giản như thế nào, giúp họ thấy rằng vi điều khiển không phải là một môn học ghê gớm, nò là một công cụ giống như bạn có bàn phím để gõ vậy.

                        Mỗi lần tôi nghe tranh cãi về việc này, thực sự tôi không muốn nhúng tay vào đâu, nhưng tôi lại muốn nhân cơ hội đó, nói với các bạn sinh viên rằng, vi điều khiển không khó, nó không là cái gì cả, hãy biến nó thành công cụ. Chỉ vậy thôi.

                        Ai có công cụ dễ dàng nhất, ai có công cụ trong tay nhanh nhất, ai từ công cụ này có thể làm việc với công cụ khác tốt nhất, người đó thắng.

                        Tôi bỏ hơn một năm ra để phổ biến PIC, bởi vì tôi tin rằng PIC sẽ lên hàng đầu. Và ngày hôm nay, tôi lại đặt ra một điều dự đoán nữa để thuyết phục các bạn, trong 10 năm nữa, PIC sẽ thực sự trở thành hàng đầu, nhất là tại Việt Nam.
                        Falleaf
                        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                        Comment


                        • #13
                          Bó tay, lại cãi nhau về vấn đề xưa như trái đất.
                          Theo tui, học vi điều khiển thì cái quan trọng nhất là phải học được cách giải quyết vấn đề theo kiểu vi điều khiển.
                          Timer, Interrupt, Port... thì con nào chả như nhau, cứ tràn thì gây ra ngắt. Nắm chắc cái gốc này, còn khi chuyển sang các dòng khác thì cần học việc kích hoạt tính năng này như thế nào ?
                          Thứ hai, người ta chọn loại vi điều khiển nào phụ thuộc vào giá thành và những tiện ích đi kèm, đơn giản vì giá thành quyết định giải pháp. Rẻ tiền thì cho mấy con 89, yêu cầu cao hơn thì dùng PIC. Tiện ích đi kèm khá quan trọng, mấy con PIC tích hợp sẵn ADC, USB thì hiển nhiên là tiện hơn 89+ADC08xx, hay + chip giao tiếp USB rùi..

                          To vutricongbk:
                          Bác bảo làm vi điều khiển cứ phải LED, LCD, nút bấm... thế em bác vì sao khi học lập trình bao giờ người ta cũng dạy chương trình "hello world"
                          Bác học bk phải không ? Trường ta dạy vxl, trước đây là 8 trình, bây giờ là 6 trình, vậy bác học thế nào ?

                          Còn cái vụ đưa ra tốc độ để so sánh các vdk thì em hỏi các bác đã có bác nào sử dụng hết chỗ ấy chưa ?

                          To CHIBANG:
                          Ông anh nóng tính quá !

                          To falleaf: you are number 1

                          Comment


                          • #14
                            Mọi so sánh đều khập khiển-> như Truét học Maxit đã nói.
                            Và không có gì khập khiễn cho bằng khi mà chúng ta hoặc chỉ biết về A cho A là tuyệt đỉnh,hoặc chỉ biết về B cho A là Ok nhất !
                            hi hi, chuyện mấy thầy bói xem voi là một bài học cơ bản nhất mà chúng ta ai cũng biết, thằng sờ cái chân voi cho chân voi to như cột trời, thằng sờ cái tai cho cái tai to như mặt trời, và thằng ........
                            ------------------------------------------------------------------------
                            Tôi nghĩ sao không có ai cho ra một ví dụ vừa dùng PIC vừa dùng 8051 làm led tắt chớp để mà so sanh vậy có hay hơn không??????
                            8051 là nói chung chung sao cứ víu bịn vào ông chú Atmel mà nói không vậy!
                            Ông chú intel. Temic củng sản xuất 8051 sao các đồng chí không đếm xỉa, hay như anh chang Philiip P89C51RD2, P89c5132 ấy, sao không đem mấy con này ra nói đi. Muốn tích hợp kiểu gì thì đem Phiilip ra mà nói, đừng đem Atmel ra nói nữa ha.
                            ------------------------------------------------------------------------------
                            Đừng lóm thóm qua các đặc tính của PIC hay 8051 mà vội kết luận nhất là chỉ biết làm một thứ hặc PIC hoặc 8051 mà kết luận thật là buồn. Vì 8051 ngày nay khác xưa nhiều lắm các đồng chí ạ!
                            ------------------------------------------------------------------------------
                            Sắp tới hàng loạt con P89C51Rd2, P89V51, P89C5131, P89C532 sẽ được Philip tung ra th ị trường Việt với công nghệ cao tốc độ 6 xung clock gì gì đấy hôm trước nghe báo cáo không nhớ hết.... và cũng chống nhiễu tuyệt vời lấy ví dụ cụ thể là trong các máy thu hình TiVi sử dung khá phổ biến và rộng rãi con P8051 của Phiilip.

