Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chọn chân cho các linh kiện

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chọn chân cho các linh kiện

    Anh em cho tối hỏi cái. Tôi mới tập vẽ mạch in nên có mấy cái thấy rất khó.
    Thứ nhất là việc chọn chân. Làm sao để chọn đúng cái chân minnhf cần. Khi vẽ 8051 chẳng hạn, thì thấy nó có tới mấy cái 40 chân cho mình chọn mà không biết chọn cái nào.
    Khi mà vẽ con trở dãy (10 con trở trên 1 băng) thì chọn 1 cái dãy 10 chân trong khá được. Nhưng khi vào layout thì thấy ngay là hỏng rồi vì thây nó quá to so với thục tế, quá to so với con 8051 nữa.
    Với cả khi chọn 1 chấnai, thì lần sâu cứ thế mà nó chèn vào mạhc của mình, bức không tưởng.
    Lại còn nữa. ví dụ như chân trở, tụ, diot,.... có một lũ cái hai chân, biết chọn chân nào bây giừo nhỉ.
    Thắc mắc này có vẻ quá ngây ngô, nhưng anh em dừng cười nhé, tui mơi vào nghề mà.
    Chú Hòa có lên diễn đàn, hay bất cứ anh em nào giải quyết được cho tại hạ, tại hạ xin khâm phục. Đa tạ đa tạ

  • #2
    Nguyên văn bởi linhauto
    Anh em cho tối hỏi cái. Tôi mới tập vẽ mạch in nên có mấy cái thấy rất khó.
    Thứ nhất là việc chọn chân. Làm sao để chọn đúng cái chân minnhf cần. Khi vẽ 8051 chẳng hạn, thì thấy nó có tới mấy cái 40 chân cho mình chọn mà không biết chọn cái nào.
    Khi mà vẽ con trở dãy (10 con trở trên 1 băng) thì chọn 1 cái dãy 10 chân trong khá được. Nhưng khi vào layout thì thấy ngay là hỏng rồi vì thây nó quá to so với thục tế, quá to so với con 8051 nữa.
    Với cả khi chọn 1 chấnai, thì lần sâu cứ thế mà nó chèn vào mạhc của mình, bức không tưởng.
    Lại còn nữa. ví dụ như chân trở, tụ, diot,.... có một lũ cái hai chân, biết chọn chân nào bây giừo nhỉ.
    Thắc mắc này có vẻ quá ngây ngô, nhưng anh em dừng cười nhé, tui mơi vào nghề mà.
    Chú Hòa có lên diễn đàn, hay bất cứ anh em nào giải quyết được cho tại hạ, tại hạ xin khâm phục. Đa tạ đa tạ

    Khà khà.... khó khăn thường gặp với orcad mà, ngay từ đầu vào layout nó đã bắt đầu chọn chân linh kiện, mà cái khó nhất lại là ở chỗ này. Làm nhiều mới quen được.

    Trước hết anh phải dạo qua cái footprint manager của nó một lượt cố gắng nhớ mang máng xem hình dáng các linh kiện thế nào, lúc cần thì lôi ra.
    Trong thiết kế mạch in đơn vị cơ bản là 100mil, 1000mil = 2.54cm, khoảng cách giữa hai chân của linh kiện là thường là bội của 100mil, ví dụ con 89c52 có 20 chân trên một hàng thì khoảng cách từ chân 1 đến chân 2 là 190mil. Tiện ở chỗ một ô vuông (default) mình trên thấy trên màn hình thiết kế của orcad là 100mil, từ đó anh làm cái gì cứ paste chân trên mỗi mắt lưới ô vuông ấy, ví dụ trở từ 300-400mil, tụ loại nhỏ thì 100mil, to thì 200-400mil. Khi vẽ cứ chọn bừa sai ta chọn lại, một loại chỉ sai một hai lần là cùng

    Tên của loại chân cũng nói lên nó dành cho cái nào, ví dụ loại chíp DIP (ví dụ 89c52) viết tắt của từ dual line-in package thì nó loại hai hàng, tên của nó ví dụ như DIP40 cho loại 40 chân, DIP28 cho loại 28 chân, chân transistor thì phổ biến TO92, chíp dán thì bắt đầu bằng chữ S (surface)....

    Một kinh nghiệm nữa đối với những chân linh kiện chưa thấy bao giờ thì nên mua về xem nó thế nào rồi thiết kế chân, không nên đoán già đoán non, vẽ nhầm ngay, ví dụ con LED7SEG tự vẽ thể nào cũng nhầm (con này ngược), cũng nên cẩn thận với chân relay.. thế thôi mày mò một tuần thành cao thủ ngay.