                            --------------------------------------------------

                            XIN HỎI LUÔN CÁC CAO THỦ ĐÃ TỪNG GẮN BÓ VỚI PIC MỘT 2 CÂU:
                            Câu 1: --> Nếu chỉ sử dung bộ lệnh - không sử dụng đến sự hổ trợ tích hợp thì liệu hầu hết các ứng dụng có thể dùng 35 lệnh cảu PIC để xử lý được hết không?????????
                            --> Trong khi đó với 8051 với hơn 20 năm gió sương tự hào dám nó nói có đấy .
                            câu2: --> Vì sao PIC lại tích hợp nhiều thứ hơn hết thẩy mọi dòng vi điều khiển khác, phải chăng do 35 lệnh không thể giải quyết mọi vấn đề, nên Microchip mới nãy sinh việc tích hợp cho nhiều vào ???? Nếu điều đó là đúng liệu nếu ATmel cũng tích hợp vào các thứ như đại diện là con Phiilip hiện nay thì liệu PIC có thể tồn tại được bao nhiêu lâu nào ??????
                            ================================================== ===========
                            Nói vậy thôi trăm sông đổ về một biển, tùy ứng dun gj và nhu cầu mà chúng ta sẽ sử dụng con nào cho hợp lý: Ví dụ mấy cái của tự động người ta gắn ở mổi cái cảm biến một côn PIC, trong khi đó con xử lý tring tâm lại là con AVR thế mới ngô j chứ( Đây là tịu Đài Loan nó làm đoa nha chứ tiu không nói đùa đâu.) Và tiu cũng bắt chước sử dung y vậy luôn cả PIC và 8051.
                            ------------------------------------------------------
                            Mấy lời nhận xét và mong được nghe moi người góp ý và có thể giờ đây DuyPhi sẽ cùng các anh em đưa lần lượt các ứng dụng một vừa dùng PIC16F877 vừa d ùng con P89C51RD2 để minh họa từ đó mọi người chunga ta tự nghiệm thấy cái hay. Vì cái gì tồn tại tức là đang phù hợp, cái gì không còn ph ù hợp tất sẽ không tồn tại đúng không anh em?????

                            THÔNG TIN ĐÍNH KÈM TỪ MINH TUẤN :
                            CON CHIP P89C52RD2 BÁN 20.000 NGÀN Ở NHẬT TẢO
                            Last edited by MicroDuyphi; 12-10-2005, 14:50.

                            Comment


                            • #15
                              Gửi các các bác: Vutriconbka, amatuer,DuyPhi. Ko gửi các cao thủ khác đâu nhé.
                              Các bác nói, em tưởng tượng các bác như là chuyên gia về VDK. Hơn nữa các bác toàn đã hỏi em, em đã trả lời hết ở trên rồi. Vậy em muốn các bác trả lời mấy câu sau. Vì số lượng các bác nhiều nên em cũng hỏi nhiều câu hơn 1 tý. Nếu ko trả lời được thì im lặng đừng làm ồn ào nhé.
                              1-Watchdog thường có 2 loại: cứng và mềm. Vậy nghĩa là gì, cái nào hơn? có laọi nào vừa cứng vừa mềm được ko?
                              2- Vdk nay thường có kiểu config phần cứng:Brown-out Reset,Power-up Timer để làm gì? ngoài ra có cờ mềm tương ứng với nó thì để làm gì?
                              3-Cơ chế tối ưu cho vi điều khiển để vừa dùng được watchdog, vừa dùng được chế độ sleep?
                              -------------------

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              vutricongbka Tìm hiểu thêm về vutricongbka

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X