    Comment


    • #3
      Bạn hãy chọn chân ngay khi thiết ké mạch nguyên lý .Thế là OK !
      Còn đơn giản hơn thì học Protell DXP .
      Hì hì hì !!!!!

      Comment


      • #4
        mình muốn chọn chân cho pic16f877A và LCD 16x2 , có bạn nào bít chọn chân thì giúp mình với ,, thanks

        Comment


        • #5
          ah mình tìm tài liệu đatasheet , có pác nào biết trong đó nó có để chân linh kiện để mình chọn không ?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi linhauto Xem bài viết
            Anh em cho tối hỏi cái. Tôi mới tập vẽ mạch in nên có mấy cái thấy rất khó.
            Thứ nhất là việc chọn chân. Làm sao để chọn đúng cái chân minnhf cần. Khi vẽ 8051 chẳng hạn, thì thấy nó có tới mấy cái 40 chân cho mình chọn mà không biết chọn cái nào.
            Khi mà vẽ con trở dãy (10 con trở trên 1 băng) thì chọn 1 cái dãy 10 chân trong khá được. Nhưng khi vào layout thì thấy ngay là hỏng rồi vì thây nó quá to so với thục tế, quá to so với con 8051 nữa.
            Với cả khi chọn 1 chấnai, thì lần sâu cứ thế mà nó chèn vào mạhc của mình, bức không tưởng.
            Lại còn nữa. ví dụ như chân trở, tụ, diot,.... có một lũ cái hai chân, biết chọn chân nào bây giừo nhỉ.
            Thắc mắc này có vẻ quá ngây ngô, nhưng anh em dừng cười nhé, tui mơi vào nghề mà.
            Chú Hòa có lên diễn đàn, hay bất cứ anh em nào giải quyết được cho tại hạ, tại hạ xin khâm phục. Đa tạ đa tạ
            Trước khi vẽ mạch mình thường download datasheet của các linh kiện về trước(nếu là linh kiện lạ-chưa từng gặp qua). trong datasheet của linh kiện ghi rất rõ dạng footprint tên là gì và mình tìm trong layout đúng tên đó, trường hợp không có trong layout thì mình cung biết chính xác bước chân của linh kiện cần vẽ nên vẽ cũng dể dàng.
            Thân!
            Không có việc gì khó,trừ những việc không làm được!

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi vutricongbka Xem bài viết
              Bạn hãy chọn chân ngay khi thiết ké mạch nguyên lý .Thế là OK !
              Còn đơn giản hơn thì học Protell DXP .
              Hì hì hì !!!!!
              Xin lỗi vì đã đào mộ topic này.
              Nhưng mà đây luôn là vấn đề với người mới học orcad.

              Cậu nói thế nghĩa là DXP không cần phải chọn chân ah.
              DXP có những chỗ nào khó hơn và dễ hơn orcad.

              Comment


              • #8
                to dinhhung_cdt :
                DXP vẫn phải chọn chân.
                Việc chọn chân, không phụ thuộc vào việc bạn sử dụng chương trình thiết kế mạch nào, mà bạn đã phải hình dung trong đầu mình rằng mình sẽ sử dụng loại linh kiện gì, kiểu đóng vỏ của nó như thế nào ngay từ khi bạn thiết kế sơ đồ nguyên lý. Điều đó có nghĩa là khi bạn thiết kế, thì trong đầu bạn đã chọn kiểu chân linh kiện phù hợp với ứng dụng rồi.
                - Việc còn lại là bạn sử dụng một chương trình nào đó để vẽ ra cái sơ đồ mình đã thiết kế, thì nó sẽ hỗ trợ bạn tìm đúng kiểu chân mà mình đã chọn một cách dễ dàng hay phức tạp. Điêu này phụ thuộc vào hệ thống thư viện của chương trình đó có mạnh hay không.
                - Với Orcard thì tôi không nắm rõ, nhưng đối với Protel, DXP, Altium thì hệ thống thư viện của nó khá mạnh, đặc biệt là DXP và Altium. Các linh kiện được phân chia theo các hãng cung cấp, mỗi một linh kiện bao gồm biểu tượng nguyên lý và sơ đồ chân tương ứng (một cặp với nhau). Khi bạn chọn biểu tượng nguyên lý để vẽ thì đã có kèm theo kiểu chân tương ứng rồi.
                - Còn một cách nữa có thể áp dụng với mọi chương trình đó là bạn hãy chịu khó tự tạo ra một thư viện cho mình. Mỗi biểu tượng nguyên lý của một linh kiện trong thư viện đó sẽ tương ứng với một hoặc một vài kiểu chân có thể có của nó. Như thế bạn tha hồ sử dụng.

                Thân mến,
                For a better world

                Comment


                • #9
                  Tôi dung Eagle chọn phát nào chết phát đấy!Chính xác 100%.Hơn nữa phần mềm nào cũng vậy,để vẽ nhanh và đúng thì yêu cầu người vẽ cần biết 1 số thủ thuật và để có 1 số thủ thuật này thì người thiết kế phải tương đối thành thạo cách sử dụng.

                  Comment


                  • #10
                    Protel DXP có một cái thư viện rất chi là khổng lồ. Do đó khi thiết kế các linh kiện có thể search trong thư viện của nó (nếu không nhớ linh kiện đó của hãng nào thì dùng chức năng Search on path).
                    Tuy nhiên cái này chỉ dùng để vẽ mạch nguyên lý.
                    Đối với mạch in thì footprin trong thư viện nó cho kích thước lỗ của chân vừa khít với linh kiện luôn nên các bạn lưu ý với những IC cắm sử dụng đế thì phải tăng kích thước này lên. Tránh trường hợp làm mạch in xong thì lại ko thể cắm đế vào được. Đối với linh kiện dán: footprin của nó chuẩn ko cần chỉnh.
                    Lưu ý các linh kiện cơ bản như tụ, trở thì phải chọn lại footprin cho nó vì cái footprin mặc định của nó (nằm trên thanh công cụ khi vẽ mạch nguyên lý) khác xa cái chúng ta dùng. Khi nào quen tay tốt nhất nên gom những linh kiện hay dùng về làm 1 file thư viện. Cứ tạo xong 1 project thì add luôn thư viện đó vào. Có chọn lựa gì thì chỉ chọn lựa trong đó như vậy sẽ không phải chọn lại footprin nữa.
                    123...

                    Comment


                    • #11
                      cac bac ui minh dang gap kho khan voi viec tim cac chan linh kien cho dung day.co gi cac bac chi giup cho chut di.thanks !

                      Comment


                      • #12
                        Vào đây xemm nhé ..

                        http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=16035

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                          Tôi dung Eagle chọn phát nào chết phát đấy!Chính xác 100%.Hơn nữa phần mềm nào cũng vậy,để vẽ nhanh và đúng thì yêu cầu người vẽ cần biết 1 số thủ thuật và để có 1 số thủ thuật này thì người thiết kế phải tương đối thành thạo cách sử dụng.
                          bác thử chia sẻ cho 1 số thủ thuật với.em cũng dùng thằng này vẽ.

                          Comment


                          • #14
                            Với các linh kiện có sẵn trong phần mềm thì kho có j phải nói cả, còn linh kiện ko đc hỗ trợ thì sao. Thì phải tạo ra đúng ko:
                            - Tạo hình dạng linh kiện cần trong shematic thì chỉ cần vẽ chân cẳng (đặt tên cẩn thận cho da dáng) ở các vị trí sao cho khi vẽ mạch nguyên lý đc thuận tiên nhất.
                            - Tiếp theo là vẽ nó trong mạch in việc này phải đc thực hiện hoàn toàn chính xác nếu ko thì coi như vứt đi. Muốn làm đúng thì phải biết khoảng cách chính xác giữa các chân linh kiện, giữa cách hàng chân với nhau và nhớ phải đặt số chân (những thứ này có trong datasheet).
                            - Xong xuôi rồi chỉ việc nối các chân trong shematic và board với nhau tất nhiên là phải nối đúng
                            VD: Vcc__14, GND__7,...
                            Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt.
                            Nhìn tương lai lạnh buốt sống lưng.
                            Y!M: nhamdtk4.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi nhamdtk4 Xem bài viết
                              Với các linh kiện có sẵn trong phần mềm thì kho có j phải nói cả, còn linh kiện ko đc hỗ trợ thì sao. Thì phải tạo ra đúng ko:
                              - Tạo hình dạng linh kiện cần trong shematic thì chỉ cần vẽ chân cẳng (đặt tên cẩn thận cho da dáng) ở các vị trí sao cho khi vẽ mạch nguyên lý đc thuận tiên nhất.
                              - Tiếp theo là vẽ nó trong mạch in việc này phải đc thực hiện hoàn toàn chính xác nếu ko thì coi như vứt đi. Muốn làm đúng thì phải biết khoảng cách chính xác giữa các chân linh kiện, giữa cách hàng chân với nhau và nhớ phải đặt số chân (những thứ này có trong datasheet).
                              - Xong xuôi rồi chỉ việc nối các chân trong shematic và board với nhau tất nhiên là phải nối đúng
                              VD: Vcc__14, GND__7,...
                              cảm ơn bạn.thế cho mình hỏi thêm.việc đi dây cũng như chọn độ rộng của đường mạch phải tuân thủ những nguên tắc nào cho đúng.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              linhauto Tìm hiểu thêm về linhauto

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X